Ngành Tài chính – Ngân hàng và những điều bạn cần biết

Xin chào! Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngành Tài chính – Ngân hàng nhé. Theo mình được biết thì ngành này đang vô cùng hot và là một trong những ngành có mức lương hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với 100 triệu/tháng (giám đốc ngân hàng). Thật vô cùng hấp dẫn phải không nào?

Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về ngành Tài chính – Ngân hàng ngay phần dưới đây nhé.

nganh tai chinh ngan hangnganh tai chinh ngan hang

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính – Ngân hàng (tiếng Anh là Finance and Banking) là ngành học về tài chính, làm việc với tiền tệ. Trong khi đó tiền tệ lại đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, luân chuyển tiền tệ được so sánh như mạch máu trong cơ thể, đảm bảo sự sống và các hoạt động của toàn bộ hệ thống khác.

Chính vì vậy mà nghề nghiệp của ngành Tài chính ngân hàng luôn có triển vọng hơn so với các ngành khác dù cho nền kinh tế có bị suy thoái vì chịu ảnh hưởng tử các yếu tố khác.

Ngành Tài chính ngân hàng có mã ngành là 7340201.

Chương trình học ngành Tài chính Ngân hàng trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như cách phân tích tài chính doanh nghiệp, cách quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, quản lý tín dụng quốc tế và nợ nước ngoài, Quản trị kinh doanh và thống kê doanh nghiệp, cách quản lý các dự án, xây dựng mô hình toán kinh tế…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng

Bởi đây là một ngành học vô cùng quan trọng nên hầu như các trường đại học đa ngành và trường tài chính nào cũng tuyển sinh và đào tạo. Dưới đây mình đã tổng hợp được toàn bộ các trường xét tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng trong năm 2022.

Các bạn có thể click vào tên trường để xem thông tin tuyển sinh chi tiết.

Các trường tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 28.4 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Tài chính – Ngân hàng

Các bạn có rất nhiều lựa chọn để xét tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng. Tuy nhiên thường mỗi trường sẽ chỉ sử dụng 4 tổ hợp để xét vào 1 ngành học. Dưới đây là những tổ hợp xét tuyển bạn nên tham khảo.

Những tổ hợp xét tuyển phổ biến cho ngành Tài chính ngân hàng, được sử dụng bởi hầu hết các trường:

Khối ít được sử dụng hơn:

Chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng

Chúng ta cùng tham khảo chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng của Học viện Tài chính nhé.

Ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện tài chính được chia thành 10 chuyên ngành, chúng ta sẽ tham khảo chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 1, 2

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngoại ngữ cơ bản 1, 2

Toán cao cấp 1, 2

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Pháp luật đại cương

Tin học đại cương

Học phần tự chọn (Chọn 6 tín chỉ trong các học phần sau):

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Xã hội học

Quản lý hành chính công

Kinh tế môi trường

Kinh tế phát triển

II. KIẾN THỨC GDTC – GDQP

Giáo dục thể chất (150 tiết)

Giáo dục quốc phòng (165 tiết)

III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A/ KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH

Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

B/ KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

Ngoại ngữ chuyên ngành 1, 2

Nguyên lý kế toán

Pháp luật kinh tế

Nguyên lý thống kê

Tài chính tiền tệ

Tin học ứng dụng

Kinh tế lượng

C/ KIẾN THỨC NGÀNH

Quản lý tài chính công

Thuế

Bảo hiểm

Hải quan

Tài chính quốc tế

Quản trị ngân hàng thương mại 1

Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán

Định giá tài sản 1

D/ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Học phần bắt buộc

Tài chính doanh nghiệp 1, 2, 3, 4

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Học phần tự chọn (Chọn 2 tín chỉ trong các học phần sau):

Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Quản trị tín dụng quốc tế và nợ nước ngoài

E/ KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Học phần bắt buộc

Kế toán tài chính 1

Kế toán quản trị 1

Quản trị kinh doanh

Thống kê doanh nghiệp

Quản lý dự án

Học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ trong các học phần sau):

Kinh tế quốc tế 1

Mô hình toán kinh tế

Internet & Thương mại điện tử

Văn hoá doanh nghiệp

Quan hệ công chúng

Kiểm toán căn bản

Khoa học quản lý

Kinh doanh chứng khoán 1

Kinh doanh bất động sản 1

Kế toán tài chính 4

Marketing căn bản

Tài chính doanh nghiệp (giảng bằng tiếng Anh)

IV. THỰC TẬP CUỐI KHÓA, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thực tập cuối khóa 11

Khóa luận tốt nghiệp 11

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Năng lực khi mới ra trường của chúng ta thường còn hạn chế do không nhiều bạn chịu khó đi thực tập từ sớm. Chính vì vậy khởi đầu công việc đa số đều từ vị trí nhân viên. Các công việc khởi đầu cho ngành Tài chính ngân hàng bao gồm:

  • Nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng
  •  Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Nhân viên kinh doanh tiền tệ
  • Nhân viên ngân hàng

Các công việc cao cấp hơn bạn có thể làm sau khi phát triển được các kỹ năng công việc và có kinh nghiệm nhiều hơn như:

  • Chuyên viên tín dụng
  •  Chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Chuyên viên phân tích tài chính
  • Giám đốc tài chính CFO
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Chuyên viên về mua bán và xác nhập doan nghiệp

Ngoài ra với những bạn yêu thích môi trường sư phạm có thể lựa chọn trở thành giảng viên tài chính ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng.

Ứng với những công việc kể trên, các bạn có thể làm việc tại những nơi như:

  • Ngân hàng thương mại, các công ty và tổ chức chứng khoán, tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước về tài chính và nhiều doanh nghiệp khác.
  • Cơ quan thuế, công ty bảo hiểm, tài chính, quỹ tín dụng…
  • Công ty kiểm toán, các quỹ đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán…
  • Trường đại học, cao đẳng…

Mức lương ngành Tài chính – Ngân hàng

Mức lương bình quân của ngành Tài chính ngân hàng theo thống kê dao động trong khoảng 10  – 12 triệu đồng/tháng.

Xét theo mặt bằng chung, mức lương này có phần cao hơn một chút. Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc và khả năng của mỗi người mà mức lương này có thể cao hay thấp hơn.

Trên đây là một số chia sẻ từ hiểu biết của mình về ngành Tài chính ngân hàng. Hi vọng góp ích phần nào trong việc lựa chọn ngành học của các bạn. Chúc các bạn sẽ có kết quả tốt trong kỳ tuyển sinh sắp tới nha.

Rate this post

Viết một bình luận