Ngành Thanh nhạc –

Mã ngành: 7210205

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng: Cử nhân Thanh nhạc

Tổ hợp môn: môn năng khiếu nhân đôi

 

  • N00: Văn – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2

 

Âm nhạc chính là ngôn ngữ chung của thế giới mà bất cứ ai cũng có thể lắng nghe và cảm nhận nó bởi cảm xúc con tim. Ngôn ngữ của âm nhạc được tạo ra từ âm thanh của nhạc cụ hoặc tiếng hát của người nghệ sĩ biểu diễn. Để trở thành người nghệ sĩ đứng trên sân khấu biểu diễn cho hàng ngàn khán giả thì không chỉ đơn thuần dựa vào khả năng thiên bẩm mà còn là của sự khổ luyện của một quá trình dài để trau dồi, rèn dũa giọng hát. Ngành thanh nhạc từ đó mà ra đời.

Học ngành Thanh nhạc có gì thú vị?

Người học thanh nhạc ít nhiều phải có năng khiếu trong giọng hát và đam mê âm nhạc. Bạn sẽ có lợi thế hơn những ngành khác bởi bạn sẽ luôn được sống trong môi trường của âm nhạc. Học thanh nhạc là một bộ môn khoa học trừu tượng nên có thể với những người mới, họ sẽ không biết được học thanh nhạc là học những kiến thức gì. Thực tế học thanh nhạc sẽ không có quá nhiều kiến thức như học các loại hình âm nhạc khác, nhưng học thanh nhạc đòi hỏi người học phải luyện tập nhiều, càng luyện tập thì kết quả học tập càng tốt, giọng hát của người học sẽ càng ngày càng hay.

Tố chất phù hợp để học ngành Thanh nhạc ?

  • Người học thanh nhạc ít nhiều phải có khả năng trong giọng hát bởi nó là cơ sở để bắt đầu ngành học này.
  • Niềm đam mê chính là yếu tố quyết định bạn có thể theo đuổi con đường này trong thời gian bao lâu.
  • Tư duy âm nhạc sẽ hành thành nên cái tôi trong âm nhạc.
  • Khả năng lắng nghe và cảm nhận âm nhạc.
  • Chăm chỉ và khả năng tự học.

Học ngành Thanh nhạc ở đâu?

Khi nhắc đến các trường đào tạo âm nhạc nhiều người sẽ nghĩ đến các nhạc viên hay các trường sân khấu điện ảnh. Tuy nhiên, nhu cầu vui chơi giải trí của con người ngày càng nhiều đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và chất lượng để đáp ứng. Đi theo xu thế đó, các trường đại học đã mở rộng phạm vi đào tạo để đáp ứng cho xã hội. Hiện nay, ngoài Nhạc Viện TP.HCM, Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì một số trường đại học có đào tạo ngành Thanh nhạc như: Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang,  Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương…

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.

 

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN THANH NHẠC VĂN LANG

Năm 2017, Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh khóa đầu hai ngành Thanh nhạc và Piano (bậc đại học, hệ chính quy), thuộc Khoa Quan hệ Công chúng – Truyền thông & Nghệ thuật.
Cùng với sự thành lập Viện đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật & Truyền thông, các chương trình văn hóa – nghệ thuật phối hợp với đơn vị ngoài Trường đã diễn ra thường xuyên và đầu tư hơn.

Điểm nổi bật của ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn Lang là gì?

Thanh nhạc là một ngành học thiên nhiều về năng khiếu sẵn có của người học, từ năng khiếu kết hợp với luyện tập để trở thành tài năng. Tại Đại học Văn Lang sinh viên được phát huy hết khả năng thiên bẩm đồng thời được trang bị thêm nhiều kiến thức về âm nhạc và nhạc cụ. Ngoài ra, việc khai thác những điểm mạnh của bản thân và phá bỏ những giới hạn trong giọng hát là điều mà giảng viên của Trường Đại học Văn Lang muốn hướng đến trong ngành học này.

Hiện nay, ngành Thanh nhạc và Piano có 2 PGS. TS và gần 10 Thạc sĩ là giảng viên cơ hữu. Khoa thường xuyên có các lớp Master, chuyên đề, hội thảo và biểu diễn giao lưu của các chuyên gia đầu ngành về sư phạm cũng như biểu diễn. Sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu từ nhiều “cây cao bóng cả” trong ngành, như: GS.NSND Trung Kiên, GS.TS.NGND Trần Thu Hà, GS.NSND Đặng Thái Sơn… và học chuyên ngành với các giảng viên: PGS.TS.NGƯT Trương Ngọc Thắng (nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế), PGS.TS.NSƯT Phạm Ngọc Doanh (nguyên Phó Giám đốc Nhạc viện Tp. HCM), PGS.TS. Tạ Quang Đông (Giám đốc Nhạc viện Tp. HCM), ThS.NSƯT Bùi Duy Tân (nguyên Trưởng Khoa Thanh nhạc – Nhạc viện Tp.HCM), cùng nhiều giảng viên thỉnh giảng từ Nhạc viện Tp. HCM.

Chương trình học ngành Thanh nhạc đào tạo những gì?

  • Kiến thức cơ bản: Hòa âm, Phân tích tác phẩm, Ký xướng âm, Lịch sử âm nhạc, Phức điệu,…
  • Định hướng chọn lựa dòng nhạc sở trường: Nhạc kịch, Thính phòng, Đương đại Pop, Rock, Jazz,…
  • Thực tập nghề nghiệp, biểu diễn thực tế trong quá trình học thông qua trung tâm hỗ trợ và tổ chức biểu diễn của Khoa và Viện Nghiên cứu & Đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật Trường Đại học Văn Lang.

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

Hoạt động của Sinh viên ngành Thanh nhạc tại Văn Lang?

Trường Đại học Văn Lang luôn đi đầu trong công tác tổ chức các hoạt động dành cho sinh viên và các sự kiện lớn liên kết với các tổ chức khác. Sinh viên của 2 ngành nghệ thuật là Piano và Thanh nhạc luôn là lựa chọn ưu tiên của Ban tổ chức chương trình cho các tiết mục biểu diễn nghệ thuật. Tại đây các bạn được thể hiện tài năng, niềm đam mê và cũng được xem như những tiết học thực hành của mình.

Với phương châm đào tạo: “Học tập thông qua trải nghiệm“, Trường Đại học Văn Lang luôn khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên được phát triển bản thân một cách toàn diện thông qua thực hành, đúc kết bài học từ chính quá trình trải nghiệm của bản thân.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Thanh nhạc?

Sinh viên ngành Thanh nhạc sau tốt nghiệp không chỉ trở thành một ca sĩ mà một cử nhân Thanh nhạc được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí:

  • Ca sĩ chuyên nghiệp
  • Nhạc sĩ – Ca sĩ (Singer song writer)
  • Nhà sản xuất âm nhạc
  • Giảng viên về Thanh nhạc
  • Dàn dựng tiết mục trong các chương trình âm nhạc
  • Biên tập viên âm nhạc

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm hiện tại với Cử nhân Thanh nhạc?

Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, ngoài những ngành đặc thù là nhu cầu yếu phẩm của con người thì những ngành chuyên biệt về nghệ thuật và giải trí rất cần thiết bởi nó là thành tố để cải thiện đời sống tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của cuộc sống.

Các trung tâm nghệ thuật, sân khấu lớn, tụ điểm ca nhạc và chương trình nghệ thuật văn hóa ngày càng nhiều từ đó việc làm của những người có chuyên môn trên lĩnh vực này rất lớn. Ngoài ra, việc giao lưu văn hóa và nghệ thuật giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho người nghệ sĩ được đi và trải nghiệm nhiều, người nghệ sĩ không chỉ hoạt động trong phạm vi đất nước của mình mà có thể đến bất cứ đâu trên thế giới để phát triển sự nghiệp của bản thân.

Ngoài ra, là ngành thiên về năng khiếu sẵn có và tích lũy kinh nghiệm từ việc học và làm việc thực tế. Sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật như Thanh nhạc và Piano có thể “chạy show”  từ khi mới bắt đầu vào học vừa có thể kiếm tiền vừa có thêm kinh nghiệm thực tế để bổ trợ nghề nghiệp của mình sau này.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Thanh nhạc tại Văn Lang?

  • Xét điểm thi THPTQG (thang điểm 30): 21 điểm (2019) và 18 điểm (2020).
  • Xét theo học bạ (thang điểm 40):
    – Năm 2019: 24 điểm
    – Năm 2020: 24 điểm
    – Năm 2021: 24 điểm (đợt 2)

KHOA NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG

  • Trưởng Khoa: PGS. TS. NGƯT. Phan Thị Bích Hà
  • Văn phòng Khoa: Lầu 5, tòa nhà hành chính A (Cơ sở 3, 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM)
  • Điện thoại: 028.71099272 – Ext: 4190 (CTSV, Văn phòng), 4191 (Trưởng Khoa)

  • Email: k.ntud@vanlanguni.edu.vn

Rate this post

Viết một bình luận