Việc chọn ngành, chọn trường hiện nay đang được rất nhiều các bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Bên cạnh việc chọn trường, thì môn học, khối học để xét tuyển cũng rất quan trọng. Việc xác định các môn học ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của các em. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi câu trả lời cho ngành thiết kế đồ họa thi môn gì ?
Ngành thiết kế đồ họa là một trong nhiều ngành đang hot nhất thị trường ngành học hiện nay. Để thi vào các trường có đào tạo thiết kế đồ họa có khó hay không, và bạn cần chuẩn bị những gì cho tương lai của mình.
1. Ngành thiết kế đồ họa thi môn gì?
Ngành thiết kế đồ họa thi môn gì?
Ngành thiết kế đồ họa, mới chỉ nghe đến cái tên thôi là cũng thấy nó trừu tượng làm sao. “Đồ họa” không phải ai cũng có thể học được cái môn học này. Bên cạnh những vấn đề kiến thức xã hội ra thì bạn cần phải có năng khiếu vô cùng tốt về vẽ. Chính vì thế mà tôi hay gọi dân thiết kế đồ họa graphic designer là “người toàn năng”, còn tại sao tôi lại gọi họ như vậy, các bạn sẽ nhận được câu trả lời ở ngay phần sau thôi.
Còn giờ thì chúng ta tập trung vào vấn đề chính, ngành thiết kế đồ họa là một ngành có thể nói rất đa dạng về các tổ hợp môn xét tuyển. Điều này rất có lợi cho những bạn đang có đam mê, nuôi nấng hy vọng với ngành thiết kế đồ họa. Với nhiều tổ hợp môn xét tuyển, bạn có thể đa dạng với việc lựa chọn môn học hơn. Xem môn nào phù hợp và là sở trường thì theo đuổi.
Là một trong những ngành đa dạng về tổ hợp môn xét tuyển nhất, bao gồm:
– Tổ hợp môn: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (kí hiệu tổ hợp môn là H000)
– Tổ hợp môn: Toán, ngữ văn, vẽ mỹ thuật (kí hiệu tổ hợp môn là H01)
– Tổ hợp môn: Toán, vẽ hình họa mỹ thuật, vẽ trang trí màu (kí hiệu tổ hợp môn là H02)
– Tổ hợp môn: Toán, khoa học tự nhiên, vẽ năng khiếu (kí hiệu tổ hợp môn là H03)
– Tổ hợp môn: Toán, tiếng anh, vẽ năng khiếu (kí hiệu tổ hợp môn là H04)
– Tổ hợp môn: Ngữ văn, khoa học xã hội, vẽ năng khiếu (kí hiệu tổ hợp môn là H05)
– Tổ hợp môn: Ngữ văn, tiếng anh, vẽ mỹ thuật (kí hiệu tổ hợp môn là H06)
– Tổ hợp môn: Toán, hình họa, trang trí (kí hiệu tổ hợp môn là H07)
– Tổ hợp môn: Toán, vật lý, vẽ mỹ thuật (kí hiệu tổ hợp môn là V00)
– Tổ hợp môn: Toán, ngữ văn, vẽ mỹ thuật (kí hiệu tổ hợp môn là V01)
– Tổ hợp môn: Toán, tiếng anh, vẽ mỹ thuật (kí hiệu tổ hợp môn là V02)
– Tổ hợp môn: Toán, ngữ văn, địa lý (kí hiệu tổ hợp môn là C04)
– Tổ hợp môn: Toán, ngữ văn, tiếng anh (kí hiệu tổ hợp môn là D01)
– Tổ hợp môn: Toán, tiếng anh, địa lý (kí hiệu tổ hợp môn là D100)
– Tổ hợp môn: Ngữ văn, tiếng anh, địa lý (kí hiệu tổ hợp môn là D15)
Trên đây là tổng hợp các tổ hợp môn để thi vào ngành thiết kế đồ họa. Với nhiều tổ hợp môn như thế này, bạn có thể tự lựa chọn cho mình một tổ hợp môn để ôn luyện ngay từ bây giờ. Đối với những môn có trong kì thi trung học phổ thông quốc gia thì trường sẽ lấy điểm của ôn đó, còn với những môn năng khiếu thì các trường sẽ có hình thức tổ chức và thi riêng theo quy định của từng trường.
2. Tương lai rộng mở hay khép lại với ngành thiết kế đồ họa
Hiện nay có hàng triệu sinh viên nhập học, đồng nghĩa với việc cũng có hàng triệu các tân cử nhân ra trường. Mà thị trường việc làm lại đang biến động rất nhiều, đối với những bạn không “ô dù” thì vấn đề tìm việc làm quả thật sẽ gặp khó khăn. Với nhiều ngành nghề sinh viên ra trường với tấm bằng xuất sắc nhưng vẫn không tìm được việc. Thậm chí có những anh chị sinh viên đốt bằng đại học. Điều này lại càng khiến cho các bạn hoang mang về khối ngành mình đang học.
Tương lai rộng mở hay khép lại với ngành thiết kế đồ họa
Ngành thiết kế đồ họa, ra trường tương lai rộng mở hay đóng lại? Đây chính là câu hỏi mà khiến cho các bạn suy nghĩ rất nhiều. Một tin vui dành cho các bạn chính là, tương lai của các bạn hoàn toàn rộng mở với nhiều công việc, vị trí khác nhau, đặc biệt trong ngành thiết kế hiện nay đang vô cùng khan hiếm nguồn nhân lực. Bạn có thể dễ dàng tìm được công việc với những vị trí sau:
2.1. Công việc thiết kế hệ thống thương hiệu
Thương hiệu chính là bộ mặt của cả một doanh nghiệp, có thể nói nó là sợi dây kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Hiện nay, việc thiết kế thương hiệu chính là cách để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của chính mình với khách hàng. Công việc quảng bá này cần phải nhờ đến sự giúp sức của các nhân viên thiết kế hình ảnh thương hiệu. Để đảm nhận được công việc này, không những bạn cần có kiến thức chuyên ngành mà còn phải có đầu óc sáng tạo vì công việc của bạn chính là tạo ra những logo thương hiệu khác biệt nhưng vẫn thu hút ánh mắt của người khác. Ngoài những kiến thức về thiết kế, marketing, thì người thiết kế thương hiệu phải là người có khả năng giao tiếp tốt và nắm bắt được tâm lý khách hàng. Và họ được gọi là những người “đi xây thương hiệu”.
Xem thêm: Việc làm Quản trị thương hiệu
2.2. Công việc thiết kế hình ảnh truyền thông quảng cáo
Đây chính là hình ảnh “thương hiệu” của nhân viên thiết kế đồ họa. Vì mỗi khi nhắc đến cái tên “thiết kế đồ họa” thì người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh quảng cáo truyền hình. Với sự cạnh tranh lớn như hiện nay thì tất cả các công ty đều đang tập trung vào quảng cáo để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu của mình đến với nhiều người tiêu dùng. Muốn được như vậy thì cần phải có sự kết hợp của rất nhiều bộ phận khác nhau và trong đó không thể thiếu chính là thiết kế. Sản phẩm được tạo ra chính là sản phẩm xuyên xuất trong quá trình marketing của công ty.
Một người Designer giỏi đòi hỏi phải biết giao tiếp tốt, khả năng tương tác xã hội tốt và biết cách xử lý vấn đề phát sinh hiệu quả.
2.3. Công việc thiết kế sản phẩm in ấn
Sản phẩm hiện hữu hàng ngày mà bạn hay nhìn thấy nhất chính là sách, báo, tạp chí,…đây chính là những “đứa con tâm huyết” của người thiết kế. Người làm trong lĩnh vực thiết kế in ấn này cần phải thành thạo các công cụ phần mềm thiết kế của adobe như: Photoshop, illustrator, indesign, Lightroom. Không chỉ làm được trong lĩnh vực chuyên môn mà người thiết kế đồ họa cũng có thể đảm nhiệm được công việc này với sự kết hợp của nhân viên biên tập để có thể tạo ra được một bố cục hợp lý, lựa chọn hình ảnh phù hợp với ấn phẩm. Nhân viên thiết kế đồ họa có thể làm trong lĩnh vực này ở vị trí Freelancer, đội ngũ sáng tạo của các công ty xuất bản.
Việc làm thiết kế in ấn
2.4. Công việc thiết kế đồ họa chuyển động
Đây có thể nói là một công việc đi đúng vào trọng tâm của ngành thiết kế đồ họa. Đồ họa chuyển động bao gồm nhiều hiệu ứng khác nhau để tạo nên một sản phẩm đẹp mắt người dùng. Sản phẩm đồ họa chuyển động chính là những đoạn video, đoạn phim, đoạn quảng cáo,…hàng ngày vẫn xuất hiện trước mặt chúng ta. Nếu như trước đây hình thức quảng cáo chủ yếu là băng rôn, áp phích,…thì bây giờ những video quảng cáo đã lên ngôi, đem lại sự tương tác vô cùng mạnh đến với khách hàng. Cũng bởi vì thế mà công việc này nhanh chóng trở thành một xu hướng được nhiều người theo đuổi.
Việc làm thiết kế đồ họa
Trên đây chúng tôi đưa ra cho bạn một vài công việc có thể làm khi bạn học thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều công việc mà bạn có thể làm. Cơ hội việc làm sẽ đến với bạn nhanh hơn nếu bạn tìm đến website timviec365.vn đây chính là một website kết nối bạn với những nhà tuyển dụng tiềm năng nhất. Không còn những nỗi lo về thất nghiệp nữa vì đã có timviec365.vn
Công việc rộng mở với nhiều vị trí khác nhau. Thêm một “xúc tác” quan trọng nữa đó chính là có hàng nghìn công ty, doanh nghiệp được thành lập với nhu cầu tuyển dụng ngành thiết kế đồ họa rất lớn. Những tin vui này không hề có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây và trong tương lai. Như vậy thì bạn cũng đã nhìn thấy “cánh cửa thần kỳ” đang mở ra rồi chứ.
3. Ngành thiết kế đồ họa- những con người “toàn năng”
Như đã hứa với bạn đọc ở phần đầu thì đến đây, tôi sẽ giải thích lý do tại sao tôi gọi họ là những con người “toàn năng”.
Học ngành thiết kế đồ họa không phải là những khối ngành tự nhiên hay khối ngành xã hội, mà nó là sự tổng hợp của những kiến chuyên môn và những năng khiếu. Và tôi tạm gọi đó là “năng khiếu trời tặng”.
Ngành thiết kế đồ họa- những con người “toàn năng”
3.1. Thông thạo về kiến thức chuyên môn
Là một công việc thiết kế đồ họa, yêu cầu đầu tiên để đảm nhận công việc này chính là kiến thức về chuyên môn. Những kiến thức chuyên môn bạn cần phải biết chính là: Thiết kế đồ họa 3D, ứng dụng màu sắc, màu pastel, vẽ hình minh họa trên wacom, phim ảnh, truyền hình, am hiểu về typography,…đây là một trong số những kiến thức chuyên môn mà bạn cần phải học để phục vụ cho công việc của mình. Vì không đơn giản công việc, vị trí bạn đảm nhiệm là thiết kế đồ họa, mà đôi khi nó sẽ là những mảng khác cần bạn phải “đa năng” hơn với nghề.
3.2. Có khối óc sáng tạo
Thiết kế đồ họa là nghệ thuật, cái mà họ tạo ra chính là sản phẩm và họ chính là nghệ sĩ. Nghệ thuật luôn luôn phải có sự mới mẻ, cái sau phải độc đáo hơn cái trước để không tạo cảm giác nhàm chán cho người xem. Hàng ngày, có hành trăm nghìn những sản phẩm thiết kế được ra đời, nếu như bạn không tự cố gắng, không có sự sáng tạo thì sản phẩm ấy sẽ không được nhiều người đón nhận.
Sư sáng tạo, ý tưởng concept thiết kế chính là cái khác biệt mà người thiết kế làm nên kiệt tác. Chính vì thế mà bạn cần phải tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới để thành công hơn trong công việc.
3.3. Có khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt
Là một người làm nghệ thuật, không phải lúc nào bạn cũng ngồi yên một chỗ để thiết kế. Đôi khi bạn cũng cần phải có sự giao tiếp tốt để nắm bắt được tâm lý khách hàng. Thuyết trình tốt chính là để thuyết phục khách hàng và cấp trên của mình về sản phẩm mà mình thiết kế ra là phù hợp với yêu cầu đặt ra của khách hàng.
3.4. Khả năng chịu áp lực công việc cao
Công việc của người thiết kế không phải đơn giản như bạn vẫn nghĩ, chỉ cần ngồi với những công cụ hỗ trợ là có thể cho ra đời sản phẩm. Không phải như vậy. Những công việc hàng ngày của họ phải đáp ứng được sự hài lòng của cấp trên và khách hàng. Nếu không được thì đồng nghĩa với việc phải thiết kế lại. Khối lượng công việc lớn, áp lực nhiều, đòi hỏi ở bạn phải có một tinh thần thép và khả năng chịu áp lực tốt để vượt qua khó khăn trong công việc.
Ngoài những khả năng này ra thì người thiết kế nội thất cần phải trau dồi thêm về kỹ năng tin học và tiếng anh rất nhiều để phục vụ tốt cho công việc tương lai.
Đây chính là sự “toàn năng” của người thiết kế đồ họa mà tôi muốn giải thích với các bạn.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về học thiết kế đồ họa thi môn gì? Để chuẩn bị tốt cho tương lai của mình thì bạn hãy trả lời câu hỏi “chọn ngành thiết kế đồ họa theo con tim hay theo lý trí?”
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục