Ngành Văn hóa học ra làm gì? Cơ hội nào cho sinh viên ngành này?

Chắc hẳn nhắc đến ngành Văn hóa học không phải ai cũng quen thuộc nhưng lại không quá xa lạ với nhiều người. Nó là một ngành mà khiến người ta cảm giác vừa lạ mà vừa quen. Hiện nay, số lượng sinh viên theo ngành Văn hóa học đang ngày một tăng lên. Vậy ngành này có những điều thú vị gì mà lại hấp dẫn sinh viên đến vậy? Hãy để Phương Anh giúp bạn hiểu được ngành Văn hóa học là gì? Cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường như thế nào nhé!

1. Ngành văn hóa học là gì? Sứ mệnh của Văn hóa học?

1.1. Ngành Văn hóa học là gì ?

Văn hóa học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa – xã hội, mà các nội hàm là cơ sở văn hóa cũng như các vấn đề văn hóa từ nhân văn, khoa học, tự nhiên,…

Văn hóa học hình thành tại các vùng tri thức về xã hội, con người cũng như tất cả các đặc điểm, hình thái và các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và đời sống sinh hoạt của con người – nhân tố tạo nên văn hóa. Nói một cách đơn giản thì văn hóa học chính là nghiên cứu và giải thích các hiện tượng văn hóa dưới góc độ khoa học.

Ngành Văn hóa học là gì? Ngành Văn hóa học là gì?

1.2. Sứ mệnh của ngành Văn hóa học

Sinh viên học ngành Văn hóa học sẽ được trang bị các nền tảng tri thức về khoa học xã hội và nhân văn cũng như các tri thức liên quan đến văn hóa, lý luận học văn hóa và văn hóa ứng dụng đời sống. Bên cạnh đó, Văn hóa học còn bổ sung các kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng tri thức vào đời sống thực tiễn,…và có ý thức trách nhiệm xã hội.

Do nghiên cứu về các vấn đề văn hóa nên sinh viên theo học ngành này sẽ có cơ hội tiếp xúc với những lối sống khác nhau cũng như các nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, do đó cũng sẽ có sự đa dạng trong văn hóa. Việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng văn hóa khác nhau giúp sinh viên có sự nhìn nhận chính xác hơn và giúp chúng ta ý thức được rằng nhận thức của mình với thế giới còn rất nhỏ, chỉ mang tính quy ước. Ngoài ra sinh viên còn có thể phản ứng tốt trước các dị biệt văn hóa giữa các vùng khác nhau để có những hành vi cư xử phù hợp không gây ra những tình huống xấu, khó kiểm soát.

Sứ mệnh của ngành Văn hóa học Sứ mệnh của ngành Văn hóa học

Ngành Văn hóa học còn cung cấp thêm các kỹ năng về làm việc nhóm, tổ chức, sắp xếp công việc, ứng dụng khoa học công nghệ và sử dụng ngoại ngữ vào trong học tập nghiên cứu cũng như công việc sau này. Ngành học này giúp sinh viên tư duy mọi vấn đề trong cuộc sống đặc biệt là các vấn đề trong lĩnh vực văn hóa – xã hội một cách logic, độc lập và trình bày, lập luận vấn đề một cách chặt chẽ. Quá đó, giúp sinh viên hoàn thiện và phát triển bản thân một cách toàn diện.

2. Chương trình đào tạo của ngành Văn hóa học

Đối với sinh viên theo ngành Văn hóa học thì ban đầu sẽ được học các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương sau đó sẽ đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

2.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

Ở chương trình học khối giáo dục đại cương, sinh viên sẽ được học các môn cơ bản bắt buộc khi mới vào trường. Dù học bất kỳ ngành nào hay trường đại học nào thì bạn đều phải học những môn học này. Đó thường là các môn như : Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Pháp luật đại cương, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…

2.2. Khối giáo dục chuyên nghiệp

Khối giáo dục chuyên nghiệp sẽ được chia làm hai phần, bao gồm khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành.

Khối kiến thức cơ sở ngành :

Đây là chương trình học các môn sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về bản chất cũng như cái nhìn sơ lượng về ngành mà bạn đang theo học. Bên cạnh đó, các môn thuộc khối cơ sở ngành có chức năng bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc học các môn chuyên ngành sau này.

Các môn cơ sở ngành của ngành Văn hóa học thường là các môn như :

– Môn Văn hóa học đại cương

–  Môn Lịch sử văn hóa Việt Nam

–  Môn Địa văn hóa và phân vùng Văn hóa Việt Nam

–  Môn Văn hóa dân gian

–  Môn Phong tục tập quán Việt Nam

–  Môn Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam

Tùy thuộc vào từng trường sẽ có tên môn học cơ sở ngành khác nhau và cũng tùy thuộc vào chuyên ngành bạn theo học thì sẽ có thêm những môn học về kiến thức ngành.

Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo

Khối kiến thức chuyên ngành :

Khi học khối kiến thức chuyên ngành thì sinh viên đã được chọn chuyên ngành mà mình muốn học. Tùy thuộc vào từng trường đào tạo lại có cách phân chia và đặt tên chuyên ngành khác nhau. Ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội thì Văn hóa học hiện tại được chia thành hai chuyên ngành chính là Nghiên cứu Văn hóa và Văn hóa truyền thông. Các trường khác có thể đặt tên khác nhưng hầu hết về nội dung cơ bản cũng như môn học đều khá giống nhau.

Với chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa sinh viên sẽ được học các môn mang tính chất học thuật cao để áp dụng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và lý giải các hiện tượng văn hóa. Do đó sinh viên lựa chọn ngành học này cần có sự tập trung cao, thích khám phá, tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xung quanh mà đặc biệt là các hiện tượng văn hóa. Các môn học chính của ngành này là Hán nôm, Di sản văn hóa, Lễ hội, Nhân học Văn hóa,…

Khá ngược với Nghiên cứu văn hóa thì Văn hóa truyền thông lại đem đến cho sinh viên cảm giác năng động và mới mẻ hơn. Nếu như truyền thông là sự truyền đạt thông tin qua các phương tiện khác nhau quá gần gũi với giới trẻ ngày nay thì văn hóa trong truyền thông lại là một câu hỏi được đặt ra cho các bạn. Sự phát triển của truyền thông hiện nay có thể nói là như vũ bão, do đó, không thể kiểm soát được hết tất cả các nguồn thông tin được đăng tải và chia sẻ. Do vậy, cần phải có những người làm truyền thông một cách trong sạch và chuyên ngành này hướng tới điều đó. Học văn hóa truyền thông sinh viên sẽ được học các môn để có thể bổ trợ cho công việc sau này của mình như Lý thuyết truyền thông, Tổ chức và đánh giá sự kiện, Nghiệp vụ biên tập viên, Ngoại giao văn hóa,…. Chuyên ngành này cũng giống như Nghiên cứu Văn hóa. Nó phụ thuộc vào từng trường và từng cách đào tạo khác nhau sẽ có cách đặt tên môn học cũng như phân chia môn học sao cho phù hợp với sinh viên của mình.

3. Các khối thi và điểm chuẩn của ngành Văn hóa học

Việc nắm bắt được khối thi cũng như tổ hợp môn thi và điểm chuẩn là điều cần thiết cho tất cả các bạn để có sự lựa chọn phù hợp cho việc học tập và đình hướng nghề nghiệp sau này.

3.1. Các khối thi của ngành Văn hóa học

Do ngành Văn hóa học còn khá mới nên tùy từng trường sẽ xét tổ hợp môn khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có các tổ hợp môn như sau :

– C00 : Ngữ văn, Sử, Địa lý

–  C20 : Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân

–  D01 : Toán, Ngữ văn, Tiếng anh

–  D14 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng anh

–  D15 : Ngữ văn, Địa lý, Tiếng anh

–  D78 : Ngữ văn, khoa học xã hội, Tiếng anh

Các khối học và điểm chuẩn Các khối học và điểm chuẩn

3.2. Mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học

Mức điểm chuẩn sẽ tùy thuộc vào từng năm thi cũng như chất lượng thi của các thí sinh. Từ đó, các trường cũng đưa ra mức điểm chuẩn phù hợp để có thể tuyển sinh đủ số lượng sinh viên từng ngành. Các năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm và dựa vào điểm thi kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia.

4. Học ngành Văn hóa học ở đâu ?

Văn hóa học hiện nay tuy không phải đã xuất hiện từ lâu nhưng cũng đã có rất nhiều trường thành lập, nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành này. Một số trường ở Việt Nam có ngành Văn hóa học và chất lượng đào tạo tốt phải kể đến như :

– Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

– Trường Đại học Trà Vinh

– Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM

–  Trường Đại học Nội Vụ

–  Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng,…

Bạn có thể lựa chọn bất kỳ trường nào để theo học ngành này. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ các trường nhằm mục đích chọn ra được trường phù hợp với mong muốn và vị trí địa lý phù hợp với hoàn cảnh của bạn.

5. Cơ hội việc làm nào cho những sinh viên của ngành Văn hóa học ?

Có rất ít trường đào tạo về ngành này nên sinh viên đầu ra thường không đủ để đáp ứng cho nhu cầu về nguồn nhân lực. Do đó, cơ hội nghề nghiệp dành cho những sinh viên của ngành này rất mở rộng.

Cơ hội việc làm Cơ hội việc làm

5.1. Đối với sinh viên chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa

Nếu theo học ngành này bạn không sợ không có công việc chỉ vì nó mang tính học thuật cao.

Là một cử nhân Văn hóa học chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các công việc như :

– Làm Chuyên viên tại các đơn vị, cơ quan văn hóa thuộc khối Nhà nước như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ; các phòng nghiệp vụ tại Sở Văn hóa, Trung tâm Văn hóa,…các cấp từ Địa phương tới Trung ương.

– Làm Nghiên cứu viên tại các Viện và Trung tâm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực văn hóa – xã hội.

– Trở thành tư vấn viên tại các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài. Các tổ chức phi chính phủ cũng là một lựa chọn thích hợp cho các bạn học chuyên ngành này.

– Giảng viên, giáo viên cũng là một lựa chọn khá phù hợp. Các bạn có thể giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực văn hóa tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường nghiệp vụ,…

Mức lương của các công việc này tùy thuộc vào vị trí mà bạn đảm nhận, năng lực của bạn cũng như nơi mà bạn theo làm. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung thì bạn cũng sẽ nhận được những khoản hậu hĩnh nếu làm tốt và có những thành tựu trong công việc.

Việc làm của ngành Việc làm của ngành

5.2. Đối với sinh viên chuyên ngành Văn hóa truyền thông

Cũng giống như chuyên ngành Nghiên cứu Văn hóa, bạn cũng có thể làm tại các cơ quan Văn hóa nhà nước, các tổ chức phi chính phủ hay Giảng viên, giáo viên tại các trường học. Bởi trong quá trình học thì sinh viên đều đã được trang bị những kiến thức về ngành văn hóa nói chung cũng như các kiến thức chuyên ngành nói riêng.

Ngoài ra, đối với cử nhân Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa truyền thông thì bạn có thể làm Phóng viên, Biên tập viên tại các tòa soạn, Đài truyền hình. Nhân viên tại các công ty truyền thông hay các công ty chuyên tổ chức sự kiện. Tùy thuộc vào công vị, vị trí cũng như năng lực của bản thân mà bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng. Thông thường các sinh viên chuyên ngành Văn hóa truyền thông nhận được mức lương khá cao do các nghề liên quan đến truyền thông hiện nay khá hot.

Hiện nay, ở một số trường sẽ có thêm những chuyên ngành mới của ngành Văn hóa học. Do đó, bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho chuyên ngành cũng như công việc sau này bạn theo đuổi. Và cơ hội nghề nghiệp cho ngành Văn hóa học cũng rất lớn và đa dạng.

Tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện

6. Những tố chất cần có để trở thành nhân tố của ngành Văn hóa học

Bạn muốn trở thành một VHH-er ? Điều này thực sự rất tuyệt vời, tuy nhiên bạn cũng cần phải có một số tố chất nhất định khi lựa chọn ngành Văn hóa học.

Đầu tiên chính là sự yêu thích và đam mê. Bạn phải có hứng thú và vui vẻ khi trở thành một thành viên của ngôi nhà VHH. Điều này sẽ khơi dậy động lực cũng như ham muốn học tập và phát triển bản thân trong bạn. Bởi nếu không thích thì bạn sẽ rất dễ bỏ dở và không theo đuổi được đến cùng ngành mà bạn đã lựa chọn.

Thứ hai là sự kiên trì và nhẫn nại. VHH là một ngành đòi hỏi bạn cần có sự quan sát tỉ mỉ, thêm vào đó là sự lắng nghe, chờ đợi để lý giải các hiện tượng văn hóa khác nhau. Vì vậy, kiên nhẫn là điều mà bạn cần phải có trong việc học tập và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến Văn hóa.

Sự kiên trì, nhẫn nại Sự kiên trì, nhẫn nại

Tiếp theo chính là lòng tự hào cũng như tinh thần yêu mến cộng đồng, dân tộc. Bởi trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta, có rất nhiều các bản sắc văn hóa khác nhau, có những hiện tượng văn hóa mà có thể bạn chưa từng thấy bao giờ. Tuy đa dạng nhưng lại thống nhất bởi chúng ta cùng chung sống trong một đất nước và có chung một ngôn ngữ. Vì vậy, lòng tự hào dân tộc cũng như tinh thần yêu quý, trân trọng các giá trị bản sắc văn hóa là sự cần thiết đối với mỗi chúng ta, không chỉ riêng sinh viên ngành Văn hóa học.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về ngành Văn hóa học cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường. Qua đây, các bạn có thể có sự lựa chọn cũng như định hướng được nghề nghiệp tương lai của mình. Nếu bạn còn thắc mắc về các nghề nghiệp sau này thì có thể tìm hiểu qua chuyên mục Định hướng nghề nghiệp trên trang Timviec365.vn nhé !

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận