Ngành Văn học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường?

Ngành Văn học là gì? Ngành Văn học sẽ học gì? Cơ hội việc làm ngành Văn học ra sao? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này.

Ngành Văn học là gì?

  • Ngành đào tạo: VĂN HỌC (Literature)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Văn học là ngành chuyên cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ và trang bị kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam cùng các nền văn học nổi tiếng trên thế giới.

Sinh viên học ngành Văn học sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học và sáng tác văn học. Ngành học này giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm cao, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, có phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm xây dựng một đời sống văn học lành mạnh.

Ngành Văn học còn đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong văn học, văn nói, văn viết phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Văn học. Theo học ngành này, sinh viên cảm thụ kỹ năng về: Phân tích, đánh giá, bình luận các tác phẩm văn học, để có cái nhìn sâu sắc hơn về nền Văn học nước nhà. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo kiến thức về lĩnh vực báo chí, truyền thông, giup sinh viên làm quen với hoạt động biên tập, phóng viên, biên soạn.

Ngành Văn học là gì?Ngành Văn học là gì?Ảnh minh họa – Ngành Văn học là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Văn học

Mục tiêu chung

Mục tiêu đào tạo ngành Văn học nhằm đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học THPT, cao đẳng, đại học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật).

Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài. Đồng thời, Mục tiêu đào tạo ngành Văn học đào tạo sinh viên có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài).

Những tố chất khi học ngành Văn học

Để có thể học tốt ngành Văn học, bạn cần có những tố chất sau:

  • Tính nhẫn nại, nghiêm túc trong công việc;
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi;
  • Năng động, sáng tạo và kiên nhẫn;
  • Tự tin, có khả năng giao tiếp tốt;
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu tâm lý người khác.
  • Khả năng viết lách tốt, yêu thích và cảm thụ tốt môn văn học;
  • Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, lịch sử…
  • Tư duy sáng tạo và nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề;
  • Biết lựa chọn tổng hợp, phân tích vấn đề;
  • Ý tưởng mới, khả năng sáng tác tốt

Cơ sở đào tạo ngành Văn học

Hiện nay, ngành Văn học vẫn là một ngành học thú vị. Dưới đây là những cơ sở đào tạo ngành Văn học uy tín hiện nay:

  1. Trường Đại học Văn Hiến
  2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
  3. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  4. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
  5. Trường Đại học Văn Lang
  6. Trường Đại học Cần Thơ

Cơ hội việc làm ngành Văn học

Sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ngành Văn học có thể đảm nhận các công tác như: sáng tác, làm báo, nghiên cứu, giảng dạy văn học tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan văn hoá, lưu trữ, thông tin, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.

Cử nhân ngành Văn học cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí và xuất bản liên quan đến văn học nghệ thuật, theo dõi và quản lý hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, tham gia sáng tác kịch bản điện ảnh, truyền hình, xây dựng và sáng tạo về nội dung trong hoạt động quảng bá, truyền thông v.v…

Chương trình đào tạo ngành Văn học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lê nin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Ngoại ngữ B1
  7. Giáo dục thể chất
  8. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  9. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
  10. Nhà nước và pháp luật đại cương
  11. Lịch sử văn minh thế giới
  12. Cơ sở văn hoá Việt Nam
  13. Xã hội học đại cương
  14. Tâm lí học đại cương
  15. Lôgic học đại cương
  16. Tin học ứng dụng

Môn học chuyên ngành

  1. Tác phẩm và loại thể văn học
  2. Văn học dân gian Việt Nam
  3. Lí luận, phê bình nghệ thuật
  4. Nhập môn nghệ thuật điện ảnh
  5. Văn học Việt Nam thế kỷ 10 – 17
  6. Văn học Việt Nam thế kỷ 18 – 19
  7. Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945
  8. Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
  9. Văn học Trung QuốcVăn học Châu Âu
  10. Văn học Nga
  11. Huyền thoại học và huyền thoại Việt Nam
  12. Nho giáo và văn học dân tộc
  13. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam
  14. Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại
  15. Truyện ngắn – lí thuyết và thực tiễn thể loại
  16. Truyện thơ Đông Nam Á
  17. Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam
  18. Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ 20 – một số khuynh hướng và đặc điểm
  19. Nghệ thuật dân gian Việt Nam
  20. Dẫn luận ngôn ngữ học
  21. Hán Nôm cơ sở
  22. Lịch sử Việt Nam đại cương
  23. Báo chí truyền thông đại cương
  24. Mỹ học đại cương
  25. Nhân học đại cương
  26. Phong cách học tiếng Việt
  27. Văn học Việt Nam đại cương
  28. Văn hóa, văn minh phương Đông
  29. Quan hệ công chúng đại cương
  30. Ngôn ngữ báo chí
  31. Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

Ngành Văn học là một ngành học thú vị và bay bổng. Trên đây, Isinhvien đã chia sẻ đến bạn những thông tin về ngành Văn học là gì, cơ hội việc làm của ngành Văn học như thế nào. Bạn có thể tham khảo các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Với những thông tin trên Isinhvien mong rằng bạn sẽ tìm được ngành học mình yêu thích.

Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Nhân văn

Rate this post

Viết một bình luận