Ngày ‘đèn đỏ’ có nên uống thuốc đau bụng kinh?

Em uống thuốc đau bụng kinh trong hầu hết kỳ kinh nguyệt, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe? (Hiền)

Lần nào đến kỳ kinh nguyệt em cũng phải uống thuốc vì đau bụng dữ dội. Có lần nửa đêm không có thuốc, em đau đến ngất đi được. Tuy nhiên mua ở hiệu thuốc thì mỗi nơi người ta bán một loại thuốc khác nhau. Em cũng không để ý là thuốc gì, chỉ biết uống xong chừng 15-20 phút sau không còn đau nữa. Xin hỏi bác sĩ uống thuốc đau bụng kinh như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Uống thuốc đau bụng kinh có thể gây vô sinh

Trả lời:

Nguyên nhân chứng đau bụng kinh do huyết ứ (máu không lưu thông), huyết hư (thiếu máu), khí hư (khí yếu)… Trong y học hiện đại, đau bụng kinh được giải thích là khi hành kinh bị rối loạn nội tiết. Các niêm mạc ở tử cung bong ra gây chảy máu. Nếu hành kinh kéo dài, máu ra nhiều sẽ càng đau hơn. Tuy nhiên, đau bụng kinh không phải là trạng thái sinh lý bình thường mà biểu hiện của một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung.

Khi đau bụng kinh, nhiều bạn gái thường thói quen sử dụng thuốc giảm đau như Cataflam, Mefenamic acid, Hyoscinum, Alverine… Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày như viêm loét dạ dày, độc gan, thận… Nhiều hiệu thuốc bán những loại thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh. Những loại thuốc tránh thai này nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm mỏng nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp hãn hữu, khi có công việc cần phải hoạt động thể chất và tinh thần.

Để an toàn và hiệu quả, em nên dùng các bài thuốc Đông y. Đến kỳ kinh nguyệt, em có thể massage bụng nhẹ nhàng, chườm nóng, uống nước gừng hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp làm dịu cơn đau. Trước khi đến kỳ kinh vài ngày nên tránh các thực phẩm lạnh, nhiều gia vị, tươi sống. Trong kỳ kinh thì nên ăn ngải cứu. Ăn nghỉ điều độ để cơ thể được thoải mái, máu huyết lưu thông.

Thạc sĩ Đông y Trần Đình Lệ

Rate this post

Viết một bình luận