Ngày Thất Tịch là ngày nào và có ý nghĩa gì?

Ngày Thất Tịch là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Thời gian sự kiện diễn ra gắn liền với ngày tái ngộ nồng thắm của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ngày Thất Tịch là ngày nào và có ý nghĩa gì?  - Ảnh 1

Ngày Thất Tịch năm 2022 được diễn ra vào ngày thứ 5 (4/8 dương lịch). Đây là một trong những ngày lễ được các bạn trẻ quan tâm và mong chờ nhiều nhất trong thời gian gần đây.

Sự tích đặc biệt của lễ Thất Tịch

Tại các nước ở phương Đông, người người nhà nhà truyền tai nhau về sự tích đặc biệt trong ngày lễ Thất Tịch.

Truyện được kể rằng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu và có hoàn cảnh không được khá giả, khó khăn nhưng bù lại có tính cách hiền lành và chăm chỉ. 

Những đức tính tốt đẹp này đã lấy được tình cảm của một tiên nữ dệt vải Chức Nữ, là nữ con gái út của Vương Mẫu Nương Nương.

Sự chênh lệch về địa vị là rất nhỏ khi tình yêu của ta là đủ lớn. Hai người họ kết duyên và đã có những năm tháng vàng son và hạnh phúc cùng nhau.

Với một tình yêu vẹn nguyên và nồng cháy, họ đã xây dựng một gia đình đầm ấm với hai người con, một trai và một gái.

Nhưng khoảng thời gian bình yên của ngày hôm nay lại là hạt giống của những ngày tháng giông bão tiếp theo. Theo mệnh lệnh Ngọc Đế, Chức Nữ phải quay trở về thiên đình.

Không can tâm và ngồi im chấp nhận số phận bi đát, Ngưu Lang đuổi theo và bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà – Bức tường ngăn cách giữa người phàm và thần tiên. Ngưu Lang quyết định ngồi bên sông và nhất quyết không chịu rời đi.

Sau sự kiện đó, bên bờ sông Thiên Hà xuất hiện một chòm sao. Mọi người truyền tai nhau đó là hình ảnh của chàng Ngưu Lang vẫn đang ngày đêm ngóng chờ sự trở lại của nàng Chức Nữ và đặt tên chòm sao đó là Ngưu Lang. 

Vì quá cảm động trước cuộc tình phàm tiên này, Vương Mẫu đã chấp thuận để họ gặp nhau vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Ngày Thất Tịch được tổ chức ở đâu?

Ngày Thất Tịch được phổ cập tại nhiều nơi ở khu vực Đông Á vì thế sự kiện này cũng có sự khác biệt và đa dạng tại các nước khác nhau

Câu truyện cổ tích về 2 cặp uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ được bắt nguồn từ Trung Quốc vì thế đây là một sự kiện lớn tại đất nước này.

Đây dường như được coi là một ngày lễ truyền thống tại đây và được phần lớn người dân của đất nước này hưởng ứng

Tại Trung Quốc, đây là một ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ và ca tụng Chức Nữ và tình yêu của cô ấy. Trong truyền thuyết tại đất nước này thì Chức Nữ là người đầu tiên phát hiện ra tơ tằm.

Người dân nơi đây còn cho rằng đây là một ngày để thể hiện sự tôn trọng và cảm kích trước thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang.

Đối với phái đẹp, họ sẽ lên chùa để cầu duyên cũng như là mong ước rằng họ sẽ có được đôi tay mềm mại, khéo léo như Chức Nữ và mong cầu sẽ gặp được một người yêu thương và hy sinh vì mình hết lòng.

Các cô gái trẻ sẽ thi nhau làm ra những vật dụng thủ công, mỹ nghệ thể hiện được sự khéo léo và tinh tế của họ và mong sao cho có thể lấy được một người tận tâm tận tình với mình như Ngưu Lang.

Xảo quả là một trong những món ăn đặc sắc và tiêu biểu nhất trong ngày lễ đặc biệt này. Sự kết tinh giữa các nguyên liệu thủ công như dầu, bột mì, đường và mật ong, cùng với đôi tay của các nghệ nhân tạo hình đã cho ra một món ăn đặc trưng cho ngày Thất Tịch.

Xảo quả thường được trưng bày cùng với các loại quả khác trên mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn trong ngày lễ này.

Tại Nhật Bản, vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ diễn ra sự kiện Tanabata. Người Nhật thường trang trí đường phố, mặc các trang phục theo thuyết ngũ hành, có nghĩa là 5 màu xanh lục, trắng, đen, vàng, hồng. 

Người Nhật sẽ viết các lá thư chứa đựng tâm tư của mình và trang trí chúng bằng màu sắc sặc sỡ, những chiếc thư này sẽ được treo lên các cành trúc trước nhà để trang trí đồng thời là sự cầu mong cho mọi việc được thành công, suôn sẻ theo ý nguyện của người viết. 

Tại Hàn Quốc, khoảng thời gian này là nút giao mùa. Khép lại cái nắng chói chang và nóng bức thay vào đó mẹ thiên nhiên lại ban tặng những cơn mưa quý giá khiến cho vụ mùa nơi đây được phát triển mạnh hơn bao giờ hết. 

Vì thế, người Hàn Quốc sẽ tắm vào trong lễ hội này để gột rửa hết những cái nắng oi bức và chuẩn bị tâm thế cho một vụ mùa đầy triển vọng. 

Và đây cũng là những ngày trong năm cuối cùng mà con người của nơi đây được thưởng thức các món ăn được làm từ lúa mì. Những cơn mưa và gió lạnh của thời tiết giao mùa sẽ phá vỡ đi hương vị thơm ngon mà lúa mì mang lại.

Ngày lễ này tại Việt Nam còn được biết đến là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu”. Dân gian hay truyền tai nhau câu ca dao tục ngữ dành riêng cho ngày này: “Ông trời tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Các cặp đôi uyên ương tại Việt Nam thường sẽ đến chùa để cầu duyên và mong cho tình yêu của họ sẽ bền lâu và vĩnh cửu như Ngưu Lang và Chức Nữ. 

Theo quan điểm của nhiều nước khác nhau, việc ăn đậu đỏ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Đồng thời đậu đỏ còn được cho rằng là sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, sung túc và đồng thời cùng là một biểu tượng của sự may mắn. 

Trong thời gian gần đây, giới trẻ ở Việt Nam truyền tai nhau về một công dụng lạ của đậu đỏ mang lại.

Nhiều người trẻ tin rằng khi đang lận đận trong chuyện tình duyên và thả thính mãi mà không có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch là lập tức sẽ gặp may trong chuyện yêu đương.

Không có bằng chứng hay lý luận nào xác minh rằng “ăn đậu đỏ thoát ế”.

Nhưng với sự hưởng ứng nhiệt tình và hành động đổ xô đi mua đậu đỏ vào ngày lễ đặc biệt này của giới trẻ ngụ ý làm cho ngày Thất Tịch trở nên đặc biệt và nhiều màu sắc.

Rate this post

Viết một bình luận