Đánh giá post
Diễn viên – một trong những nghề mơ ước của nhiều bạn trẻ yêu thích nghệ thuật hiện nay. Vậy làm diễn viên dễ hay khó? Con đường dấn thân và phát triển nghề này liệu có trải đầy hoa hồng như nhiều người vẫn nghĩ? JobsGO sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về nghề diễn viên qua bài viết dưới đây.
Diễn viên – nghề hot trong ngành nghệ thuật
Như chúng ta đã biết, nghệ thuật là một trong những ngành đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Theo đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong giới nghệ thuật cũng gia tăng không ngừng nghỉ, đặc biệt phải kể đến chính là diễn viên.
Diễn viên là ai?
Diễn viên có thể hiểu là những người nghệ sĩ đảm nhiệm vai trò thể hiện cho vai diễn nhất định của tác phẩm nghệ thuật. Họ là người có khả năng biểu đạt cảm xúc, tình cảm, hành động,… theo kịch bản đặt ra, biến hoá thành nhân vật theo yêu cầu, tạo nên một tác phẩm hoàn hảo, xuất sắc, để lại ấn tượng trong tâm trí khán giả.
Hiện nay, diễn viên có thể làm ở rất nhiều mảng khác nhau như là diễn viên phim (điện ảnh, truyền hình, hài,…), diễn viên đóng cho các MV ca nhạc, diễn kịch,… Tùy vào năng khiếu, khả năng diễn xuất của mình mà các bạn có thể lựa chọn cũng như thử sức với các mảng phù hợp.
👉 Xem thêm: Phía sau nghề đạo diễn: cuộc sống có “MÀU HỒNG” như lời đồn?
Công việc của diễn viên là gì?
Đối với nghề diễn viên, nhiều người cho rằng công việc khá đơn giản, chỉ cần diễn theo kịch bản. Thế nhưng sự thật đằng sau các tác phẩm xuất sắc đó, người diễn viên phải trải qua khá nhiều việc khác nhau. Cụ thể đó là:
-
Tham gia các buổi casting phim, thử vai để đạo diễn đánh giá về khả năng diễn xuất, sự phù hợp với vai diễn, bộ phim.
-
Đọc, nghiên cứu kỹ kịch bản để nắm bắt nội dung, định hình các cảnh quay và thể hiện tốt nhất các lời thoại, biểu cảm nhân vật.
-
Diễn viên sẽ cần có thời gian để chuẩn bị vai diễn của bộ phim. Tức là họ sẽ cần nhập tâm, lấy tâm lý hay luyện tập nhảy múa, cảnh hành động,… cần thiết.
-
Luyện tập, học cách để phối hợp ăn ý với bạn diễn, làm sao để tạo nên những cảnh quay hay nhất.
-
Tham gia quay phim theo lịch trình của đoàn phim, thực hiện các yêu cầu từ đạo diễn.
-
Sau khi hoàn thành quay phim, các diễn viên còn cần tham gia vào các họp báo giới thiệu, ra mắt hay PR cho bộ phim mình đóng. Đây thường là yêu cầu theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên.
-
Ngoài các sự kiện liên quan đến phim, diễn viên còn có thể được mời tham gia nhiều chương trình nghệ thuật, giải trí khác.
Những tố chất không thể thiếu với nghề diễn viên
Diễn viên là một nghề không đơn giản, bạn sẽ cần có những kỹ năng, tố chất nhất định thì mới có thể theo đuổi cũng như phát triển thành công.
-
Có khả năng diễn xuất tốt, thể hiện được tinh thần của bộ phim, ý đồ của đạo diễn. Và diễn viên để có thể chuyên nghiệp thì cần tham gia vào các lớp đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học, thực hành áp dụng kiến thức đó để thể hiện tốt các vai diễn.
-
Diễn viên cần có khả năng tư duy, sáng tạo tốt, nhanh nhạy trong việc nắm bắt ý tưởng kịch bản phim.
-
Có khả năng phối hợp với bạn diễn để tạo nên các cảnh quay hoàn hảo theo yêu cầu.
-
Diễn viên cũng cần biết xử lý tình huống tốt. Đôi khi kịch bản có sự thay đổi hay tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, bạn sẽ cần tự điều chỉnh lời thoại cho phù hợp.
-
Đam mê nghệ thuật, không ngừng phấn đấu, nỗ lực. Đây là điều rất quan trọng quyết định đến sự thành công của các diễn viên.
-
Ngoài những tố chất trên thì vấn đề sức khỏe, khả năng chịu áp lực công việc cũng rất cần thiết với nghề diễn viên. Bởi đã làm nghệ thuật, bạn sẽ có thể phải quay phim cả đêm hay nhiều ngày liên tục cho kịp tiến độ, hợp hoàn cảnh. Hay các vấn đề scandal, thị phi showbiz là điều khó tránh khỏi và đòi hỏi các diễn viên phải thật tỉnh táo, bình tĩnh xử lý thật tốt.
👉 Xem thêm: Nghề host là gì? Tổng hợp những thông tin về nghề host chương trình
Thi khối gì, học trường nào để làm diễn viên?
Hiện nay, theo đuổi nghề diễn viên là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Mặc dù không có yêu cầu bắt buộc về bằng cấp thì mới có thể làm nghề, song để đảm bảo có kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt, các bạn vẫn nên cố gắng học tập, thi vào các trường đào tạo chuyên nghiệp.
Cụ thể, để theo học ngành diễn viên, các bạn có thể thi khối S với 2 tổ hợp môn tùy theo năng lực của bản thân:
-
Khối S00 với các môn là Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
-
Khối S01 với các môn là Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
Trong khối S thì cũng tùy từng trường mà sẽ có thêm nhiều chuyên ngành riêng, phù hợp với sở thích của các bạn. Một số trường hot đào tạo ngành diễn viên mà các bạn nên tham khảo đó là:
-
Trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh
-
Trường Đại học Văn hoá – Nghệ thuật Quân Đội
-
Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
-
Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM
-
Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TPHCM
-
…
👉 Xem thêm: Biên tập viên là gì? Học ở đâu để làm biên tập viên?
Sự thật về nghề diễn viên: liệu có phải luôn trải đầy hoa hồng?
Làm nghề diễn viên, bạn nhận được rất nhiều thứ? Đúng là như vậy, bạn nhận được catse lớn, bạn có tiếng tắm, được nhiều người yêu mến, có tầm ảnh hưởng,… điều này mang đến những lợi ích lớn cho sự nghiệp của bạn. Thế nhưng, đằng sau ánh hào quang, đằng sau danh xưng “diễn viên hạng A hay diễn viên nổi tiếng” đó, bạn cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Sẽ không có ai lại thành công khi chỉ đi trên con đường trải đầy hoa hồng cả, cái gì cũng có giá của nó.
Thực tế, khi làm diễn viên, những vấn đề mà bạn có thể phải đối mặt gồm:
-
Thứ nhất, bạn sẽ phải bán sức lao động, sức khoẻ, ngày đêm cống hiến để thực hiện các cảnh quay liên tục, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Không ít diễn viên đã gặp phải tai nạn trong quá trình quay phim hay phải giảm vài chục cân chỉ để phục vụ cho một vài cảnh quay,…
-
Thứ hai, khi đã dấn thân vào ngành nghệ thuật, là người của showbiz, bạn sẽ luôn phải giữ hình ảnh cá nhân tốt, những chuyện riêng tư không nên công khai quá nhiều bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự nghiệp.
-
Thứ ba, đối với nghệ thuật, tính cạnh tranh là vô cùng lớn. Nếu bạn không cố gắng, nỗ lực cải thiện, phát triển bản thân thì chắc chắn sẽ bị bỏ lùi lại phía sau.
-
Thứ tư, làm nghề diễn viên có rất nhiều cám dỗ vây quanh, nếu bạn không giữ vững được lập trường thì sẽ rất dễ bị vướng vào thị phi, scandal.
👉 Xem thêm: [Cập nhật] Mô tả công việc quay phim – Nghề cần nhiều kỹ năng
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã có cái nhìn khách quan, chính xác nhất về nghề diễn viên. Với những bạn yêu thích và muốn theo đuổi nghề này, hãy tự đánh giá năng lực, sự phù hợp để có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé.