Từ xưa đến nay nghề giáo luôn là một nghề cao quý được xã hội vô cùng coi trọng. Người làm nghề giáo là những người thực hiện sứ mệnh trồng người cao cả. Vậy Nghề giáo viên là gì?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây liên quan đến vấn đề Nghề giáo viên là gì để tìm được câu trả lời bạn nhé!
>>>>> Tham khảo bài viết: Ngày 20/11 là ngày gì?
Nghề giáo viên là gì?
Truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống vô cùng đáng quý của dân tộc ta, từ xưa đến nay truyền thống đó vẫn luôn được các thế hệ gìn giữ và phát huy. Hằng năm chúng ta thường có ngày lễ 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam, ngày mà các thế hệ học trò dùng để ghi nhớ và kỉ niệm công ơn của thầy cô giáo đã giáo dục dạy dõ mình nên người. Nghề giáo viên được coi là một nghề cao quý trong xã hội và luôn được xã hội đề cao.
Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.
Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học, thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh. Bên cạnh đó giáo viên còn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc thực hành các kiến thức lý thuyết và các ren luyện cho học sinh về lễ nghĩa, sự lễ phép với người khác…bên cạnh đó giáo viên cùng người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.
Bên cạnh đó giáo viên còn là người khởi xướng các hoạt động phong trào, các cuộc thi thực tế bổ ích và giúp cho học sinh tìm hiểu và khám phá ra những điều mới lạ từ các cuộc thi của mình.
Ý nghĩa của nghề giáo viên
Nghề cao quý
Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Vậy vì sao chọn nghề giáo viên.
Luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi
Nghề giáo viên được xem là một nghề vinh quang do đó để trở thành một người thầy cô chân chính bạn phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức.Bên cạnh đó người thầy cô cũng là người cần có bản lĩnh, tính nhẫn nhịn và không được cho phép mình được bất mãn trước học trò dẫn đến những tổn thương đáng tiếc. Rèn luyện mình làm sao để trở thành một người thầy cô giáo thương yêu học trò, dìu dắt các em đến sự thành công trong học tập.
Làm chủ công việc
Có thể nói, nghề nhà giáo đòi hỏi nhiều về phẩm chất đạo đức, nhân cách và thiên về sự gương mẫu chứ không chỉ là bạn có năng lực.Tuy có áp lực nhất định nhưng nghề này cũng rèn luyện cho bạn được sự chủ động trong công việc từ soạn giáo án, giảng bài, kiểm tra, chấm bài…
Để gắn bó được với nghề giáo và trở thành người thầy tốt, bạn cần có định hướng đúng năng lực và nguyện vọng của mình vì sao chọn nghề giáo viên, giải thích được nó thì bạn sẽ sống mãi với nghề này.
Tiêu chuẩn của nghề giáo viên
Như đã phân tích trên giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, nghề giáo viên được cả xã hội tôn vinh. Do đó, pháp luật đã đặt ra những tiêu chuẩn đối với nghề giáo như sau:
Cụ thể điều 67 Luật giáo dục 2019 quy định về Tiêu chuẩn của nhà giáo gồm những tiêu chuẩn sau:
“ Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.”
Theo như quy định trên thì giáo viên cần có những tiêu chuẩn như sau:
– Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
Tiêu chuẩn đầu tiên của giáo viên là phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt. Đây là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng của nhiều ngành nghề trong xã hội và đặc biệt là đối với nghề giáo thì lại càng quan trọng hơn. Nghề giáo có sứ mệnh cao cả là trồng người, bên cạnh trang bị cho học sinh những kiến thức và nghề giáo còn rèn luyện dạy dỗ học trò thành người có những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội. Do đó với mỗi nhà giáo cần có những phẩm chất tư tưởng, đạo đức tốt.
– Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
Bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí việc làm là điều quan trọng. Đối với những vị trí việc làm khác nhau thì đòi hỏi những chuyên môn cũng khác nhau. Ví dụ như giáo viên tiểu học thì cần được đào tạo về giáo dục tiểu học để phù hợp với vị trí việc làm của mình …
– Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Sự phát triển là luôn luôn tất yếu do đó giáo viên cần phải cập nhật và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy.
– Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
Sức khỏe là một vấn đề vô cùng quan trọng nên để thực hiện được công việc của mình thì giáo viên cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để phục vụ cho công việc của mình.
Phân biệt giáo viên với giảng viên
Theo điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
“ 1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.”
Theo quy định trên có thể thấy rằng hai khái niệm giáo viên và giảng viên nghe có vẻ tương đồng thế nhưng chúng lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.
Giảng viên là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên
Giáo viên có những quyền và nhiệm vụ gì?
Theo điều 70 luật giáo dục 2019 quy định giáo viên có các quyền sau:
“ 1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh quyền thì giáo viên cũng có các nghĩa vụ theo điều 69 Luật giáo dục 2019 như sau:
“ 1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.”
Trên đây là nội dung bài viết về Nghề giáo viên là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.