Nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính – TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TP.HCM

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Tên nghề: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH

Tên nghề bằng tiếng Anh: COMPUTER REPAIR AND INSTALLATION TECHNIQUE

Mã nghề: 5480102

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên.

Thời gian đào tạo: 2-3 năm

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1 Mục tiêu chung: Nghề Kỹ thuật sửa chữa và Lắp ráp máy tính có nhiệm vụ đào tạo kĩ thuật viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng sửa chữa máy tính để bàn, Laptop thành thạo. Có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về thợ Sửa chữa và Lắp ráp máy tính của xã hội.

1.2 Mục tiêu cụ thể:

  • Kiến thức:

Thông hiểu các kiến thức căn bản về công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử.

Phân tích được sơ đồ mạch điện tử của các thiết bị bên trong máy tính để bàn, máy tính xách tay và các thiết bị ngoại vi.

Trình bày được phương pháp kiểm tra, sửa chữa và thay thế các thiết bị bên trong máy tính để bàn, máy tính xách tay và các thiết bị ngoại vi.

Vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu thực tế về lắp đặt, bảo trì máy tính và hệ thống mạng máy tính.

  • Kỹ năng nghề:

Lắp ráp và cài đặt các phần mềm máy tính đúng kỹ thuật.

Thi công, lắp đặt và bảo trì được hệ thống mạng máy tính văn phòng.

Sử dụng thành thạo các thiết bị như: dao động ký, máy hàn chip, card nạp, card test trong việc kiểm tra, xác định tình trạng của các mạch điện tử trong máy tính và thiết bị ngoại vi.

Sửa chữa, thay thế được các mạch điện bên trong máy tính để bàn, máy tính xách tay như bộ nguồn, mainboard, CD-ROM, ổ cứng, RAM, CPU, card màn hình… và các thiết bị ngoại vi như: Mouse, Keyboard, Màn hình, Máy in, Ampli…

  • Kỹ năng khác:

Có tác phong công nghiệp.

Có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc nhóm.

Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  • Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Công nhân lắp ráp, bảo trì, sửa chữa máy tính, hệ thống mạng máy tính trong các tòa nhà, nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp.

Nhân viên kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử máy tính.

Thi công hệ thống mạng Lan, bảo trì các dịch vụ Internet…

Có khả năng tự tổ chức kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi.

  1. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC:
  • Số lượng môn học, mô đun: 20
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 71 tín chỉ.
  • Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 295 giờ.
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.530 giờ.
  • Khối lượng lý thuyết: 452 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.373 giờ
  1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Mã số MH-MĐ
Tên môn học, mô-đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)

Tổng

số

trong đó

thuyết

Thực hành / thực tập /thí nghiệm /bài tập /thảo luận
Kiểm tra

I. CÁC MÔN HỌC CHUNG
11
295
114
166
15

MH01-SCMT
Giáo dục chính trị
1
30
15
13
2

MH02-SCMT
Pháp luật
1
15
9
5
1

MH03-SCMT
Giáo dục thể chất
1
30
4
24
2

MH04-SCMT
Giáo dục quốc phòng và An ninh
2
45
21
21
3

MH05-SCMT
Tin học
2
45
15
29
1

MH06-SCMT
Tiếng Anh
3
90
30
56
4

MH07-SCMT
Kỹ năng sống
1
40
20
18
2

II. CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGÀNH, NGHỀ
60
1.530
338
1.137
55
1. Mô Đun Cơ Sở
19
450
118
313
19

MĐ18-SCMT
Điện tử căn bản
5
120
30
85
5

MĐ08-SCMT
Mạch điện tử tương tự
5
120
30
85
5

MĐ09-SCMT
Thiết kế mạch điện tử trên máy tính
4
90
28
58
4

MĐ10-SCMT
Mạch điện tử số
5
120
30
85
5

2.      Mô Đun chuyên môn ngành, nghề
41
1.080
220
824
36

MĐ11-SCMT
Lắp ráp và cài đặt máy tính
4
90
28
58
4

MĐ12-SCMT
Sửa chữa bộ nguồn
5
120
30
85
5

MĐ13-SCMT
Mạng căn bản
3
60
16
40
4

MĐ14-SCMT
Sửa chữa màn hình
5
120
30
85
5

MĐ15-SCMT
Sửa chữa máy in
4
90
28
58
4

MĐ16-SCMT
Sửa chữa bo máy tính
6
150
30
115
5

MĐ17-SCMT
Vi điều khiển
5
120
30
85
5

MĐ19-SCMT
Cài đặt và quản trị mạng máy tính
4
90
28
58
4

MĐ20-SCMT
Thực tập tốt nghiệp
5
240
 
240
 

TỔNG CỘNG
71
1.825
452
1.303
70

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

4.1 Các môn học chung đã được tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng dựa trên chương trình chi tiết các môn học chung của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành.

4.2 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo để xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

4.3 Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

Thời gian tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

  • Lý thuyết: 60 – 90 phút
  • Thực hành: 120 – 180 phút.

4.4 Hướng dẫn xét và công nhận tốt nghiệp đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

  • Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
  • Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
  • Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

4.5 Các chú ý khác (nếu có): Không./.

Rate this post

Viết một bình luận