[Văn mẫu 9] Những bài văn nghị luận hay bàn về quan niệm Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu), vấn đề cho và nhận trong cuộc sống.
Đề bài: Trình bày ý kiến của em về quan niệm sống trong câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
***
Một số bài nghị luận hay
bàn về quan niệm Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Bài số 1:
Trong cuộc sống của chúng ta, luôn tồn tại vấn đề được và mất trong cuộc sống, chính vì thế trong Trong bài Một Khúc ca Tố Hữu đã trình bày quan điểm sống: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu nói này đã đề cập đến vấn đề cho và nhận trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại quy luật được và mất trong cuộc sống, chính vì thế mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ về điều này. Mất là thứ mà chúng ta cho đi, mất đi… nhận là quà tặng mà chúng ta nhận từ người khác, món quà mà chúng ta nhận được từ cuộc đời của mình, cho và nhận luôn song hành và đi liền với nhau.
Nó cũng tương đương như vấn đề cho và nhân, cho cũng là sự mất đi, cho đi, trao tặng cho người khác, nhận đó là cái mà chúng ta nhận vào cho mình, cho cuộc sống, hai điều này có mối liên hệ với nhau sâu sắc. Trong cuộc sống, chúng ta cần biết nghĩ cho người khác, biết lo lắng, quan tâm cho người khác, luôn biết sống có giá trị, sống có mục đích, sống luôn biết san sẻ, thể hiện sự san sẻ, quan tâm của mình trước cuộc sống, rộng lớn, mênh mang.
Sống cần phải có trải nghiệm, cần có cho và nhận. Như Tố Hữu đã trình bày quan điểm sống: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Ở đây muốn đề cập đến việc sống cần phải biết nhìn trước nhìn sau, phải biết cho đi, san sẻ với người khác, thấu hiểu nỗi đau, sự khổ tâm của mình trước cuộc sống, sống không chỉ nhận vào mình mà cần biết san sẻ với người xung quanh.
Sống cần phải biết san sẻ, yêu thương, thể hiện thái độ sống lành mạnh, luôn san sẻ tình yêu thương của mình trước cuộc sống, giá trị đó mang lại cho mỗi chúng ta những suy ngẫm về những vấn đề trong cuộc sống. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình: Câu này mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó khuyên ngăn mỗi chúng ta cần sống có mục đích, biết san sẻ với mọi người xung quanh, sống biết san sẻ sự yêu thương, chia sẻ tình yêu, hoàn cảnh đó là sự cần thiết mà mỗi chúng ta cần phải làm cho cuộc sống của mình.
Sống phải biết cho đi thì chúng ta mới nhận được những tình cảm chân thành mà mọi người muốn dành tặng cho mình. Khi chúng ta cho đi tình cảm, chúng ta sẽ nhận được tình cảm mà họ dành tặng cho mình, đó là sự yêu thương, tình cảm chân thành mà mọi người muốn dành cho mình, tình cảm đó thật đáng quý, đáng chân trọng, mỗi người chúng ta cần phải cố gắng học hỏi, rèn luyện và noi theo.
Khi chúng ta cho đi vật chất, san sẻ nỗi khổ đau với những con người khó khăn thì họ sẽ nhận được tình cảm, sự yêu quý, lòng biết ơn của mọi người dành cho mình. Chính vì thế khi chúng ta cho đi chúng ta sẽ nhận được niềm vui, sự hạnh phúc, giá trị sống có mục đích, cao đẹp, những bài học có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Sống luôn biết san sẻ, yêu thương mọi người xung quanh, sống là phải cho không nên chỉ biết nhận, luôn biết san sẻ tình yêu thương, sự bất hạnh của mình trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh, thời xã hội khó khăn, bác đã huy động đồng bào nhường cơm sẻ áo cho đồng bào, dân tộc giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên lại có những con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình, ki bo, ích kỉ, sống ích kỉ không biết quan tâm người khác, những con người như vậy chúng ta cần phê phán sâu sắc.
Đúng như Tố Hữu đã khẳng định “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, chúng ta phải biết cho đi, câu nói trên có ý nghĩa to lớn, dăn dạy chúng ta cách sống đúng đắn, mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, biết yêu thương, san sẻ tình yêu thương với tất cả mọi người trong xã hội. Tình cảm đó thật chân thành, đáng quý, mỗi chúng ta sẽ có được cuộc sống tươi đẹp, lối sống đẹp, đúng như Tố Hữu đã trăn trở: “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn!”.
Bài số 2:
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “ Sống trên đời cần có một tấm lòng…Để gió cuốn đi”. Tấm lòng ấy chính là cửa sổ để đem tình yêu thương của mình đến với mọi người, mang hương vị yêu thương đến với cuộc sống. Cũng như Trịnh Công Sơn, Tố Hữu có quan niệm sống như sau: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Thật vậy, “cho” tức là cống hiến, “nhận” thức là hưởng thụ. Sống là cho, là cống hiến, chia sẻ chứ không phải chỉ sống cho bản thân, cho cá nhân mỗi người. Sống là phải đem tình yêu thương của mình chia sẻ với người thân, với bạn bè, xóm giềng và với tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Bởi người thân là những người gần gũi nhất và luôn thương yêu chúng ta. Như cha mẹ mình đã sinh và nuôi dưỡng , dạy dỗ chúng ta nên người, luôn dành trọn tình yêu thương cho chúng ta. Vì sống cống hiến sẽ đem lại hạnh phúc và làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Như đất nước cho ta quyền tự do, cho ta quyền tự hào dân tộc. Có được điều đó, chính là nhờ các vị anh hùng dân tộc đã cống hiến tuổi trẻ của mình, đã hy sinh trên chiến trường để dành lại nền độc lập tự do cho dân tộc ngày nay. Như Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về quan điểm sống. Bác luôn sống giản dị, gần gũi với quần chúng nhân dân và giàu đức hy sinh vì Tổ quốc thân yêu. Bác hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc của mình để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.
Trong cuộc sống, con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót; điều đó tạo nên cuộc sống đầy màu sắc và tràn đầy sức sống. Con người cho nhau tình yêu thương và cao hơn nữa là đức hy sinh, vị tha vì người khác.
Hiện nay, những tình nguyện viên đã dành nhiều thời gian, của cải, sức khoả của mình để đem lại nhiều nụ cười cho những em bé bất hạnh, những cụ già neo đơn và giúp đỡ những người nghèo khổ trong cuộc sống khó khăn này. Chính họ mang trái tim đầy yêu thương và nhiệt huyết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. Và điều đó cũng mang đến cho những người tình nguyện nhiều niềm vui và hạnh phúc. Bởi “cái cho đi là cái còn ở lại”.
Trong trường học, thầy cô cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm, những bài học cuộc sống. Những trải nghiệm cuộc sống cho ta kinh nghiệm. Những lần vấp ngã đã cho ta niềm tin để sống tốt hơn và quá khứ cho ta nền tảng để bước tiếp trên đường đời. Cho nên chúng ta cần phải sống, học tập và rèn luyện thật tốt để sau này giúp đỡ gia đình, cống hiến cho đất nước, góp phần đưa đất nước phát triển vững mạnh “ sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Chúng ta cũng từng nghe “ Vì nước quên thân. Vì dân phục vụ.” Đó là những chú công an sống vì dân, phục vụ nhân dân, đem lại sự bình yên cho nhân dân và xã hội. Các chú phải chịu nhiều gian khổ để góp phần xây dựng một nền tảng đất nước ổn định, vững mạnh và phát triển.
Có ai đó nói rằng: “Gia đình là tất cả”, nhưng bạn đã làm già cho gia đình ấy? Một sự chăm sóc ân cần khi mẹ ốm, một cái nắm tay chia sẻ khi em buồn. Đó là tình yêu thương bạn dành cho những người thân yêu. Bạn sẽ được gì từ những việc làm đó? Bạn đâu biết rằng mẹ đang mỉm cười và thầm cảm ơn thượng đế đã cho mình một người con ngoan, biết chăng mẹ bạn sẽ nhanh hết ốm vì chính hành động của bạn. Còn đứa em bạn sẽ cảm thấy được quan tâm, chi sẻ phần nào và bạn sẽ bắt gặp một nụ cười thương mến.
Cũng có một người, sống chỉ biết hưởng thụ mà không muốn sẻ chia. Bạn muốn được tình yêu của mọi người nhưng bạn đâu có mở rộng trái tim mình với mọi người xung quanh. Như thế làm sao bạn có được tình yêu mến của mọi người quanh bạn? Đó là một cách sống ích kỷ chỉ có mình với mình. Sống chỉ biết vì mình sẽ chẳng bao giờ nhận được niềm vui và hạnh phúc thực sự và vĩnh viễn, có chăng chỉ là niềm vui và sự hạnh phúc giả dối, nhất thời. Có nhiều người đi tìm niềm vui trong cuộc sống đua đòi, thác loạn trong những cơn say của “ma men”, “ma thuốc”. Họ có quan niệm sống là cho một cách sai lầm nên đã cho đi thân xác, cho đi nhân cách, cho đi chính mạng sống của mình một cách vô ích khi sa vào các tệ nạn xã hội, chìm đắm trong cuộc sống thác loạn, huỷ hoại tuổi trẻ và cuộc đời của mình. Bởi ăn chơi sa đoạ, tệ nạn xã hội và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết để huỷ diệt cuộc sống của con người.
Bạn có thể dành một ít thời gian được không? Để làm gì? Để dắt những em nhỏ hay những cụ già qua đường lúc đường phố đông xe qua lại hay đường trơn khi trời mưa hay có những vật cản trên đường…Bạn có thể cho đi một ít tiền đối với người già yếu hay những em nhỏ ăn xin thực sự để sống. Lúc đó bạn đã đem đến cho họ một niềm tin vào cuộc sống…
“Sống là cho” thì ta sẽ nhận được nhiều điều cho dù ta không muốn. Chúng ta sẽ nhận được nhiều tiếng “cảm ơn”, nhiều tình cảm của mọi người, nhiều nụ cười và cả nước mắt hạnh phúc. Đó là những hoạt động cứu trợ cho đồng bào không may mắn trong nhiều trận bão, lũ lụt đã mang đến nhiều niềm vui cho mọi người. Đó là tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” đã là cho cược sống tươi đẹp hơn. Trên truyền hình, có những chương trình đã giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, có vốn làm ăn như “Vượt lên chính mình” hay chương trình “Trái tim cho em” xúc động và nồng thắm tình người.
Có bao giờ bạn suy ngẫm câu hát:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Bạn đã góp phần làm gì cho đất nước chưa? Nếu chưa thì tại sao bạn không nổ lực để đóng góp xây dựng Tổ quốc bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình. Bạn đừng đòi hỏi đất nước hay cộng đồng cho bạn hay đem lại hạnh phúc cho bạn! Bởi đó là cách suy nghĩ và lối sống ích kỉ và hèn nhát. Nếu bạn đã đóng góp một phần cho đất nước thì hãy cố gắng hơn nữa để cống hiến xây dựng Tổ quốc thanh bình, hạnh phúc. Bởi sống là cống hiến, đó là sự thể hiện của một cách sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đời và cho bản thân. Câu thơ của Tố Hữu đã khích lệ chúng ta biết sống, sống nên “cho” hơn là nên “nhận”.
Dẫu biết rằng ngọn lửa lúc nào cũng có tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa yêu thương trong trái tim bạn sưởi ấm đến lúc có thể. Bời vì “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
» Xem thêm: Top 10+ bài văn nghị luận hay Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Những đoạn văn nghị luận 200 chữ
Đoạn văn 1:
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “lẽ nào vay mà không trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Phải chăng lối sống ấy là rất cần thiết cho cuộc sống của con người. “Cho”, tức là cho đi những thứ quý giá không chỉ về mặt vật chất mà còn về cả mặt tinh thần, đó có thể là tình yêu thương sự đồng cảm, “nhận”, đó chính là những thứ mà chúng ta có được sau khi cho đi. Thực chất câu nói của Tố Hữu muốn khẳng định, hãy biết cho đi mà không cần nhận lại, đó mới là cuộc sống có ý nghĩa. Vậy tại sao “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”? Trong cuộc sống có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh chúng ta cần phải biết giúp đỡ, san sẻ để họ vượt qua những khó khăn đó. Hãy dùng tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của mình để kết nối hàng triệu trái tim sát lại gần nhau và khi làm những điều đó đừng bao giờ mong muốn được nhận lại. Bởi ngoài kia còn rất nhiều người cần nhận sự giúp đỡ của chúng ta. Sau khi cho đi ta sẽ cảm thấy mình nhận được nhiều thứ quý giá hơn gấp nhiều lần, đó là những ánh mắt biết ơn, những lời cảm ơn chân thành. Dự án gia sư tình nguyện do bạn trẻ Hồ Diên Tuấn Anh khởi xướng là một hoạt động có ý nghĩa tiêu biểu cho lối sống, là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình và sau gần 4 tháng hoạt động dự án đã thu hút hơn 500 bạn trẻ tham gia làm gia sư miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có lối sống ích kỷ không muốn cho đi chỉ muốn nhận lại hoặc cho đi để mình được nhiều người biết đến… Mỗi người chúng ta cần phải biết phê phán những con người có lối sống trên, hãy luôn giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ cần mà không mong muốn nhận lại để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đoạn văn 2:
Xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội được tạo dựng lên từ nhiều cá nhân. Bởi vậy để có thể tạo nên một thể thống nhất thì cần nhiều người, nhiều ý chí và nghị lực. Cũng giống như việc chúng ta đang sống hiện nay, sống không phải chỉ cho riêng mình, mà còn cần biết sống cho người khác. Chính vì vậy Tố Hữu mới đúc rút nên câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Ý nghĩa câu nói của Tố Hữu muốn bàn đến hai vấn đề, hai khía cạnh của đời sống. Đó chính là cho và nhận, là một cặp quan hệ trù nguyên nhân kết quả luôn đi kèm với nhau, tạo thành một thể thống nhất.
Thực ra câu nói trên có hai vế sóng đôi, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vế thứ nhất “sống là cho”, ý muốn nói chúng ta sống không phải xuất phát từ lợi ích của bản thân, của cá nhân, làm mọi việc vì cá nhân, và chỉ vì chính mình. Cần phải biết sống cho người khác, lo lắng cho cuộc sống của người khác. Đấy mới là cuộc sống có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Khi chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của bạn thân mình, chắc chắn sẽ rơi vào lối sống vụ lợi, ích kỉ, không coi kẻ khác ra gì.
Vế thứ hai “đâu chỉ nhận riêng mình” là muốn thể hiện lối sống biết san sẻ, biết giúp đỡ và yêu thương lân nhau. Chúng ta đang sống trong xã hội, cần phải biết trao đi yêu thương để nhận về mình nhiều yêu thương hơn nữa. Lối sống luôn trao đi tình yêu, trao đi tin tưởng và có thể sẵn sàng gánh bớt nhọc nhằn, cùng cực cho người khác là cuộc sống đầy vị tha, đậm tính nhân văn nhất.
Trên thực tế có rất nhiều người giữ khư khư cho mình lối sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, cái gì có lợi cho bản thân mình mới làm, không thì ỉ lại. Lối sống này dần dần sẽ tạo nên thói quen, và chính họ đang tạo nên khoảng cách xa lánh giữa mình với cộng đồng. Điều này thực sự đáng buồn và đáng lên án biết bao.
Khi xã hội đang trong xu thế hội nhập nhưng có một số phần tử vì lợi ích riêng mà đánh mất đi lòng tự tôn cũng như chân lý sống đáng quý thì liệu rằng họ sẽ làm được gì cho đời. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi”, là một câu hát đầy ý nghĩa nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải biết gieo yêu thương đến với mọi người, để có thể cùng nhau tận hưởng niềm vui mà cuộc sống mang lại.
Nếu như không biết mở lòng, chỉ giữ khư khư bản tính ích kỉ, nhỏ nhen, luôn chỉ biết nhận và không biết cho đi thì chính họ đang tự đưa mình vào một con đường không lối thoát.
Sống cần biết cho đi không toan tính, không vụ lợi, không đặt lên để xuống thì sau này chúng ta sẽ nhận về mình rất nhiều niềm vui và hạnh phúc mà bản thân không ngờ tới. Đó cũng chính là biểu hiện của luật nhân quả mà cha ông ta thường nói.
Hồ Chí Minh là một tấm gương cho lối sống cao đẹp này. Bác luôn mở lòng để yêu thương và trân trọng đồng bào, bởi với người dân là gốc, dân là con, là máu thịt. Chính tư tưởng ấy đã chiến thắng sự bạo tàn của kẻ thù.
Như vậy câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đã nhắc nhở chúng ta rằng cần phải trân trọng cuộc sống, phải biết trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương.
/***/
Truy cập mục tài liệu Văn mẫu lớp 9 để tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp tự rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm văn.