Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Nghị luận xã hội chủ đề Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đề: Anh/chị có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay?
Mở bài: Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
Thân bài:
1. Khái niệm về văn hóa: Theo từ điển Hán – Việt, “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm). Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính: Văn hóa vật chất (vật thể), văn hóa tinh thần (phi vật thể). “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết”
– Giá trị và chức năng của văn hóa: Văn hóa có sức bền vững, lan tỏa, trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian. Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người. Là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên
phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng. Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết.
2. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.
3. Bản sắc văn hóa Việt Nam: Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo và chế tạo đồ gia dụng. Biết làm đồ gốm, làm đồ trang sức, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của bản thân và
cộng đồng. Xuất hiện những vùng miền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh. Nét riêng trong văn hóa người Việt: Đa dân tộc là mỗi dân tộc có một nét đặc thù văn hóa riêng. Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Có ngôn ngữ riêng: chữ Nôm, chữ Quốc ngữ….
Tài liệu
Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.
THEO THUVIENTOAN.NET