Nghiên cứu sinh sản cá nheo mỹ ictalurus punctatus (rafinesque, 1818) tại phú thọ
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 53 trang )
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN NGỌC SƠN
NGHIÊN CỨU SINH SẢN CÁ NHEO MỸ Ictalurus
punctatus (Rafinesque, 1818) TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành:
Nuô i trong thủ y sản
Mã số:
8620301
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Sơn
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Nuôi trồng thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, người lao
động Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Sơn
ii
MỤC LỤC
Lờı cam đoan ……………………………………………………………………………………………………… i
Lờı cảm ơn ………………………………………………………………………………………………………… ii
Mục lục …………………………………………………………………………………………………………… iii
Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………………………………………. v
Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………………………. vi
Danh mục các hình …………………………………………………………………………………………… vii
Trích yếu luận văn …………………………………………………………………………………………… viii
Thesıs abstract…………………………………………………………………………………………………… ix
Phần 1. Mở đầu ………………………………………………………………………………………………… 1
1.1.
Đặt vấn đề …………………………………………………………………………………………….. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 2
1.3.
Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 2
Phần 2. Tổng quan tàı lıệu ………………………………………………………………………………… 3
2.1.
Đặc điểm sinh học ở cá nheo Mỹ …………………………………………………………….. 3
2.1.1.
Hệ thống phân loại …………………………………………………………………………………. 3
2.1.2.
Phân bố ………………………………………………………………………………………………… 3
2.1.3.
Đặc điểm hình thái …………………………………………………………………………………. 4
2.1.4.
Đặc điểm sinh trưởng …………………………………………………………………………….. 4
2.1.5.
Đặc điểm dinh dưỡng …………………………………………………………………………….. 4
2.1.6.
Đặc điểm sinh sản ………………………………………………………………………………….. 5
2.2.
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ……………………………………………………. 7
2.2.1.
Một số nghiên cứu quốc tế………………………………………………………………………. 7
2.2.2.
Nghiên cứu trong nước …………………………………………………………………………… 9
Phần 3. Vật lıệu và phương pháp nghıên cứu …………………………………………………… 11
3.1.
Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 11
3.2.
Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 11
3.3.
Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………… 11
3.4.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 11
3.4.1.
Nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau ……………… 11
3.4.2.
Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ ………………………………… 13
iii
3.4.3.
Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………….. 17
Phần 4. Kết quả và thảo luận …………………………………………………………………………… 18
4.1.
Kết quả các yếu tố mơi trường trong q trình ni vỗ …………………………….. 18
4.2.
Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau …… 19
4.3.
Kết quả nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ ……………………. 20
4.3.1.
Kết quả tuyển chọn cá bố mẹ…………………………………………………………………. 20
4.3.2.
Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo ………………………….. 21
4.3.3.
Kết quả sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ ……………………………………………………. 23
4.3.4.
Kết quả ấp nở và theo dõi sự phát triển của phôi ……………………………………… 25
Phần 5. Kết luận và kıến nghị ………………………………………………………………………….. 28
5.1.
Kết luận………………………………………………………………………………………………. 28
5.2.
Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………. 28
Tàı lıệu tham khảo ……………………………………………………………………………………………. 29
Phụ lục ………………………………………………………………………………………………………….. 32
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CT
Công thức
DO
Hàm lượng oxy hịa tan
DOM
Domperidone
HCG
Human Chorionic Gonadotropin
KDT
Kích dục tố
LRHa
Lutenizing hormone Releasing Rormone analog
T0
Nhiệt độ
TA
Thức ăn
TG
Thời gian
TL
Tỷ lệ
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong q trình ni vỗ…………………………………….. 18
Bảng 4.2. Ni vỗ cá bố mẹ bằng các loại thức ăn khác nhau ………………………………. 19
Bảng 4.3. Kết quả tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ năm 2019 …………………………………… 21
Bảng 4.4. Kết quả sử dụng kích dục tố với liều lượng khác nhau………………………….. 22
Bảng 4.5. Kết quả tỷ lệ cá đẻ sau khi tiêm kích dục tố ………………………………………… 23
Bảng 4.6. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ…………………………………. 23
Bảng 4.7. Sự phát triển của phôi ở nhiệt độ 25- 280C ………………………………………….. 26
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ……………………………… 3
Hình 2.2. Phân biệt giới tính bằng hình thái ngồi của cá (Morris, 1993)………………… 5
Hình 4.1.
Kiểm tra các yếu tố mơi trường ao ni vỗ ………………………………………… 19
Hình 4.2. Nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng thức ăn cá tạp …………………………………………….. 20
Hình 4.3. Tiêm KDT xác định các chỉ tiêu sinh sản cá nheo Mỹ ………………………….. 24
Hình 4.4. Ấp trứng trong bình Weis và theo dõi phát triển phơi …………………………… 25
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Tên Luận văn: Nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ tại Phú Thọ
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 8620301
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay, cá nheo Mỹ đã được nuôi khá phổ biến tại các tỉnh phía Bắc đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên con giống đưa vào nuôi vẫn chủ yếu được nhập từ
Trung Quốc; việc chủ động sản xuất nguồn con giống phục vụ hoạt động ni trồng
thủy sản cịn rất hạn chế. Tỉnh Phú Thọ có hệ thống sơng, hồ thuận lợi cho phát triển đối
tượng cá nheo Mỹ. Đề tài được triển khai với mục đích chủ động sản xuất được con
giống cá nheo Mỹ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần giúp bà con nơng dân giảm chi
phí, nâng cao được hiệu quả kinh tế, đưa đối tượng ni mới vào cơ cấu giống ni góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng
các loại thức ăn khác nhau; Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ bằng
các loại kích dục tố với liều lượng khác nhau và theo dõi các yếu tố môi trường trong
quá trình ni vỗ cá nheo Mỹ gồm: nhiệt độ, pH, DO.
Để triển khai các nội dung nghiên cứu chúng tôi sử dụng: Đánh giá, so sánh tỷ lệ
thành thục của cá nheo Mỹ trong q trình ni vỗ trong ao bằng các loại thức ăn khác
nhau là cá tạp (cá mè) và thức ăn cơng nghiệp viên nổi có hàm lượng protein 35% (hãng
cám Cargill) tại 02 ao mỗi ao có diện tích 200m2, mật độ thả cá bố mẹ 0,75con/m2; Sau
khi tuyển chọn được đàn cá bố mẹ đủ điều kiện tham gia sinh sản, chúng tôi tiến hành
các thí nghiệm sử dụng kích dục tố với các liều lượng khác nhau để kích thích sinh sản,
kích dục tố sử dụng cho việc kích thích sinh sản cá nheo Mỹ gồm: LRHa, DOM, HCG.
Bốn cơng thức sử dụng kích dục tố được nghiên cứu, mỗi cơng thức thí nghiệm được
lặp lại 3 lần, cụ thể như sau: CT1: 130 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cácái; CT2: 140 µg
LH-RHa + 5 mg DOM/kg cácái; CT3: 150µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cácái; CT4:
2000 IU HCG + 6 mg DOM/kg cácái.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thức ăn cơng nghiệp viên nổi có hàm
lượng protein 35% của hãng cám Cargill để nuôi vỗ cá nheo Mỹ đạt kết quả tốt và việc
lựa chọn thức ăn công nghiệp viên nổi với hàm lượng độ đạm cao (35% Protein) để ni
vỗ đàn cá bố mẹ có thể tiết kiệm nhân cơng ni vỗ, đảm bảo an tồn dịch bệnh cho
hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nguồn thức ăn là cá tạp tận dụng tại chỗ đối với
các cơ sở; Sử dụng kích dục tố với liều lượng 150 g LRHa + 5mg DOM/kg cá cái đạt
hiệu quả cao nhất khi cho cá nheo Mỹ tham gia sinh sản nhân tạo.
viii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyễn Ngọc Sơn
Thesis title: Study on the reproduction of catfish in PhuTho province
Major: Aquaculture
Code: 8620301
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Currently, Channel catfish has been cultured popularly in the Northern provinces,
bringing high economic efficiency. However, the seed of fish still mainly imported from
China; The initiative in producing seed sources for aquaculture is still very limited. Phu Tho
province has a system of rivers and lakes which are favorable conditions for the
development of Channel catfish. The project was implemented with the aims toproduce
proactively Channel catfish in Phu Tho province, assisting farmers reduce costs, improve
economic efficiency and bring this fish into the Breeding structure contributes to improve
the efficiency of aquaculture production in this province.
In this study, we focused on feeding forChannel catfish with different feeds;
Studying on techniques to stimulate reproduction of Channel catfish with different types
of hormones and doses, accompany with
manage environmental parameter
(temperature, pH, DO) in the process of raising Channel catfish
To implement the research contents we used the evaluate and comparison the
maturity rate of Channel catfish in pond culture process with different kinds of feeds
including trash fish (silver carp) and feed floating pellet with 35% protein content
(Cargill) at 02 ponds, each pond with an area of 200m2, brood stocking density of 0.75
fish / m2; After selecting the parents to be able to reproduce, we conducted experiments
using hormones with different doses to stimulate reproduction, sex hormones used for
stimulation Channel catfish breeding includes: LRHa, DOM, HCG. Four formulas using
hormones were studied, each experimental formula was repeated 3 times, namely as
follows: CT1: 130 µg LH-RHa + 5 mg DOM / kg of female; CT2: 140 µg LH-RHa + 5
mg DOM / kg female; CT3: 150µg LH-RHa + 5 mg DOM / kg female; CT4: 2000 IU
HCG + 6 mg DOM / kg female.
The results of study showed that the use of floating pellet feed with 35% protein
content of Cargill to feed Chennal catfish resulted highest efficarcy and the selection of
floating pellet feed with high protein content ( 35% Protein) for broodstock rearing can
reduced labor cost and the risk of diseases compared to that of using trash fish feed on
site for muscle facility; Using sex hormone at a dose of 150 g LRHa + 5mg DOM / kg
of female fish is most effective in artificial reproduction for Channel catfish
ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bên cạnh việc đầu tư về công nghệ phát triển những đối tượng cá
bản địa thì cũng cần nhập nội những đối tượng cá mới để phát triển ni trồng
thủy sản. Vì vậy, một số lồi cá được di nhập, thuần hóa để thúc đẩy tăng trưởng
về sản phẩm trong nước. Những đối tượng nhập nội thường là những đối tượng
có giá kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm thủy sản trên thị trường như:
cá tầm, cá hồi…và gần đây đối tượng được người ni rất quan tâm đó là cá nheo
Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818). Đây là loài có giá trị dinh dưỡng
cao, tỷ lệ protein cao, mỡ và cholesterol thấp, thành phần khoáng và vitamin
phong phú (Nettleton et al., 1990). Một trong những mấu chốt quan trong quyết
định đến sự phát triển nuôi bền vững của một lồi là làm chủ được cơng nghệ sản
xuất giống, vì vậy các nhà khoa học đã tập trung vào nghiên cứu kích thích sinh
sản nhân tạo và từng bước nâng cao được hiệu quả sản xuất giống loài cá này. Ở
miền Bắc Việt Nam, cá nheo Mỹ đã được nuôi ở một số tỉnh và ngày càng được
mở rộng quy mơ và diện tích ni. Số liệu thống kê cho thấy tại tỉnh Hải Dương
hiện có hơn 700 lồng ni cá nheo Mỹ cho sản lượng hàng năm trên 3.000 tấn
(Chi cục Thủy sản Hải Dương, 2018); Tỉnh Bắc Ninh năm 2018 có trên 120 lồng
ni cá nheo Mỹ, đạt sản lượng toàn tỉnh trên 400 tấn cá nheo Mỹ (Chi cục Thủy
sản Bắc Ninh, 2018); Tỉnh Phú Thọ, có hơn 200 lồng nuôi cá nheo Mỹ, sản
lượng đạt 1.000 tấn cá nheo Mỹ năm 2018 (Chi cục Thủy sản Phú Thọ, 2018);
Tỉnh Sơn La, có trên 300 lồng ni cá nheo Mỹ cho sản lượng 1.000 tấn năm
2017 (Chi cục Thủy sản Sơn La, 2017). Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất nguồn
con giống cung ứng cho người nuôi còn rất hạn chế và giá thành cao, giống chủ
yếu được nhập từ Trung Quốc khó kiểm sốt dịch bệnh.
Trong những năm gần đây, phát triển thủy sản được Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Phú Thọ xác định là một trong những chương trình nơng nghiệp
trọng điểm của tỉnh. Phong trào nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt phát triển cá lồng trên sông và hồ chứa. Đến năm 2018, trên địa bàn
tỉnh đã phát triển được 1.500 lồng nuôi cá trên sông Lô, sông Đà, sông Bứa và
các hồ chứa. Trong đó, tập trung chủ yếu trên sông Đà, sông Lô chảy qua địa bàn
tỉnh. Sản lượng hàng năm đạt trên 4 ngàn tấn cá thương phẩm các loại đã góp
1
phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, nâng cao năng suất, sản
lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại, khi giá các đối tượng cá truyền thống như rô phi, mè, trôi… ngày
càng bị mất giá, giá cả bấp bênh. Do vậy, việc chủ động sản xuất được con giống
cá nheo Mỹ góp phần giúp bà con nơng dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao được
hiệu quả kinh tế, đưa đối tượng nuôi mới vào cơ cấu giống nuôi trên địa bàn tỉnh
là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tơi tiến hành lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu sinh
sản cá nheo Mỹtại Phú Thọ”.Thành công của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Sinh sản được cá nheo Mỹ tại Phú Thọ góp phần chuyển giao cho các cơ sở
sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
– Nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau;
– Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ bằng các loại KDT
với liều lượng khác nhau;
– Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình ni vỗ cá nheo Mỹ gồm:
nhiệt độ, pH, DO.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Ở CÁ NHEO MỸ
2.1.1. Hệ thống phân loại
Theo mô tả của Ross, 2001, cá nheo Mỹ thuộc:
Lớp: Actinopterygii
Bộ cá Nheo: Siluriformes
Họ: Ictaluridae
Giống: Ictalurus
Loài: Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)
Tên tiếng Anh: Channel Catfish
Hình 2.1. Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)
2.1.2. Phân bố
Cá nheo Mỹ là loài cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada và
phía đơng Bắc Mỹ cũng như phía bắc của Mexico. Theo Glodek (1980); Starnes
và Etnier (1993), cá nheo Mỹ phân bố rộng trên các hồ tự nhiên, hồ chứa, các
dòng suối nước sạch nơi có hàm lượng ơxy hịa tan cao, có thể tìm thấy trên các
suối có tốc dịng chảy chậm và nước phù sa, thường thấy cá cuối nguồn của các
đập nước, cũng có thể tìm thấy cá trong các vùng nước lợ.
Ngày nay, cá nheo Mỹ đã có mặt ở trên 35 quốc gia trên thế giới (FAO,
2006). Cá nheo Mỹ được giới thiệu đầu tiên tại Puerto Rico năm 1938, tiếp đó cá
được đưa tới cộng hịa Dominican năm 1954, Bỉ và Anh năm 1968, Nigeria năm
1970, Hàn Quốc năm 1972, Philippines năm 1974, Trung Quốc năm 1984, Thái
Lan năm 1989 (Eli, 2005).
3
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Vây hậu mơn có 24-27 tia vây, vây lưng có 6-7 tia vây, vây ngực có 7-9 tia
vây, vây bụng có 8-9 tia vây, có 13-18 lược mang.
Cá nheo Mỹ có thân thon dài, khơng vẩy, tia vây trên các vây là tia vây
mềm ngoại trừ tia vây trên vây lưng và ngực. Vây mỡ nằm giữa vây lưng và vây
đi khơng có chứa tia vây. Mắt cá nhỏ, miệng nằm phía trước có 4 đơi râu
quanh miệng. Đi cá hình lưỡi mác, vây hậu mơn hình vành khun.
Màu sắc: Cá nhỏ thường có màu ánh bạc và màu trắng hồng. Viền ngoài
của vây lưng, vây mỡ, vây hậu mơn và vây đi thường có màu đen. Cá giống
khi đạt kích cỡ 6-7 cm bắt đầu xuất hiện chấm đen trên thân, các đốm này từ từ
biến mất khi cá có tuổi đời lớn hơn 3 tuổi. Cá hương râu không màu, khi cá
trưởng thành râu chuyển màu sáng bạc. Cá lớn có màu xanh đen dọc theo lưng,
cá cái có màu sáng hơn cá đực. Đầu cá đực trưởng thành có màu xanh đen.
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Trong sinh sản nhân tạo và nuôi cá nheo Mỹ, vịng đời của cá có thể chia
làm các giai đoạn khác nhau: Cá bột, cá hương, cá giống, cá thịt và cá bố mẹ
(Hunter và Dupree, 1984). Cá bột mới nở có chiều dài là 5,5 – 6,0 mm. Cá hương
nuôi từ cá bột sau 40 ngày tuổi có thể đạt 50 mm. Sau 120 ngày tuổi cá có thể đạt
chiều dài 230 mm. Để hồn thành một chu kỳ nuôi cá nheo Mỹ từ cá bột đến giai
đoạn cá thương phẩm cần 18 tháng (Zimba et al., 2003).
Trong tự nhiên, sinh trưởng của cá nheo Mỹ phụ thuộc vào chế độ dinh
dưỡng trong mỗi thủy vực. Số liệu theo dõi sinh trưởng về chiều dài trung bình
năm đầu của cá nheo Mỹ là 72 – 102 mm, các năm tiếp theo trong 7 năm lần lượt
là 132 – 189 mm, 203 – 272 mm, 266 – 341 mm, 304 – 370 mm, 353 mm và 425
mm (Carlander, 1969). Appelget và Smith (1950) thống kê chiều dài xương sống
của cá từ năm thứ nhất tới năm thứ 12 lần lượt là 75 mm, 161 mm, 231 mm, 299
mm, 361 mm, 423 mm, 488 mm, 536 mm, 620 mm, 676 mm, 658 mm và 709
mm. Cá nheo Mỹ có thể sống đến 40 năm tuổi, khối lượng 26,3 kg và chiều dài
1300 mm (Glodek, 1980).
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá nheo Mỹ là lồi ăn tạp. Trong các sơng lớn ở Mỹ, thành phần thức ăn
chủ yếu của cá là ấu trùng côn trùng, giáp xác, cá và các động vật thân mềm.
Trong các hồ chứa cá ăn động vật phù du, các chất lắng đọng và cá cỡ nhỏ. Trên
4
các dòng suối vào mùa lũ cá ăn giun đất, thậm chí chuột (Robinette và Knight,
1981). Ấu trùng cá nheo Mỹ ăn động vật phù du, cá bột của các loài cá khác, hoạt
động bắt mồi chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều. Ấu trùng các loại động vật
thủy sinh là nguồn thức ăn chủ yếu của cá nheo Mỹ có kích cỡ nhỏ hơn 102 mm.
Cá cỡ 279 – 381 mm ăn cùng loại thức ăn trên nhưng thành phần thức ăn có thêm
cả cá và giáp xác cỡ lớn. Từ giai đoạn cá đạt kích cỡ 3-4 cm/con có thể luyện cho
cá ăn thức ăn cơng nghiệp.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Phân biệt giới tính
Phương pháp phổ biến để phân biệt giới tính cá là lấy mẫu tuyến sinh dục
của cá đã biệt hố giới tính và quan sát. Cá nheo Mỹ có thể xác định giới tính ở
khoảng 4 tháng tuổi, tuy nhiên giới tính của cá nheo Mỹ có thể phân biệt bằng
quan sát hình thái ngoài của cá ở một số giai đoạn nhất định.
Vào mùa vụ sinh sản, cá đực có lỗ sinh dục nhú dài cách xa lỗ hậu môn, độ
dài phụ thuộc vào tuổi của cá. Cá cái lỗ sinh dục thường là khe nhỏ phẳng hình ơ
van liền kề sau lỗ hậu mơn và thường có màu đỏ. Có thể phân biệt bằng cách
quan sát phần cơ trên lưng cá. Phần cơ trên đầu và lưng của cá đực thường có 3
vùng phình rộng từ đầu xuống bụng, trong khi đó cá cái có 2 phần phân biệt giữa
phần đầu và bụng. Về màu sắc của cá đực chuyển từ màu xanh xám sang màu
đen. Cá cái có màu xám và màu nâu vàng.
Hình 2.2. Phân biệt giới tính bằng hình thái ngoài của cá (Morris, 1993)
Tuổi và cỡ cá thành thục
Theo Carlander (1969), điều kiện sinh sản nhân tạo và nuôi trong ao cá
nheo Mỹ thành thục sinh dục ở tuổi thứ 2 khi đạt chiều dài khoảng 350- 359 mm
với cá cái và 330-339 mm với cá đực. Thông thường cá thành thục khi đạt chiều
5
dài 305 mm; tỷ lệ sinh sản thành công với cá 2 năm tuổi thường thấp và với cá 3
năm tuổi khoảng 12,7%. Theo Steeby và Wagner (2005), khi tiến hành sinh sản
cá nheo Mỹ nên chọn cá bố mẹ có tuổi từ 3 tuổi trở lên, tuổi tốt nhất cho cá bố
mẹ là 5 tuổi. Kenneth (2009) cho rằng thành thục của cá nheo Mỹ có thể thay đổi
theo chu kỳ mùa và sự thay đổi về chu kỳ ánh sáng, cá nheo Mỹ 22 tháng tuổi có
thể kích thích thành thục sinh dục.
Sức sinh sản
Cá nheo Mỹ có sức sinh sản tương đối lớn 10.000 – 20.000 trứng/cá cái tùy
theo khối lượng cá. Thông thường cá đẻ từ 6.000-8.000 trứng/kg khối lượng cơ
thể. Cá cái có khối lượng khoảng 0,45-1,81 kg thường có khoảng 8.800 trứng/kg
khối lượng.
Tập tính sinh sản và q trình phát triển của phơi
Trên các sơng suối khi cá đẻ, cá đực tìm vị trí thích hợp, thường là nơi có
các vật trú ẩn, dưới các gốc cây, hay các hốc đá. Trong các ao ni hay hồ chứa
cá đẻ có thể làm tổ trên bùn đáy. Giai đoạn cá đẻ thường kéo dài từ 4-6 giờ, mỗi
giờ cá đẻ khoảng 9 lần, mỗi lần đẻ khoảng 150 trứng. Trứng cá nheo Mỹ mới đẻ
có màu vàng, đường kính từ 3,0- 4,0 mm, trung bình 3,2 mm. Cá cái sau khi đẻ
bơi đi, cá đực ở lại chăm sóc ổ trứng. Trong sinh sản nhân tạo các vật trú ẩn,
thùng chứa được thiết kế làm tổ đẻ cho cá .
Cá nheo Mỹ đẻ trứng dính, màu sắc của trứng thay đổi theo giai đoạn phát
triển của phôi từ màu vàng sang đỏ nhạt, thời gian ấp nở của trứng thụ tinh phụ
thuộc vào nhiệt độ, với nhiệt độ từ 21-29oC trứng thường nở sau 8 và 5 ngày ấp.
Trứng thụ tinh nở sau 6 ngày ở nhiệt độ 25oC và 10 ngày ở nhiệt độ 15,6oC.
Nghiên cứu ấp trứng ở nhiệt độ cao trên 36oC, Allen và Strawn (1968) cho rằng
cá bị biến đổi hình thái của xương sống. Ấu trùng cá mới nở thường dài khoảng
6,4 mm và thường tập trung quanh ổ đẻ. Sau khoảng 7 ngày cá bắt đầu tiêu hết
nỗn hồn và bơi kiếm thức ăn.
Sinh sản nhân tạo
Nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiến hành đầu tiên ở Mỹ vào năm
1890. Năm 1916, phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng ổ đẻ, thu trứng ấp
trong điều kiện nhân tạo thành công. Tiếp theo sự thành công các nhà khoa học
tiếp tục nghiên cứu ương nuôi cá hương, cá giống trong trại sản xuất giống. Hiện
nay các kỹ thuật sinh sản nhân tạo nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiến
6
hành đầu tiên ở Mỹ vào năm 1890. Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá nheo Mỹ
trong dung dịch bảo quản giúp giữ tinh trùng lâu hơn và chủ động thời gian sinh
sản được thực hiện bởi Christensen và Tiersch (1996).
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Một số nghiên cứu quốc tế
Tình hình và cơng nghệ sản xuất giống cá nheo Mỹ:
Nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiến hành đầu tiên ở Mỹ vào năm
1890 (Shira, 1917). Năm 1916, phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng ổ đẻ,
thu trứng ấp trong điều kiện nhân tạo thành công. Tiếp theo sự thành công các
nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ương nuôi cá hương, cá giống trong trại sản
xuất giống (Clapp, 1929). Hiện nay các kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi
cá nheo Mỹ được thực hiện tương tự như những kỹ thuật được phát triển sau
những năm 1940. Sử dụng hormone kích thích rụng trứng được thực hiện qua
nghiên cứu của Giudice (1966). Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá nheo Mỹ
trong dung dịch bảo quản giúp giữ tinh trùng lâu hơn và chủ động thời gian sinh
sản được thực hiện bởi Christensen và Tiersch (1996). Ngoài những phương
pháp ấp trứng truyền thống thì phương pháp khử dính và ấp trứng trong bình
McDonald cũng được nghiên cứu thành cơng (Dorman, 1993). Bên cạnh những
nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, một số nghiên cứu lai tạo giữa các loài cá nheo
Mỹ khác nhau để tạo con lai có ưu thế lai như khả năng sinh trưởng nhanh và
kháng bệnh cũng được tiến hành. Giudice (1966) nghiên cứu lai tạo giữa cá cái
của cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus và cá đực cá nheo Mỹ xanh Ictalurus
furcatus, kết quả thu được con lai có sức sinh trưởng tăng 20% so với cá bố mẹ.
Hệ số chuyển đổi thức ăn của con lai giảm từ 10-20% so với cá bố mẹ. Bên cạnh
khả năng về sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn, khả năng kháng bệnh
của con lai cũng tốt hơn Ella (1984).
Năm 2013, 1,5 tỷ cá bột được sản xuất, với giá trị bán ra ước khoảng 2.0003.000 triệu NDT. Vùng sản xuât với sản lượng cá nheo Mỹ lớn nhất là quận Gia
Dục thuộc tỉnh Hồ Bắc. Có 72 cơ sở chăn nuôi với gần 80.000 cá ông bà. Sản
lượng cá bột tại Gia Dục chiếm gần 70% tổng sản lượng cá Nheo bột của toàn
quốc. Năm 2013, với 200.000 cá bố mẹ ở Gia Dục, cung ứng sản lượng 0,8-1,0 tỷ
cá bột. Trong những thời điểm gần đây, 10.000 cá bột có giá khoảng 500 NDT,
trong khi cá đó đến giai đoạn thành thục mỗi cá thể có thể có giá trị 30-50 NDT.
7
Trong những năm cuối thập niên 80, Trung Quốc bắt đầu cho sinh sản nhân tạo
thành công cá nheo Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm qua một số vấn đề xảy ra như
thối hóa giống, biến đổi nguồn giống và sự xuất hiện nhiều hơn của dịch bệnh.
Để giải quyết những vấn đề bao gồm cận huyết, thối hóa giống và tăng
trưởng chậm, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư, thiết lập cơ sở cải thiện tăng
trưởng cá nheo Mỹ cấp Quốc gia tại Tứ Xuyên, Hồ Bắc và An Huy. Các phịng
ni trồng thủy sản của các tỉnh cũng được thành lập.
Trang trại cá bố mẹ tại quận Gia Dục, tỉnh Hồ Bắc với diện tích trên 70 ha,
với khoảng 47,5 ha mặt nước. Trang trại đã tiếp nhận 4 lô cá bố mẹ được nhập từ
Mỹ. Đến nay, trang trại đã sử dụng 30.000 cá ông bà lai tạo được 50.000 cá bố
mẹ bảo quản tại chỗ (in situ).
Nền tảng của sinh sản và ngân hàng giống được thành lập với sự liên kết
của doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. Năm 2007, một dự án nhân giống cá
nheo Mỹ được thực hiện bởi Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Viện Nghiên
cứu cá biển Vàng của Học viện Thủy sản Trung Quốc. Sau 6 năm nghiên cứu, họ
đã thành công trong việc lai tạo tạo ra giống mới được gọi là “Giang Phong 1”.
Dưới cùng một điều kiện ni, khối lượng trung bình sau 18 tháng “Giang Phong
1” tăng trưởng 22,1% so với cá được sinh sản nhân tạo khác và hơn 25,3% so với
cá nheo Mỹ tự nhiên. Thành công này đã mang lại sự phát triển bền vững, lành
mạnh và hiệu quả cho nền công nghiệp nuôi cá nheo Mỹ. Tuy nhiên sản lượng
con giống “Giang Phong 1” chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường khi năm
2015 chỉ khoảng 120 triệu cá bột được sản xuất, chiếm khoảng 15% tổng lượng
cá thị trường cần.
Sinh sản cá nheo Mỹ thông thường gồm 3 phương pháp: (1) Đẻ tự nhiên
trong ao, có chuẩn bị các thùng đẻ (gọi là ổ đẻ); (2) Đẻ tự nhiên trên bể: cá bố mẹ
thành thục được ghép cặp, tiêm kích dục tố và cho đẻ tự nhiên trên hệ thống bể;
(3) Đẻ nhân tạo: cá bố mẹ thành thục được tiêm kích dục tố, cho sinh sản bằng
phương pháp vuốt lấy trứng và mổ cá đực lấy tinh.
Trong 3 phương pháp trên, phương pháp cho đẻ tự nhiên trong ao có chuẩn
bị trước ổ đẻ nhân tạo được sử dụng rộng rãi nhất. Ưu điểm của phương pháp này
là khơng tốn q nhiều nhân cơng và địi hỏi kỹ thuật như ở 2 phương pháp sau.
Nhược điểm: đòi hỏi lượng cá bố mẹ vô cùng lớn nếu muốn sản xuất với số
lượng lớn.
8
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Sản xuất giống cá nheo Mỹ lần đầu tiên được nghiên cứu thành công tại
Việt Nam là kết quả của đề tài “Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá nheo Mỹ
Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam” (2012-2014). Kết
quả của đề tài là bước đầu đã sản xuất được trên 30.000 con giống cỡ 5-7
cm/con, các báo cáo liên quan đến đặc điểm sinh học sinh sản, thử nghiệm nuôi
thương phẩm với quy mô nhỏ.
Cá nheo Mỹ mặc dù đã được nuôi phổ biến tại hầu hết các thủy vực của
miền Bắc và cũng đã chủ động được sản xuất giống bằng phương pháp nhân tạo.
Tuy vậy việc sản xuất giống là rất hạn chế, bởi một số nguyên nhân: đến tận
2016, cá nheo Mỹ mới được công nhận là đối tượng nuôi mới tại Việt Nam. Hiện
nay, thơng qua chương trình nơng thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ
hỗ trợ, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc mới bắt đầu tiến
hành chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sinh sản cá nheo Mỹ được cho một
doanh nghiệp tại Hải Dương, hiện mới bắt đầu triển khai và cho một doanh
nghiệp tại Sơn La, dự kiến triển khai 2019. Rõ ràng việc sản xuất giống cá nheo
Mỹ có bài bản hiện nay là vơ cùng hạn chế.
Đối với nuôi thương phẩm: Cá nheo Mỹ lần đầu tiên được đưa vào nuôi
thương phẩm tại Việt Nam là vào năm 2010, Hải Dương là tỉnh đầu tiên đã nuôi
thương phẩm cá nheo Mỹ. Với khả năng dễ nuôi, tăng trưởng tốt cộng với giá cả
thị trường thời điểm 2010-2012 là khá cao (có thời điển lên tới 140.000đ/kg) đã
tạo ra một con sốt nuôi cá nheo Mỹ trên hầu khắp các tỉnh phía Bắc.
Năng suất ni cá nheo Mỹ trong lồng trên sông hiện nay mang lại năng
suất rất cao so với các đối tượng nuôi khác. Thông thường sản lượng nuôi trong
lồng trên sông thường đạt khoảng 40-50kg/m3. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi ồ
ạt cá nheo Mỹ trong lồng thiếu quy hoạch mang tính tự phát, nuôi theo kinh
nghiệm, thiếu sự hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cùng với đó là việc mơi trường
ni ngày càng ô nhiễm, dẫn tới dịch bệnh trong những năm gần đây bùng phát
dữ dội đã gây những thiệt hại không nhỏ đến người nuôi. Từ nguyên nhân
này,một vài năm trở lại đây, hiện tượng người dân phải “treo lồng” cũng khá
nhiều. Trong khi dịch bệnh thường xuất hiện trên cá ni lồng, thì cá được ni
thương phẩm trong ao không thấy xuất hiện bệnh. Nuôi trong ao hiện chủ yếu thả
ghép với các đối tượng cá khác, nuôi đơn thâm canh còn rất hạn chế.
9
Cá nheo Mỹ nuôi trong ao cho hiệu quả kinh tế là khá cao so với một số
đối tượng nuôi khác. Theo Kim Văn Vạn, (2017) thì sau 13 tháng ni từ kích cỡ
thả con giống ban đầu khoảng 31g/cá thể cá ni đạt kích cỡ 2,5-2,8kg/con. Tại
các mật độ ni 1; 1,5 và 2,0con/m2 thì ở mật độ 1 con/m2 đem lại hiệu quả kinh
tế là cao nhất.
Hiện nay, một số hộ ni lồng đã chuyển sang hình thức nuôi kết hợp giữa
ao và lồng. Nghĩa là cá sẽ được ương, ni và ni lớn hồn tồn trong ao đến
kích cỡ 2-3kg/cá thể, tiếp đó chúng sẽ được chuyển ra lồng ni tiếp đến kích cỡ
thương phẩm lớn hơn, và khi đến mùa dịch thì cá đã kịp đạt kích cỡ và đem đi
tiêu thụ.
Tại Phú Thọ, với tổng diện tích ni trồng thủy sản trên 10,5 ngàn ha, sản
lượng đạt 40 ngàn tấn; Nhu cầu giống hàng năm cung cấp cho người nuôi đạt từ
120-130 triệu con giống các loại. Cá nheo Mỹ hiện nay đang được nuôi rộng rãi
trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu nuôi cá lồng. Với hệ thống sông Đà, sông
Lô… chảy qua địa bàn tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng
với trên 1500 lồng nuôi trong đó ni cá nheo Mỹ chiếm 30% tổng số lồng nuôi.
Nhu cầu giống cá nheo Mỹ hàng năm đạt trên 1 triệu con giống. Tuy nhiên,
nguồn con giống vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc dẫn tới khó kiểm sốt được
dịch bệnh, hiệu quả sản xuất cho người nuôi thấp. Dự báo nhu cầu con giống
trong những năm tới đối với cá nheo Mỹ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng
tăng cao đòi hỏi các cơ sở sản xuất cần nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa
học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành cho bà con nông dân.
10
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trại sản xuất giống cấp I- Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ;
Địa chỉ: Khu Đầm Dài, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian triển khai thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng 8/2019.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) tuổi 2+ được lưu giữ
tại Trại sản xuất giống cấp I- Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ có nguồn gốc từ
Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản I.
3.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau
Đánh giá, so sánh tỷ lệ thành thục của cá nheo Mỹ trong q trình ni vỗ
trong ao bằng các loại thức ăn khác nhau là cá tạp (cá mè) và thức ăn cơng
nghiệp viên nổi có hàm lượng protein 35% (hãng cám Cargill).
– Thức ăn thí nghiệm 1 (TA1): 100% thức ăn là cá tạp (cá mè);
– Thức ăn thí nghiệm 2 (TA2): 100% thức ăn công nghiệp 35% Protein.
* Chuẩn bị ao nuôi vỗ và cho cá nheo Mỹ sinh sản:
Sử dụng 2 ao có hệ thống cống tràn thông với nhau đảm bảo chất lượng
nguồn nước tương đương nhau; mỗi ao có diện tích 200 m2 được tẩy dọn sạch sẽ
theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiến hànhlấy nước vào ao với mức nước đạt từ 11,5 m thì tiến hành thả cá; kiểm tra hệ thống cống cấp và thoát nước đảm bảo đầu
các cống cấp nước buộc lưới mau để tránh cá tạp vào trong ao khi lấy nước.
– Chọn và bố trí ni vỗ cá bố mẹ
300 con cá nheo Mỹ bố mẹ có độ tuổi >24 tháng tuổi, cỡ từ 2-3 kg/con, cá
đồng đều, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, kích thước đồng đều được tuyển
chọn và đưa vào ao ni vỗ. Bố trí 2 cơng thức thức ăn khác nhau: Ao 1 là thức
ăn cá tạp; Ao 2 là thức ăn cơng nghiệp viên nổi 35% protein.
Diện tích mỗi ao 200m2, độ sâu 1,5m; mật độ nuôi vỗ 0,75 con/m2.
11
– Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ:
Thời gian nuôi vỗ từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2019, sử dụng thức ăn cá
tạp (cá mè) cho ăn với lượng 5-7% khối lượng đàn cá và thức ăn cơng nghiệp
Cargillcó hàm lượng protein 35% với lượng từ 3-5% khối lượng đàn cá; ngày
cho cá ăn 2 lần vào 8h sáng và 17h chiều. Trong ao lắp máy bơm, phun mưa để
đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho cá. Định kỳ 15 ngày/lần bơm thay thế ¼ lượng
nước trong ao. Trong q trình nuôi vỗ hàng tháng sử dụng thuốc khử trùng
IODIN 9000, sau 3 ngày tiếp tục bổ sung chế phẩm sinh học Super Aqua làm
sạch mơi trường và trong q trình nuôi vỗ cá nheo Mỹ được cho ăn thuốc xử lý
nội, ngoại ký sinh theo phương pháp dùng của Kim Văn Vạn và cs.(2010).
Tiến hành kiểm tra mức độ thành thục của cá trong ao vào cuối tháng 3, khi
kiểm tra ngừng cho cá ăn trước 1 – 2 ngày để tránh nhầm lẫn giữa cá ăn no và cá
có trứng. Đối với cá cái, dùng que thăm trứng lấy hạt trứng thông qua lỗ niệu
sinh dục để quan sát màu sắc, kích cỡ của hạt trứng. Nếu hạt trứng có màu vàng
rơm, đường kính khoảng 3mm cá có thể cho sinh sản hoặc kiểm tra độ chín của
trứng thơng qua quan sát độ lệch của nhân bằng dung dịch làm trong trứng. Đối
với cá đực, nếu gai sinh dục có màu hồng và dài chứng tỏ cá đã thành thục. Thu
số liệu tỷ lệ thành thục của cá thông qua số cá thành thục trên tổng số cá đã đưa
vào nuôi vỗ.
* Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ:
Tỷ lệ lựa chọn cá bố mẹ đực/cá cái đưa vào tham gia sinh sản là 1:3. Cá đực
lựa chọn những con có bụng hẹp, phẳng, lỗ sinh dục sưng và có màu tím đỏ. Cá
cái lựa chọn những con có bụng to, có tính đàn hồi, lỗ sinh dục mở to, sưng và có
màu ửng hồng, hằn buồng trứng xuống rõ và hơi sệ sang hai bên. Dùng que thăm
trứng lấy trứng cho vào dung dịch thuốc thử được pha chế trước trong đĩa lồng
(gồm 85% cồn + 5% formaline + 15% acid acetic). Lấy trứng kiểm tra trong
khoảng 5 – 10 phút, nếu thấy 1/2 – 2/3 số trứng có nhân lệch về cực động vật và
hằn buồng trứng khá rõ thì đó là cá đã thành thục tốt. Các hạt trứng thành thục có
màu vàng sáng, các hạt rời nhau, căng trịn, đàn hồi tốt, đường kính trứng thành
thục dao động 2 – 3,0mm tùy theo kích cỡ cá cái.
-Trong q trình ni vỗ cá nheo Mỹ bố mẹ chúng tôi tiến hành theo dõi
các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, cụ thể:
+ Đối với nhiệt độ: Đo 1 lần/ngày bằng nhiệt kế bách phân
12
+ Đối với pH: Đo 1 lần/ngày bằng máy đo pH
+ Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): Đo 1 lần/ngày bằng máy đo DO.
3.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ
Đề tài sử dụng đàn cá nheo Mỹ đã được nuôi vỗ tại Trại sản xuất giống cấp
I- Chi cục Thủy sản Phú Thọ thuộc đề tài “Xây dựng mơ hình ứng dụng cơng
nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus tại
tỉnh Phú Thọ”.
* Chọn cá bố mẹ cho sinh sản dựa theo các tiêu chuẩn sau:
– Cá cái: Dựa vào hình dạng ngồi và dùng que thăm trứng để xác định độ
thành thục của từng cá thể theo các tiêu chuẩn:Bụng to và mềm đều; Lỗ sinh dục
sưng và có màu ửng hồng; Sự cực hóa của nhân đạt trên 80% tổng số trứng lấy
ra; Trứng có màu vàng rơm, kích thước dao động trong khoảng 3,2mm; Trứng
căng trịn và có độ rời cao.
– Cá đực: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu: Thân thon dài, đầu to, không
quá mập; Gai sinh dục càng dài càng tốt và có màu ửng hồng ở đầu mút.
* Tiến hành lựa chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, độ chín muồi sinh dục cao đưa
vào các bể đẻ; cá bố mẹ được nhốt riêng từng ơ (1m2) để kích thích sinh sản. Sử
dụng kích dục tố với các liều lượng khác nhau để kích thích sinh sản, kích dục tố
sử dụng cho việc kích thích sinh sản cá nheo Mỹ gồm: LRHa, DOM, HCG. Bốn
cơng thức sử dụng kích dục tố được nghiên cứu, mỗi cơng thức thí nghiệm được
lặp lại 3 lần, cụ thể như sau:
– CT1: 130 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái;
– CT2: 140 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái;
– CT3: 150µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái;
– CT4: 2000 IU HCG + 6mg DOM/kg cá cái.
Đối với cá cái tiêm 2 liều, trong đó liều khởi động bằng 1/3 tổng liều và liều
quyết định cách liều khởi động 12 giờ. Liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm
cho cá cái và tiêm 1 liều duy nhất trùng với lần tiêm quyết định của cá cái.
Cách tiêm: Kích thích rụng trứng cho cá nheo Mỹ phụ thuộc vào các
phương pháp cho sinh sản khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là tiêm vào gốc
vây ngực.
13
Thu sản phẩm sinh dục và thụ tinh nhân tạo: Sau khi tiêm liều quyết định
khoảng 20 giờ thì kiểm tra, nếu trứng rụng tiến hành thu sản phẩm sinh dục. Đối
với cá đực vì cấu tạo tuyến sinh dục hình hoa khế nên khơng vuốt được tinh dịch
mà phải mổ.
*Kỹ thuật thụ tinh
Sử dụng phương pháp thụ tinh khô. Sau khi kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ
vào bụng cá cái, gần lỗ sinh dục thấy trứng chảy ra từ lỗ sinh dục thì tiến hành
thụ tinh cho trứng. Đối với cá đực phải giải phẫu để thu buồng tinh vì tuyến sinh
dục của cá đực có dạng hoa khế không thể vuốt để lấy sẹ được. Với cá cái, trứng
được vuốt vào bát men khơ sau đó dùng tuyến sinh dục của cá đực đã được cắt
nhỏ nghiền nát để trộn vào với trứng (khi cá bắt đầu rụng trứng, tiến hành vuốt
trứng và mổ cá đực lấy tuyến sinh dục, công việc này được tiến hành song song);
dùng lông gà đảo đều trứng khoảng 1 – 2 phút cho trứng được thụ tinh. Trứng
được rửa bằng nước sạch sau đó đưa vào dụng cụ ấp nở. Sau khi gieo tinh 6-7
giờ, tiến hành xác định tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào chất lượng sản
phẩm sinh dục, nhất là chất lượng buồng tinh.
* Kỹ thuật sinh sản nhân tạo:
– Vuốt trứng: Lật ngửa cá cái, dùng tay ấn nhẹ lên bụng cá cái nếu thấy
trứng chảy ra thì bắt cá đực cho vào dung dịch thuốc gây mê pha sẵn. Trong cùng
thời gian, tiến hành vuốt trứng cá cái và mổ cá đực. Cá cái được cuộn trong băng
ca vải, thấm khô nước ở bụng và lỗ sinh dục, dùng tay ép nhẹ vào phần bụng
dưới của cá để trứng rơi vào chậu nhựa; khi bắt đầu xuất hiện tia máu thì ngừng
vuốt trứng, thả lại cá cái vào trong bể xi măng có nước chảy và sủi khí cho cá hồi
phục, theo dõi cá sau 24 giờ thả cá ra ngoài ao.
– Mổ cá đực lấy sẹ:dùng kéo nhọn rạch 1 vết dài 7-10cm tại lườn bụng cách
lỗ hậu mơn 5-6cm sau đó dùng ngón tay trỏ vén ruột và mỡ cá ra cho tới khi nhìn
thấy tuyến sẹ là hai dải dài hình lược nằm dưới thận, dùng panh gắp tuyến sẹ ra
cho vào đĩa lồng. Sát trùng vết mổ bằng cồn Iodine 10% rồi khâu vết mổ lại, tiếp
tục sát trùng vết mổ 1 lần nữa sau đó thả cá đực lại vào bể cho cá hồi phục, theo
dõi cá sau 24 giờ thả cá ra ngoài ao.
* Phương pháp xác định tỷ lệ thụ tinh:
Trứng cá nheo Mỹ sau khi thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh khơ thì tiến
hành thu mẫu quan sát trứng dưới kính hiển vi khi thấy trứng chuyển sang giai
14
đoạn phơi vị thì xác định tỉ lệ thụ tinh bằng cách:
Thu mẫu ngẫu nhiên trứng đã thụ tinh đang ấp cho vào đĩa petri và quan sát
dưới kính hiển vi. Thời điểm thu mẫu 6-7 giờ sau khi trứng thụ tinh (trứng đang
phát triển ở giai đoạn phôi thuẫn). Phương pháp đánh giá: Trứng khơng thụ tinh
có màu trắng đục, trứng thụ tinh có hình phơi thuẫn, trong suốt (đĩa phơi phát
triển bao phủ q nửa khối nỗn hồng). Đếm tổng số trứng đã thụ tinh.
* Kỹ thuật ấp trứng:
– Ấp trong bình Weis (chuyên dùng để ấp cá Chép), chế độ nước đảo liên tục
từ phía đáy bình lên phía trên miệng bình. Điều chỉnh lưu tốc nước cho trứng đảo
nhẹ tránh trường hợp trứng va vào thành bình hoặc tự va vào nhau bị nát và nấm sẽ
phát triển. Dùng ống xiphông nhỏ để loại bỏ những trứng hỏng ra khỏi bình.
– Chế độ chăm sóc: Sục khí thường xun đảm bảo hàm lượng oxy hịa
tan đạt trên 6mg/lít. Trong q trình ấp phải cung cấp bổ sung thêm nước sạch
vào bể và loại bỏ trứng hỏng, trứng không thụ tinh được để tránh hiện tượng
nấm phát triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt. Thay nước định kỳ
8h/lần, mỗi lần thay khoảng 1/3 -1/2 lượng nước. Thường xuyên theo dõi sự
phát triển của trứng, mơi trường, nhiệt độ nước trong q trình ấp để có biện
pháp xử lý kịp thời.
* Theo dõi sự phát triển của phơi bằng kính hiển vi và xác định các giai
đoạn phát triển của phôi sau khi trứng được thụ tinh theo tiêu chuẩn của
Pravdin (1973).
* Các chỉ tiêu theo dõi:
– Xác định hệ số thành thục (GSI):
Wg
GSI (%) =
Trong đó:
x 100
BW
GSI: hệ số thành thục (%)
Wg: khối lượng tuyến sinh dục (g)
BW: khối lượng cá (g)
– Tỷ lệ đẻ của cá:
Số cá đẻ
Tỷ lệ đẻ (%) =
x 100
Tổng số cá cái tham gia sinh sản
15
LỜI CẢM ƠNTrong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đượcsự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình.Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biếtơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, KhoaNuôi trồng thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong qtrình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, người laođộng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt qtrình thực hiện đề tài.Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019Tác giả luận vănNguyễn Ngọc SơniiMỤC LỤCLờı cam đoan ……………………………………………………………………………………………………… iLờı cảm ơn ………………………………………………………………………………………………………… iiMục lục …………………………………………………………………………………………………………… iiiDanh mục chữ viết tắt …………………………………………………………………………………………. vDanh mục các bảng ……………………………………………………………………………………………. viDanh mục các hình …………………………………………………………………………………………… viiTrích yếu luận văn …………………………………………………………………………………………… viiiThesıs abstract…………………………………………………………………………………………………… ixPhần 1. Mở đầu ………………………………………………………………………………………………… 11.1.Đặt vấn đề …………………………………………………………………………………………….. 11.2.Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 21.3.Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 2Phần 2. Tổng quan tàı lıệu ………………………………………………………………………………… 32.1.Đặc điểm sinh học ở cá nheo Mỹ …………………………………………………………….. 32.1.1.Hệ thống phân loại …………………………………………………………………………………. 32.1.2.Phân bố ………………………………………………………………………………………………… 32.1.3.Đặc điểm hình thái …………………………………………………………………………………. 42.1.4.Đặc điểm sinh trưởng …………………………………………………………………………….. 42.1.5.Đặc điểm dinh dưỡng …………………………………………………………………………….. 42.1.6.Đặc điểm sinh sản ………………………………………………………………………………….. 52.2.Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ……………………………………………………. 72.2.1.Một số nghiên cứu quốc tế………………………………………………………………………. 72.2.2.Nghiên cứu trong nước …………………………………………………………………………… 9Phần 3. Vật lıệu và phương pháp nghıên cứu …………………………………………………… 113.1.Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 113.2.Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 113.3.Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………… 113.4.Nội dung và phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 113.4.1.Nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau ……………… 113.4.2.Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ ………………………………… 13iii3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………….. 17Phần 4. Kết quả và thảo luận …………………………………………………………………………… 184.1.Kết quả các yếu tố mơi trường trong q trình ni vỗ …………………………….. 184.2.Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau …… 194.3.Kết quả nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ ……………………. 204.3.1.Kết quả tuyển chọn cá bố mẹ…………………………………………………………………. 204.3.2.Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo ………………………….. 214.3.3.Kết quả sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ ……………………………………………………. 234.3.4.Kết quả ấp nở và theo dõi sự phát triển của phôi ……………………………………… 25Phần 5. Kết luận và kıến nghị ………………………………………………………………………….. 285.1.Kết luận………………………………………………………………………………………………. 285.2.Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………. 28Tàı lıệu tham khảo ……………………………………………………………………………………………. 29Phụ lục ………………………………………………………………………………………………………….. 32ivDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắtNghĩa tiếng ViệtCTCông thứcDOHàm lượng oxy hịa tanDOMDomperidoneHCGHuman Chorionic GonadotropinKDTKích dục tốLRHaLutenizing hormone Releasing Rormone analogT0Nhiệt độTAThức ănTGThời gianTLTỷ lệDANH MỤC CÁC BẢNGBảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong q trình ni vỗ…………………………………….. 18Bảng 4.2. Ni vỗ cá bố mẹ bằng các loại thức ăn khác nhau ………………………………. 19Bảng 4.3. Kết quả tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ năm 2019 …………………………………… 21Bảng 4.4. Kết quả sử dụng kích dục tố với liều lượng khác nhau………………………….. 22Bảng 4.5. Kết quả tỷ lệ cá đẻ sau khi tiêm kích dục tố ………………………………………… 23Bảng 4.6. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ…………………………………. 23Bảng 4.7. Sự phát triển của phôi ở nhiệt độ 25- 280C ………………………………………….. 26viDANH MỤC CÁC HÌNHHình 2.1. Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ……………………………… 3Hình 2.2. Phân biệt giới tính bằng hình thái ngồi của cá (Morris, 1993)………………… 5Hình 4.1.Kiểm tra các yếu tố mơi trường ao ni vỗ ………………………………………… 19Hình 4.2. Nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng thức ăn cá tạp …………………………………………….. 20Hình 4.3. Tiêm KDT xác định các chỉ tiêu sinh sản cá nheo Mỹ ………………………….. 24Hình 4.4. Ấp trứng trong bình Weis và theo dõi phát triển phơi …………………………… 25viiTRÍCH YẾU LUẬN VĂNTên tác giả: Nguyễn Ngọc SơnTên Luận văn: Nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ tại Phú ThọNgành: Nuôi trồng thủy sảnMã số: 8620301Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt NamHiện nay, cá nheo Mỹ đã được nuôi khá phổ biến tại các tỉnh phía Bắc đem lạihiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên con giống đưa vào nuôi vẫn chủ yếu được nhập từTrung Quốc; việc chủ động sản xuất nguồn con giống phục vụ hoạt động ni trồngthủy sản cịn rất hạn chế. Tỉnh Phú Thọ có hệ thống sơng, hồ thuận lợi cho phát triển đốitượng cá nheo Mỹ. Đề tài được triển khai với mục đích chủ động sản xuất được congiống cá nheo Mỹ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần giúp bà con nơng dân giảm chiphí, nâng cao được hiệu quả kinh tế, đưa đối tượng ni mới vào cơ cấu giống ni gópphần nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh.Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằngcác loại thức ăn khác nhau; Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ bằngcác loại kích dục tố với liều lượng khác nhau và theo dõi các yếu tố môi trường trongquá trình ni vỗ cá nheo Mỹ gồm: nhiệt độ, pH, DO.Để triển khai các nội dung nghiên cứu chúng tôi sử dụng: Đánh giá, so sánh tỷ lệthành thục của cá nheo Mỹ trong q trình ni vỗ trong ao bằng các loại thức ăn khácnhau là cá tạp (cá mè) và thức ăn cơng nghiệp viên nổi có hàm lượng protein 35% (hãngcám Cargill) tại 02 ao mỗi ao có diện tích 200m2, mật độ thả cá bố mẹ 0,75con/m2; Saukhi tuyển chọn được đàn cá bố mẹ đủ điều kiện tham gia sinh sản, chúng tôi tiến hànhcác thí nghiệm sử dụng kích dục tố với các liều lượng khác nhau để kích thích sinh sản,kích dục tố sử dụng cho việc kích thích sinh sản cá nheo Mỹ gồm: LRHa, DOM, HCG.Bốn cơng thức sử dụng kích dục tố được nghiên cứu, mỗi cơng thức thí nghiệm đượclặp lại 3 lần, cụ thể như sau: CT1: 130 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cácái; CT2: 140 µgLH-RHa + 5 mg DOM/kg cácái; CT3: 150µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cácái; CT4:2000 IU HCG + 6 mg DOM/kg cácái.Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thức ăn cơng nghiệp viên nổi có hàmlượng protein 35% của hãng cám Cargill để nuôi vỗ cá nheo Mỹ đạt kết quả tốt và việclựa chọn thức ăn công nghiệp viên nổi với hàm lượng độ đạm cao (35% Protein) để nivỗ đàn cá bố mẹ có thể tiết kiệm nhân cơng ni vỗ, đảm bảo an tồn dịch bệnh chohiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nguồn thức ăn là cá tạp tận dụng tại chỗ đối vớicác cơ sở; Sử dụng kích dục tố với liều lượng 150 g LRHa + 5mg DOM/kg cá cái đạthiệu quả cao nhất khi cho cá nheo Mỹ tham gia sinh sản nhân tạo.viiiTHESIS ABSTRACTMaster candidate: Nguyễn Ngọc SơnThesis title: Study on the reproduction of catfish in PhuTho provinceMajor: AquacultureCode: 8620301Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)Currently, Channel catfish has been cultured popularly in the Northern provinces,bringing high economic efficiency. However, the seed of fish still mainly imported fromChina; The initiative in producing seed sources for aquaculture is still very limited. Phu Thoprovince has a system of rivers and lakes which are favorable conditions for thedevelopment of Channel catfish. The project was implemented with the aims toproduceproactively Channel catfish in Phu Tho province, assisting farmers reduce costs, improveeconomic efficiency and bring this fish into the Breeding structure contributes to improvethe efficiency of aquaculture production in this province.In this study, we focused on feeding forChannel catfish with different feeds;Studying on techniques to stimulate reproduction of Channel catfish with different typesof hormones and doses, accompany withmanage environmental parameter(temperature, pH, DO) in the process of raising Channel catfishTo implement the research contents we used the evaluate and comparison thematurity rate of Channel catfish in pond culture process with different kinds of feedsincluding trash fish (silver carp) and feed floating pellet with 35% protein content(Cargill) at 02 ponds, each pond with an area of 200m2, brood stocking density of 0.75fish / m2; After selecting the parents to be able to reproduce, we conducted experimentsusing hormones with different doses to stimulate reproduction, sex hormones used forstimulation Channel catfish breeding includes: LRHa, DOM, HCG. Four formulas usinghormones were studied, each experimental formula was repeated 3 times, namely asfollows: CT1: 130 µg LH-RHa + 5 mg DOM / kg of female; CT2: 140 µg LH-RHa + 5mg DOM / kg female; CT3: 150µg LH-RHa + 5 mg DOM / kg female; CT4: 2000 IUHCG + 6 mg DOM / kg female.The results of study showed that the use of floating pellet feed with 35% proteincontent of Cargill to feed Chennal catfish resulted highest efficarcy and the selection offloating pellet feed with high protein content ( 35% Protein) for broodstock rearing canreduced labor cost and the risk of diseases compared to that of using trash fish feed onsite for muscle facility; Using sex hormone at a dose of 150 g LRHa + 5mg DOM / kgof female fish is most effective in artificial reproduction for Channel catfishixPHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay bên cạnh việc đầu tư về công nghệ phát triển những đối tượng cábản địa thì cũng cần nhập nội những đối tượng cá mới để phát triển ni trồngthủy sản. Vì vậy, một số lồi cá được di nhập, thuần hóa để thúc đẩy tăng trưởngvề sản phẩm trong nước. Những đối tượng nhập nội thường là những đối tượngcó giá kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm thủy sản trên thị trường như:cá tầm, cá hồi…và gần đây đối tượng được người ni rất quan tâm đó là cá nheoMỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818). Đây là loài có giá trị dinh dưỡngcao, tỷ lệ protein cao, mỡ và cholesterol thấp, thành phần khoáng và vitaminphong phú (Nettleton et al., 1990). Một trong những mấu chốt quan trong quyếtđịnh đến sự phát triển nuôi bền vững của một lồi là làm chủ được cơng nghệ sảnxuất giống, vì vậy các nhà khoa học đã tập trung vào nghiên cứu kích thích sinhsản nhân tạo và từng bước nâng cao được hiệu quả sản xuất giống loài cá này. Ởmiền Bắc Việt Nam, cá nheo Mỹ đã được nuôi ở một số tỉnh và ngày càng đượcmở rộng quy mơ và diện tích ni. Số liệu thống kê cho thấy tại tỉnh Hải Dươnghiện có hơn 700 lồng ni cá nheo Mỹ cho sản lượng hàng năm trên 3.000 tấn(Chi cục Thủy sản Hải Dương, 2018); Tỉnh Bắc Ninh năm 2018 có trên 120 lồngni cá nheo Mỹ, đạt sản lượng toàn tỉnh trên 400 tấn cá nheo Mỹ (Chi cục Thủysản Bắc Ninh, 2018); Tỉnh Phú Thọ, có hơn 200 lồng nuôi cá nheo Mỹ, sảnlượng đạt 1.000 tấn cá nheo Mỹ năm 2018 (Chi cục Thủy sản Phú Thọ, 2018);Tỉnh Sơn La, có trên 300 lồng ni cá nheo Mỹ cho sản lượng 1.000 tấn năm2017 (Chi cục Thủy sản Sơn La, 2017). Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất nguồncon giống cung ứng cho người nuôi còn rất hạn chế và giá thành cao, giống chủyếu được nhập từ Trung Quốc khó kiểm sốt dịch bệnh.Trong những năm gần đây, phát triển thủy sản được Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh Phú Thọ xác định là một trong những chương trình nơng nghiệptrọng điểm của tỉnh. Phong trào nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển mạnhmẽ, đặc biệt phát triển cá lồng trên sông và hồ chứa. Đến năm 2018, trên địa bàntỉnh đã phát triển được 1.500 lồng nuôi cá trên sông Lô, sông Đà, sông Bứa vàcác hồ chứa. Trong đó, tập trung chủ yếu trên sông Đà, sông Lô chảy qua địa bàntỉnh. Sản lượng hàng năm đạt trên 4 ngàn tấn cá thương phẩm các loại đã gópphần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, nâng cao năng suất, sảnlượng thủy sản trên địa bàn tỉnh.Hiện tại, khi giá các đối tượng cá truyền thống như rô phi, mè, trôi… ngàycàng bị mất giá, giá cả bấp bênh. Do vậy, việc chủ động sản xuất được con giốngcá nheo Mỹ góp phần giúp bà con nơng dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao đượchiệu quả kinh tế, đưa đối tượng nuôi mới vào cơ cấu giống nuôi trên địa bàn tỉnhlà hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tơi tiến hành lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu sinhsản cá nheo Mỹtại Phú Thọ”.Thành công của đề tài góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUSinh sản được cá nheo Mỹ tại Phú Thọ góp phần chuyển giao cho các cơ sởsản xuất giống trên địa bàn tỉnh.1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU- Nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhau;- Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo Mỹ bằng các loại KDTvới liều lượng khác nhau;- Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình ni vỗ cá nheo Mỹ gồm:nhiệt độ, pH, DO.PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Ở CÁ NHEO MỸ2.1.1. Hệ thống phân loạiTheo mô tả của Ross, 2001, cá nheo Mỹ thuộc:Lớp: ActinopterygiiBộ cá Nheo: SiluriformesHọ: IctaluridaeGiống: IctalurusLoài: Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)Tên tiếng Anh: Channel CatfishHình 2.1. Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)2.1.2. Phân bốCá nheo Mỹ là loài cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada vàphía đơng Bắc Mỹ cũng như phía bắc của Mexico. Theo Glodek (1980); Starnesvà Etnier (1993), cá nheo Mỹ phân bố rộng trên các hồ tự nhiên, hồ chứa, cácdòng suối nước sạch nơi có hàm lượng ơxy hịa tan cao, có thể tìm thấy trên cácsuối có tốc dịng chảy chậm và nước phù sa, thường thấy cá cuối nguồn của cácđập nước, cũng có thể tìm thấy cá trong các vùng nước lợ.Ngày nay, cá nheo Mỹ đã có mặt ở trên 35 quốc gia trên thế giới (FAO,2006). Cá nheo Mỹ được giới thiệu đầu tiên tại Puerto Rico năm 1938, tiếp đó cáđược đưa tới cộng hịa Dominican năm 1954, Bỉ và Anh năm 1968, Nigeria năm1970, Hàn Quốc năm 1972, Philippines năm 1974, Trung Quốc năm 1984, TháiLan năm 1989 (Eli, 2005).2.1.3. Đặc điểm hình tháiVây hậu mơn có 24-27 tia vây, vây lưng có 6-7 tia vây, vây ngực có 7-9 tiavây, vây bụng có 8-9 tia vây, có 13-18 lược mang.Cá nheo Mỹ có thân thon dài, khơng vẩy, tia vây trên các vây là tia vâymềm ngoại trừ tia vây trên vây lưng và ngực. Vây mỡ nằm giữa vây lưng và vâyđi khơng có chứa tia vây. Mắt cá nhỏ, miệng nằm phía trước có 4 đơi râuquanh miệng. Đi cá hình lưỡi mác, vây hậu mơn hình vành khun.Màu sắc: Cá nhỏ thường có màu ánh bạc và màu trắng hồng. Viền ngoàicủa vây lưng, vây mỡ, vây hậu mơn và vây đi thường có màu đen. Cá giốngkhi đạt kích cỡ 6-7 cm bắt đầu xuất hiện chấm đen trên thân, các đốm này từ từbiến mất khi cá có tuổi đời lớn hơn 3 tuổi. Cá hương râu không màu, khi cátrưởng thành râu chuyển màu sáng bạc. Cá lớn có màu xanh đen dọc theo lưng,cá cái có màu sáng hơn cá đực. Đầu cá đực trưởng thành có màu xanh đen.2.1.4. Đặc điểm sinh trưởngTrong sinh sản nhân tạo và nuôi cá nheo Mỹ, vịng đời của cá có thể chialàm các giai đoạn khác nhau: Cá bột, cá hương, cá giống, cá thịt và cá bố mẹ(Hunter và Dupree, 1984). Cá bột mới nở có chiều dài là 5,5 – 6,0 mm. Cá hươngnuôi từ cá bột sau 40 ngày tuổi có thể đạt 50 mm. Sau 120 ngày tuổi cá có thể đạtchiều dài 230 mm. Để hồn thành một chu kỳ nuôi cá nheo Mỹ từ cá bột đến giaiđoạn cá thương phẩm cần 18 tháng (Zimba et al., 2003).Trong tự nhiên, sinh trưởng của cá nheo Mỹ phụ thuộc vào chế độ dinhdưỡng trong mỗi thủy vực. Số liệu theo dõi sinh trưởng về chiều dài trung bìnhnăm đầu của cá nheo Mỹ là 72 – 102 mm, các năm tiếp theo trong 7 năm lần lượtlà 132 – 189 mm, 203 – 272 mm, 266 – 341 mm, 304 – 370 mm, 353 mm và 425mm (Carlander, 1969). Appelget và Smith (1950) thống kê chiều dài xương sốngcủa cá từ năm thứ nhất tới năm thứ 12 lần lượt là 75 mm, 161 mm, 231 mm, 299mm, 361 mm, 423 mm, 488 mm, 536 mm, 620 mm, 676 mm, 658 mm và 709mm. Cá nheo Mỹ có thể sống đến 40 năm tuổi, khối lượng 26,3 kg và chiều dài1300 mm (Glodek, 1980).2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡngCá nheo Mỹ là lồi ăn tạp. Trong các sơng lớn ở Mỹ, thành phần thức ănchủ yếu của cá là ấu trùng côn trùng, giáp xác, cá và các động vật thân mềm.Trong các hồ chứa cá ăn động vật phù du, các chất lắng đọng và cá cỡ nhỏ. Trêncác dòng suối vào mùa lũ cá ăn giun đất, thậm chí chuột (Robinette và Knight,1981). Ấu trùng cá nheo Mỹ ăn động vật phù du, cá bột của các loài cá khác, hoạtđộng bắt mồi chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều. Ấu trùng các loại động vậtthủy sinh là nguồn thức ăn chủ yếu của cá nheo Mỹ có kích cỡ nhỏ hơn 102 mm.Cá cỡ 279 – 381 mm ăn cùng loại thức ăn trên nhưng thành phần thức ăn có thêmcả cá và giáp xác cỡ lớn. Từ giai đoạn cá đạt kích cỡ 3-4 cm/con có thể luyện chocá ăn thức ăn cơng nghiệp.2.1.6. Đặc điểm sinh sảnPhân biệt giới tínhPhương pháp phổ biến để phân biệt giới tính cá là lấy mẫu tuyến sinh dụccủa cá đã biệt hố giới tính và quan sát. Cá nheo Mỹ có thể xác định giới tính ởkhoảng 4 tháng tuổi, tuy nhiên giới tính của cá nheo Mỹ có thể phân biệt bằngquan sát hình thái ngoài của cá ở một số giai đoạn nhất định.Vào mùa vụ sinh sản, cá đực có lỗ sinh dục nhú dài cách xa lỗ hậu môn, độdài phụ thuộc vào tuổi của cá. Cá cái lỗ sinh dục thường là khe nhỏ phẳng hình ơvan liền kề sau lỗ hậu mơn và thường có màu đỏ. Có thể phân biệt bằng cáchquan sát phần cơ trên lưng cá. Phần cơ trên đầu và lưng của cá đực thường có 3vùng phình rộng từ đầu xuống bụng, trong khi đó cá cái có 2 phần phân biệt giữaphần đầu và bụng. Về màu sắc của cá đực chuyển từ màu xanh xám sang màuđen. Cá cái có màu xám và màu nâu vàng.Hình 2.2. Phân biệt giới tính bằng hình thái ngoài của cá (Morris, 1993)Tuổi và cỡ cá thành thụcTheo Carlander (1969), điều kiện sinh sản nhân tạo và nuôi trong ao cánheo Mỹ thành thục sinh dục ở tuổi thứ 2 khi đạt chiều dài khoảng 350- 359 mmvới cá cái và 330-339 mm với cá đực. Thông thường cá thành thục khi đạt chiềudài 305 mm; tỷ lệ sinh sản thành công với cá 2 năm tuổi thường thấp và với cá 3năm tuổi khoảng 12,7%. Theo Steeby và Wagner (2005), khi tiến hành sinh sảncá nheo Mỹ nên chọn cá bố mẹ có tuổi từ 3 tuổi trở lên, tuổi tốt nhất cho cá bốmẹ là 5 tuổi. Kenneth (2009) cho rằng thành thục của cá nheo Mỹ có thể thay đổitheo chu kỳ mùa và sự thay đổi về chu kỳ ánh sáng, cá nheo Mỹ 22 tháng tuổi cóthể kích thích thành thục sinh dục.Sức sinh sảnCá nheo Mỹ có sức sinh sản tương đối lớn 10.000 – 20.000 trứng/cá cái tùytheo khối lượng cá. Thông thường cá đẻ từ 6.000-8.000 trứng/kg khối lượng cơthể. Cá cái có khối lượng khoảng 0,45-1,81 kg thường có khoảng 8.800 trứng/kgkhối lượng.Tập tính sinh sản và q trình phát triển của phơiTrên các sơng suối khi cá đẻ, cá đực tìm vị trí thích hợp, thường là nơi cócác vật trú ẩn, dưới các gốc cây, hay các hốc đá. Trong các ao ni hay hồ chứacá đẻ có thể làm tổ trên bùn đáy. Giai đoạn cá đẻ thường kéo dài từ 4-6 giờ, mỗigiờ cá đẻ khoảng 9 lần, mỗi lần đẻ khoảng 150 trứng. Trứng cá nheo Mỹ mới đẻcó màu vàng, đường kính từ 3,0- 4,0 mm, trung bình 3,2 mm. Cá cái sau khi đẻbơi đi, cá đực ở lại chăm sóc ổ trứng. Trong sinh sản nhân tạo các vật trú ẩn,thùng chứa được thiết kế làm tổ đẻ cho cá .Cá nheo Mỹ đẻ trứng dính, màu sắc của trứng thay đổi theo giai đoạn pháttriển của phôi từ màu vàng sang đỏ nhạt, thời gian ấp nở của trứng thụ tinh phụthuộc vào nhiệt độ, với nhiệt độ từ 21-29oC trứng thường nở sau 8 và 5 ngày ấp.Trứng thụ tinh nở sau 6 ngày ở nhiệt độ 25oC và 10 ngày ở nhiệt độ 15,6oC.Nghiên cứu ấp trứng ở nhiệt độ cao trên 36oC, Allen và Strawn (1968) cho rằngcá bị biến đổi hình thái của xương sống. Ấu trùng cá mới nở thường dài khoảng6,4 mm và thường tập trung quanh ổ đẻ. Sau khoảng 7 ngày cá bắt đầu tiêu hếtnỗn hồn và bơi kiếm thức ăn.Sinh sản nhân tạoNghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiến hành đầu tiên ở Mỹ vào năm1890. Năm 1916, phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng ổ đẻ, thu trứng ấptrong điều kiện nhân tạo thành công. Tiếp theo sự thành công các nhà khoa họctiếp tục nghiên cứu ương nuôi cá hương, cá giống trong trại sản xuất giống. Hiệnnay các kỹ thuật sinh sản nhân tạo nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiếnhành đầu tiên ở Mỹ vào năm 1890. Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá nheo Mỹtrong dung dịch bảo quản giúp giữ tinh trùng lâu hơn và chủ động thời gian sinhsản được thực hiện bởi Christensen và Tiersch (1996).2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC2.2.1. Một số nghiên cứu quốc tếTình hình và cơng nghệ sản xuất giống cá nheo Mỹ:Nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiến hành đầu tiên ở Mỹ vào năm1890 (Shira, 1917). Năm 1916, phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng ổ đẻ,thu trứng ấp trong điều kiện nhân tạo thành công. Tiếp theo sự thành công cácnhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ương nuôi cá hương, cá giống trong trại sảnxuất giống (Clapp, 1929). Hiện nay các kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôicá nheo Mỹ được thực hiện tương tự như những kỹ thuật được phát triển saunhững năm 1940. Sử dụng hormone kích thích rụng trứng được thực hiện quanghiên cứu của Giudice (1966). Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá nheo Mỹtrong dung dịch bảo quản giúp giữ tinh trùng lâu hơn và chủ động thời gian sinhsản được thực hiện bởi Christensen và Tiersch (1996). Ngoài những phươngpháp ấp trứng truyền thống thì phương pháp khử dính và ấp trứng trong bìnhMcDonald cũng được nghiên cứu thành cơng (Dorman, 1993). Bên cạnh nhữngnghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, một số nghiên cứu lai tạo giữa các loài cá nheoMỹ khác nhau để tạo con lai có ưu thế lai như khả năng sinh trưởng nhanh vàkháng bệnh cũng được tiến hành. Giudice (1966) nghiên cứu lai tạo giữa cá cáicủa cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus và cá đực cá nheo Mỹ xanh Ictalurusfurcatus, kết quả thu được con lai có sức sinh trưởng tăng 20% so với cá bố mẹ.Hệ số chuyển đổi thức ăn của con lai giảm từ 10-20% so với cá bố mẹ. Bên cạnhkhả năng về sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn, khả năng kháng bệnhcủa con lai cũng tốt hơn Ella (1984).Năm 2013, 1,5 tỷ cá bột được sản xuất, với giá trị bán ra ước khoảng 2.0003.000 triệu NDT. Vùng sản xuât với sản lượng cá nheo Mỹ lớn nhất là quận GiaDục thuộc tỉnh Hồ Bắc. Có 72 cơ sở chăn nuôi với gần 80.000 cá ông bà. Sảnlượng cá bột tại Gia Dục chiếm gần 70% tổng sản lượng cá Nheo bột của toànquốc. Năm 2013, với 200.000 cá bố mẹ ở Gia Dục, cung ứng sản lượng 0,8-1,0 tỷcá bột. Trong những thời điểm gần đây, 10.000 cá bột có giá khoảng 500 NDT,trong khi cá đó đến giai đoạn thành thục mỗi cá thể có thể có giá trị 30-50 NDT.Trong những năm cuối thập niên 80, Trung Quốc bắt đầu cho sinh sản nhân tạothành công cá nheo Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm qua một số vấn đề xảy ra nhưthối hóa giống, biến đổi nguồn giống và sự xuất hiện nhiều hơn của dịch bệnh.Để giải quyết những vấn đề bao gồm cận huyết, thối hóa giống và tăngtrưởng chậm, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư, thiết lập cơ sở cải thiện tăngtrưởng cá nheo Mỹ cấp Quốc gia tại Tứ Xuyên, Hồ Bắc và An Huy. Các phịngni trồng thủy sản của các tỉnh cũng được thành lập.Trang trại cá bố mẹ tại quận Gia Dục, tỉnh Hồ Bắc với diện tích trên 70 ha,với khoảng 47,5 ha mặt nước. Trang trại đã tiếp nhận 4 lô cá bố mẹ được nhập từMỹ. Đến nay, trang trại đã sử dụng 30.000 cá ông bà lai tạo được 50.000 cá bốmẹ bảo quản tại chỗ (in situ).Nền tảng của sinh sản và ngân hàng giống được thành lập với sự liên kếtcủa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. Năm 2007, một dự án nhân giống cánheo Mỹ được thực hiện bởi Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Viện Nghiêncứu cá biển Vàng của Học viện Thủy sản Trung Quốc. Sau 6 năm nghiên cứu, họđã thành công trong việc lai tạo tạo ra giống mới được gọi là “Giang Phong 1”.Dưới cùng một điều kiện ni, khối lượng trung bình sau 18 tháng “Giang Phong1” tăng trưởng 22,1% so với cá được sinh sản nhân tạo khác và hơn 25,3% so vớicá nheo Mỹ tự nhiên. Thành công này đã mang lại sự phát triển bền vững, lànhmạnh và hiệu quả cho nền công nghiệp nuôi cá nheo Mỹ. Tuy nhiên sản lượngcon giống “Giang Phong 1” chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường khi năm2015 chỉ khoảng 120 triệu cá bột được sản xuất, chiếm khoảng 15% tổng lượngcá thị trường cần.Sinh sản cá nheo Mỹ thông thường gồm 3 phương pháp: (1) Đẻ tự nhiêntrong ao, có chuẩn bị các thùng đẻ (gọi là ổ đẻ); (2) Đẻ tự nhiên trên bể: cá bố mẹthành thục được ghép cặp, tiêm kích dục tố và cho đẻ tự nhiên trên hệ thống bể;(3) Đẻ nhân tạo: cá bố mẹ thành thục được tiêm kích dục tố, cho sinh sản bằngphương pháp vuốt lấy trứng và mổ cá đực lấy tinh.Trong 3 phương pháp trên, phương pháp cho đẻ tự nhiên trong ao có chuẩnbị trước ổ đẻ nhân tạo được sử dụng rộng rãi nhất. Ưu điểm của phương pháp nàylà khơng tốn q nhiều nhân cơng và địi hỏi kỹ thuật như ở 2 phương pháp sau.Nhược điểm: đòi hỏi lượng cá bố mẹ vô cùng lớn nếu muốn sản xuất với sốlượng lớn.2.2.2. Nghiên cứu trong nướcSản xuất giống cá nheo Mỹ lần đầu tiên được nghiên cứu thành công tạiViệt Nam là kết quả của đề tài “Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá nheo MỹIctalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam” (2012-2014). Kếtquả của đề tài là bước đầu đã sản xuất được trên 30.000 con giống cỡ 5-7cm/con, các báo cáo liên quan đến đặc điểm sinh học sinh sản, thử nghiệm nuôithương phẩm với quy mô nhỏ.Cá nheo Mỹ mặc dù đã được nuôi phổ biến tại hầu hết các thủy vực củamiền Bắc và cũng đã chủ động được sản xuất giống bằng phương pháp nhân tạo.Tuy vậy việc sản xuất giống là rất hạn chế, bởi một số nguyên nhân: đến tận2016, cá nheo Mỹ mới được công nhận là đối tượng nuôi mới tại Việt Nam. Hiệnnay, thơng qua chương trình nơng thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệhỗ trợ, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc mới bắt đầu tiếnhành chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sinh sản cá nheo Mỹ được cho mộtdoanh nghiệp tại Hải Dương, hiện mới bắt đầu triển khai và cho một doanhnghiệp tại Sơn La, dự kiến triển khai 2019. Rõ ràng việc sản xuất giống cá nheoMỹ có bài bản hiện nay là vơ cùng hạn chế.Đối với nuôi thương phẩm: Cá nheo Mỹ lần đầu tiên được đưa vào nuôithương phẩm tại Việt Nam là vào năm 2010, Hải Dương là tỉnh đầu tiên đã nuôithương phẩm cá nheo Mỹ. Với khả năng dễ nuôi, tăng trưởng tốt cộng với giá cảthị trường thời điểm 2010-2012 là khá cao (có thời điển lên tới 140.000đ/kg) đãtạo ra một con sốt nuôi cá nheo Mỹ trên hầu khắp các tỉnh phía Bắc.Năng suất ni cá nheo Mỹ trong lồng trên sông hiện nay mang lại năngsuất rất cao so với các đối tượng nuôi khác. Thông thường sản lượng nuôi tronglồng trên sông thường đạt khoảng 40-50kg/m3. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi ồạt cá nheo Mỹ trong lồng thiếu quy hoạch mang tính tự phát, nuôi theo kinhnghiệm, thiếu sự hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cùng với đó là việc mơi trườngni ngày càng ô nhiễm, dẫn tới dịch bệnh trong những năm gần đây bùng phátdữ dội đã gây những thiệt hại không nhỏ đến người nuôi. Từ nguyên nhânnày,một vài năm trở lại đây, hiện tượng người dân phải “treo lồng” cũng khánhiều. Trong khi dịch bệnh thường xuất hiện trên cá ni lồng, thì cá được nithương phẩm trong ao không thấy xuất hiện bệnh. Nuôi trong ao hiện chủ yếu thảghép với các đối tượng cá khác, nuôi đơn thâm canh còn rất hạn chế.Cá nheo Mỹ nuôi trong ao cho hiệu quả kinh tế là khá cao so với một sốđối tượng nuôi khác. Theo Kim Văn Vạn, (2017) thì sau 13 tháng ni từ kích cỡthả con giống ban đầu khoảng 31g/cá thể cá ni đạt kích cỡ 2,5-2,8kg/con. Tạicác mật độ ni 1; 1,5 và 2,0con/m2 thì ở mật độ 1 con/m2 đem lại hiệu quả kinhtế là cao nhất.Hiện nay, một số hộ ni lồng đã chuyển sang hình thức nuôi kết hợp giữaao và lồng. Nghĩa là cá sẽ được ương, ni và ni lớn hồn tồn trong ao đếnkích cỡ 2-3kg/cá thể, tiếp đó chúng sẽ được chuyển ra lồng ni tiếp đến kích cỡthương phẩm lớn hơn, và khi đến mùa dịch thì cá đã kịp đạt kích cỡ và đem đitiêu thụ.Tại Phú Thọ, với tổng diện tích ni trồng thủy sản trên 10,5 ngàn ha, sảnlượng đạt 40 ngàn tấn; Nhu cầu giống hàng năm cung cấp cho người nuôi đạt từ120-130 triệu con giống các loại. Cá nheo Mỹ hiện nay đang được nuôi rộng rãitrên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu nuôi cá lồng. Với hệ thống sông Đà, sôngLô… chảy qua địa bàn tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồngvới trên 1500 lồng nuôi trong đó ni cá nheo Mỹ chiếm 30% tổng số lồng nuôi.Nhu cầu giống cá nheo Mỹ hàng năm đạt trên 1 triệu con giống. Tuy nhiên,nguồn con giống vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc dẫn tới khó kiểm sốt đượcdịch bệnh, hiệu quả sản xuất cho người nuôi thấp. Dự báo nhu cầu con giốngtrong những năm tới đối với cá nheo Mỹ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càngtăng cao đòi hỏi các cơ sở sản xuất cần nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoahọc kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành cho bà con nông dân.10PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨUTrại sản xuất giống cấp I- Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ;Địa chỉ: Khu Đầm Dài, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨUThời gian triển khai thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng 8/2019.3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨUCá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) tuổi 2+ được lưu giữtại Trại sản xuất giống cấp I- Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ có nguồn gốc từTrung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu nuôitrồng thủy sản I.3.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.4.1. Nghiên cứu nuôi vỗ cá nheo Mỹ bằng các loại thức ăn khác nhauĐánh giá, so sánh tỷ lệ thành thục của cá nheo Mỹ trong q trình ni vỗtrong ao bằng các loại thức ăn khác nhau là cá tạp (cá mè) và thức ăn cơngnghiệp viên nổi có hàm lượng protein 35% (hãng cám Cargill).- Thức ăn thí nghiệm 1 (TA1): 100% thức ăn là cá tạp (cá mè);- Thức ăn thí nghiệm 2 (TA2): 100% thức ăn công nghiệp 35% Protein.* Chuẩn bị ao nuôi vỗ và cho cá nheo Mỹ sinh sản:Sử dụng 2 ao có hệ thống cống tràn thông với nhau đảm bảo chất lượngnguồn nước tương đương nhau; mỗi ao có diện tích 200 m2 được tẩy dọn sạch sẽtheo đúng quy trình kỹ thuật. Tiến hànhlấy nước vào ao với mức nước đạt từ 11,5 m thì tiến hành thả cá; kiểm tra hệ thống cống cấp và thoát nước đảm bảo đầucác cống cấp nước buộc lưới mau để tránh cá tạp vào trong ao khi lấy nước.- Chọn và bố trí ni vỗ cá bố mẹ300 con cá nheo Mỹ bố mẹ có độ tuổi >24 tháng tuổi, cỡ từ 2-3 kg/con, cáđồng đều, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, kích thước đồng đều được tuyểnchọn và đưa vào ao ni vỗ. Bố trí 2 cơng thức thức ăn khác nhau: Ao 1 là thứcăn cá tạp; Ao 2 là thức ăn cơng nghiệp viên nổi 35% protein.Diện tích mỗi ao 200m2, độ sâu 1,5m; mật độ nuôi vỗ 0,75 con/m2.11- Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ:Thời gian nuôi vỗ từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2019, sử dụng thức ăn cátạp (cá mè) cho ăn với lượng 5-7% khối lượng đàn cá và thức ăn cơng nghiệpCargillcó hàm lượng protein 35% với lượng từ 3-5% khối lượng đàn cá; ngàycho cá ăn 2 lần vào 8h sáng và 17h chiều. Trong ao lắp máy bơm, phun mưa đểđảm bảo cung cấp đủ ôxy cho cá. Định kỳ 15 ngày/lần bơm thay thế ¼ lượngnước trong ao. Trong q trình nuôi vỗ hàng tháng sử dụng thuốc khử trùngIODIN 9000, sau 3 ngày tiếp tục bổ sung chế phẩm sinh học Super Aqua làmsạch mơi trường và trong q trình nuôi vỗ cá nheo Mỹ được cho ăn thuốc xử lýnội, ngoại ký sinh theo phương pháp dùng của Kim Văn Vạn và cs.(2010).Tiến hành kiểm tra mức độ thành thục của cá trong ao vào cuối tháng 3, khikiểm tra ngừng cho cá ăn trước 1 – 2 ngày để tránh nhầm lẫn giữa cá ăn no và cácó trứng. Đối với cá cái, dùng que thăm trứng lấy hạt trứng thông qua lỗ niệusinh dục để quan sát màu sắc, kích cỡ của hạt trứng. Nếu hạt trứng có màu vàngrơm, đường kính khoảng 3mm cá có thể cho sinh sản hoặc kiểm tra độ chín củatrứng thơng qua quan sát độ lệch của nhân bằng dung dịch làm trong trứng. Đốivới cá đực, nếu gai sinh dục có màu hồng và dài chứng tỏ cá đã thành thục. Thusố liệu tỷ lệ thành thục của cá thông qua số cá thành thục trên tổng số cá đã đưavào nuôi vỗ.* Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ:Tỷ lệ lựa chọn cá bố mẹ đực/cá cái đưa vào tham gia sinh sản là 1:3. Cá đựclựa chọn những con có bụng hẹp, phẳng, lỗ sinh dục sưng và có màu tím đỏ. Cácái lựa chọn những con có bụng to, có tính đàn hồi, lỗ sinh dục mở to, sưng và cómàu ửng hồng, hằn buồng trứng xuống rõ và hơi sệ sang hai bên. Dùng que thămtrứng lấy trứng cho vào dung dịch thuốc thử được pha chế trước trong đĩa lồng(gồm 85% cồn + 5% formaline + 15% acid acetic). Lấy trứng kiểm tra trongkhoảng 5 – 10 phút, nếu thấy 1/2 – 2/3 số trứng có nhân lệch về cực động vật vàhằn buồng trứng khá rõ thì đó là cá đã thành thục tốt. Các hạt trứng thành thục cómàu vàng sáng, các hạt rời nhau, căng trịn, đàn hồi tốt, đường kính trứng thànhthục dao động 2 – 3,0mm tùy theo kích cỡ cá cái.-Trong q trình ni vỗ cá nheo Mỹ bố mẹ chúng tôi tiến hành theo dõicác yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, cụ thể:+ Đối với nhiệt độ: Đo 1 lần/ngày bằng nhiệt kế bách phân12+ Đối với pH: Đo 1 lần/ngày bằng máy đo pH+ Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): Đo 1 lần/ngày bằng máy đo DO.3.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá nheo MỹĐề tài sử dụng đàn cá nheo Mỹ đã được nuôi vỗ tại Trại sản xuất giống cấpI- Chi cục Thủy sản Phú Thọ thuộc đề tài “Xây dựng mơ hình ứng dụng cơngnghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus tạitỉnh Phú Thọ”.* Chọn cá bố mẹ cho sinh sản dựa theo các tiêu chuẩn sau:- Cá cái: Dựa vào hình dạng ngồi và dùng que thăm trứng để xác định độthành thục của từng cá thể theo các tiêu chuẩn:Bụng to và mềm đều; Lỗ sinh dụcsưng và có màu ửng hồng; Sự cực hóa của nhân đạt trên 80% tổng số trứng lấyra; Trứng có màu vàng rơm, kích thước dao động trong khoảng 3,2mm; Trứngcăng trịn và có độ rời cao.- Cá đực: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu: Thân thon dài, đầu to, khôngquá mập; Gai sinh dục càng dài càng tốt và có màu ửng hồng ở đầu mút.* Tiến hành lựa chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, độ chín muồi sinh dục cao đưavào các bể đẻ; cá bố mẹ được nhốt riêng từng ơ (1m2) để kích thích sinh sản. Sửdụng kích dục tố với các liều lượng khác nhau để kích thích sinh sản, kích dục tốsử dụng cho việc kích thích sinh sản cá nheo Mỹ gồm: LRHa, DOM, HCG. Bốncơng thức sử dụng kích dục tố được nghiên cứu, mỗi cơng thức thí nghiệm đượclặp lại 3 lần, cụ thể như sau:- CT1: 130 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái;- CT2: 140 µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái;- CT3: 150µg LH-RHa + 5 mg DOM/kg cá cái;- CT4: 2000 IU HCG + 6mg DOM/kg cá cái.Đối với cá cái tiêm 2 liều, trong đó liều khởi động bằng 1/3 tổng liều và liềuquyết định cách liều khởi động 12 giờ. Liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêmcho cá cái và tiêm 1 liều duy nhất trùng với lần tiêm quyết định của cá cái.Cách tiêm: Kích thích rụng trứng cho cá nheo Mỹ phụ thuộc vào cácphương pháp cho sinh sản khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là tiêm vào gốcvây ngực.13Thu sản phẩm sinh dục và thụ tinh nhân tạo: Sau khi tiêm liều quyết địnhkhoảng 20 giờ thì kiểm tra, nếu trứng rụng tiến hành thu sản phẩm sinh dục. Đốivới cá đực vì cấu tạo tuyến sinh dục hình hoa khế nên khơng vuốt được tinh dịchmà phải mổ.*Kỹ thuật thụ tinhSử dụng phương pháp thụ tinh khô. Sau khi kiểm tra bằng cách vuốt nhẹvào bụng cá cái, gần lỗ sinh dục thấy trứng chảy ra từ lỗ sinh dục thì tiến hànhthụ tinh cho trứng. Đối với cá đực phải giải phẫu để thu buồng tinh vì tuyến sinhdục của cá đực có dạng hoa khế không thể vuốt để lấy sẹ được. Với cá cái, trứngđược vuốt vào bát men khơ sau đó dùng tuyến sinh dục của cá đực đã được cắtnhỏ nghiền nát để trộn vào với trứng (khi cá bắt đầu rụng trứng, tiến hành vuốttrứng và mổ cá đực lấy tuyến sinh dục, công việc này được tiến hành song song);dùng lông gà đảo đều trứng khoảng 1 – 2 phút cho trứng được thụ tinh. Trứngđược rửa bằng nước sạch sau đó đưa vào dụng cụ ấp nở. Sau khi gieo tinh 6-7giờ, tiến hành xác định tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào chất lượng sảnphẩm sinh dục, nhất là chất lượng buồng tinh.* Kỹ thuật sinh sản nhân tạo:- Vuốt trứng: Lật ngửa cá cái, dùng tay ấn nhẹ lên bụng cá cái nếu thấytrứng chảy ra thì bắt cá đực cho vào dung dịch thuốc gây mê pha sẵn. Trong cùngthời gian, tiến hành vuốt trứng cá cái và mổ cá đực. Cá cái được cuộn trong băngca vải, thấm khô nước ở bụng và lỗ sinh dục, dùng tay ép nhẹ vào phần bụngdưới của cá để trứng rơi vào chậu nhựa; khi bắt đầu xuất hiện tia máu thì ngừngvuốt trứng, thả lại cá cái vào trong bể xi măng có nước chảy và sủi khí cho cá hồiphục, theo dõi cá sau 24 giờ thả cá ra ngoài ao.- Mổ cá đực lấy sẹ:dùng kéo nhọn rạch 1 vết dài 7-10cm tại lườn bụng cáchlỗ hậu mơn 5-6cm sau đó dùng ngón tay trỏ vén ruột và mỡ cá ra cho tới khi nhìnthấy tuyến sẹ là hai dải dài hình lược nằm dưới thận, dùng panh gắp tuyến sẹ racho vào đĩa lồng. Sát trùng vết mổ bằng cồn Iodine 10% rồi khâu vết mổ lại, tiếptục sát trùng vết mổ 1 lần nữa sau đó thả cá đực lại vào bể cho cá hồi phục, theodõi cá sau 24 giờ thả cá ra ngoài ao.* Phương pháp xác định tỷ lệ thụ tinh:Trứng cá nheo Mỹ sau khi thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh khơ thì tiếnhành thu mẫu quan sát trứng dưới kính hiển vi khi thấy trứng chuyển sang giai14đoạn phơi vị thì xác định tỉ lệ thụ tinh bằng cách:Thu mẫu ngẫu nhiên trứng đã thụ tinh đang ấp cho vào đĩa petri và quan sátdưới kính hiển vi. Thời điểm thu mẫu 6-7 giờ sau khi trứng thụ tinh (trứng đangphát triển ở giai đoạn phôi thuẫn). Phương pháp đánh giá: Trứng khơng thụ tinhcó màu trắng đục, trứng thụ tinh có hình phơi thuẫn, trong suốt (đĩa phơi pháttriển bao phủ q nửa khối nỗn hồng). Đếm tổng số trứng đã thụ tinh.* Kỹ thuật ấp trứng:- Ấp trong bình Weis (chuyên dùng để ấp cá Chép), chế độ nước đảo liên tụctừ phía đáy bình lên phía trên miệng bình. Điều chỉnh lưu tốc nước cho trứng đảonhẹ tránh trường hợp trứng va vào thành bình hoặc tự va vào nhau bị nát và nấm sẽphát triển. Dùng ống xiphông nhỏ để loại bỏ những trứng hỏng ra khỏi bình.- Chế độ chăm sóc: Sục khí thường xun đảm bảo hàm lượng oxy hịatan đạt trên 6mg/lít. Trong q trình ấp phải cung cấp bổ sung thêm nước sạchvào bể và loại bỏ trứng hỏng, trứng không thụ tinh được để tránh hiện tượngnấm phát triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt. Thay nước định kỳ8h/lần, mỗi lần thay khoảng 1/3 -1/2 lượng nước. Thường xuyên theo dõi sựphát triển của trứng, mơi trường, nhiệt độ nước trong q trình ấp để có biệnpháp xử lý kịp thời.* Theo dõi sự phát triển của phơi bằng kính hiển vi và xác định các giaiđoạn phát triển của phôi sau khi trứng được thụ tinh theo tiêu chuẩn củaPravdin (1973).* Các chỉ tiêu theo dõi:- Xác định hệ số thành thục (GSI):WgGSI (%) =Trong đó:x 100BWGSI: hệ số thành thục (%)Wg: khối lượng tuyến sinh dục (g)BW: khối lượng cá (g)- Tỷ lệ đẻ của cá:Số cá đẻTỷ lệ đẻ (%) =x 100Tổng số cá cái tham gia sinh sản15