Nghiện mạng xã hội: Thủ phạm âm thầm tàn phá tương lai – Trang chủ

Mạng xã hội là thế giới ảo, nhưng những hệ lụy mà nó mang lại cho cư dân mạng lại không ảo chút nào. Không chỉ khiến cho người sử dụng, nhất là đối tượng thanh thiếu niên dễ mắc hội chứng nghiện; thế giới ảo còn đánh cắp cả tuổi xuân và tương lai của những bệnh nhân trẻ tuổi.

Đối tượng nghiện MXH ngày càng trẻ hóa

Theo TS.BS.Dương Minh Tâm – Trưởng phòng Điều trị liên quan rối loạn stress, Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, những bệnh nhân đã phải nhập viện để điều trị về sức khỏe tâm thần do nghiện internet nói chung và mạng xã hội (MXH) nói riêng có độ tuổi rất trẻ, đa số là học sinh phổ thông cuối cấp 2, đầu cấp 3.

Ở độ tuổi các em, nhân cách đang dần được hình thành. Các em vẫn còn trong ‘tuổi ăn tuổi chơi’, chưa có được những suy nghĩ chín chắn. Do đó, các em chưa nhận thức được đầy đủ những tác hại, những hậu quả do nghiện MXH.

Nhiều em chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi thực tại. Các em mải mê với game online, đắm chìm trong không gian ảo của MXH. Các em quay cuồng với trào lưu check in ở những nơi sang chảnh, “show” hàng hiệu đắt tiền… dù trong nhiều trường hợp, đó là những thứ đi mượn, đi thuê, hoặc được dựng lên. Các em quên mất ở độ tuổi của mình, học tập vẫn là công việc quan trọng nhất.

Nhiều bậc phụ huynh do bận bịu với công việc hàng ngày nên cũng không theo dõi xát xao được tình hình sinh hoạt, học hành của con em mình. Chỉ đến khi kết quả học tập của con giảm sút rõ rệt, tính cách của con có nhiều đổi khác thì họ mới tá hỏa lên, dùng các biện pháp mạnh để chỉnh đốn con cái mình.

Và khi những biện pháp can thiệp đó không có tác dụng như mong muốn, họ mới đưa con đến các cơ sở y tế điều trị về tâm lý, về sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ Dương Minh Tâm nhấn mạnh, các ca “nghiện” này thường có hậu quả nghiêm trọng.

Về bề nổi, có thể dễ nhận thấy nhất, là năng lực học tập của các em giảm sút rõ rệt. Có nhiều em có kết quả học tập rất tốt, trong nhiều năm liền luôn là học sinh giỏi, xuất sắc. Đến khi trở thành ‘con nghiện’ của game online, của MXH, các em không còn chú tâm vào việc học nữa. Từ đó kết quả học tập sa sút.

Bên cạnh đó, tính cách của các em cũng thay đổi. Các em thiếu trách nhiệm với bản thân, với mọi người; thiếu nghe lời người lớn; không quan tâm đến những công việc của bản thân như ăn, ngủ, nghỉ….

Đến khi có sự can thiệp của người lớn thì các em thường có hành vi chống đối như vùng vằng, không nghe lời, giận dữ, đập phá đồ đạc hay bỏ nhà…

Tuy nhiên, hậu quả nguy hiểm hơn nhưng lại ít được các bậc phụ huynh để ý đến, là sự thay đổi về nhân cách của các em.

Độ tuổi mới lớn (học sinh cấp 2, cấp 3) là độ tuổi vô cùng quan trọng trong phát triển và hình thành nhân cách cá nhân. Muốn hình thành nhân cách cá nhân tốt thì cá nhân phải có lý tưởng, có mục đích sống; có kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống.

Nhưng phần lớn thời gian của các em, các em dành cho thế giới ảo, dành cho MXH. Mục đích sống của các em lệ thuộc hoàn toàn vào thế giới ảo đó. Các em không còn thích ứng được với xã hội. Các em tự thu mình lại, sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Cả best place to buy generic viagra online thế giới của các em thu nhỏ lại vừa bằng chiếc điện thoại thông minh hay màn hình máy tính.

Những nhân cách “què quặt”, khiếm khuyết

Có những ca bệnh mà bệnh nhân đã tốt nghiệp đại học, đến khám vì cảm thấy buồn chán, stress. Khi được hỏi nguyên nhân của sự buồn chán, bệnh nhân đưa ra lí do: “bạn cùng tuổi với cháu bây giờ có đủ mọi thứ. Bằng cấp có, quan hệ xã hội có, công việc có, tiền bạc có, xe cộ có… trong khi cháu chẳng có gì”. Khi bác sĩ hỏi vì sao lại không có gì thì nhận được câu trả lời: “vì đắm chìm vào MXH trong một thời gian dài, gần như cách li với thế giới bên ngoài nên quan hệ xã hội không có, kinh nghiệm thưc tế không, dẫn đến không có năng lực. Do đó không tìm được việc làm, không có gì cả ” – bác sĩ Tâm kể.

Tuổi mới lớn là tuổi “sống vì cảm xúc trước mắt”; độ tuổi mà với các em cái TÔI là quan trọng nhất. Các em nuông chiều cảm xúc của mình, coi cảm xúc của mình hơn tất cả mọi thứ. Đến khi qua độ tuổi này, bước chân vào đời, là lúc các em tỉnh ngộ, nhận thức được những thứ mình đã phung phí suốt thời gian đã qua. Đây cũng là lúc các em khó thích ứng với xã hội. Từ đó gây ra căn bệnh ‘rối loạn sự thích ứng’ với những biểu hiện như trầm cảm, lo âu, stress.

Bác sĩ Tâm cũng dẫn chứng những ca bệnh mà bệnh nhân đã có gia đình, công việc, nhưng do mải mê với thế giới ảo của MXH và game online mà bỏ bê cuộc sống. Rồi khi nhìn ra xung quanh thấy mọi người phát triển, tiến lên, còn mình thì tụt lại phía sau. Từ đó sinh ra mặc cảm, tự ti, phải tìm đến Bệnh viện để điều trị.

Những ca bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân có độ tuổi 23, 24, 25 hoặc thậm chí có ca bệnh nhân đã ngoài 30 tuổi. Đây là những người đã hết ‘tuổi ăn tuổi chơi’ mà vẫn không có gì trong tay do tuổi đi học ‘nghiện’ game online, MXH, mắc hội chứng sống ảo. Đến khi đến tuổi đi làm thì stress do không có mục đích, định hướng sống; ý chí nghèo nàn. Hệ lụy có thể kéo dài cả đời.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, ‘nghiện’ game online, MXH còn ảnh hưởng đến cả thể xác của người bệnh.

Do đầu tư quá nhiều thời gian cho thế giới ảo mà nhiều người không còn đủ thời gian để ăn, ngủ, nghỉ. Trong khi đó, hoạt động về trí não lại tiêu tốn nhiều năng lượng. Từ đó mà cơ thể nhanh chóng suy kiệt. Đã có nhiều ca cấp cứu do bệnh nhân bị suy kiệt sau thời gian dài ngồi máy tính để chơi game, lên MXH. Cũng đã có 1 số trường hợp đột tử ngay trên bàn phím.

Què quặt về tinh thần và nhân cách cộng với việc suy kiệt về thể xác càng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, vấn đề nhân cách là vấn đề lớn nhất. Những ca bệnh này bệnh nhân thường hay thất bại trong cuộc sống – bác sĩ Tâm nhấn mạnh.

Nhận thức của người bệnh là quan trọng nhất

Bác sĩ Dương Minh Tâm khẳng định muốn điều trị triệt để căn bệnh ‘nghiện’ MXH, vai trò của liệu pháp ‘nhận thức hành vi’ là quan trọng nhất.

Đây là biện pháp cốt lõi để giúp trẻ nhận thức được mức độ nguy hiểm của ‘thế giới ảo’ và tầm quan trọng của phát triển nhân cách. Từ đó thay đổi hành vi dùng MXH. Thuốc hay các biện pháp khác chỉ là giải pháp hỗ trợ.

Khả năng phục hồi của bệnh nhận phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Trình độ của người làm biện pháp nhận thức.
  • Mối bộ 3 quan hệ: bệnh nhân – thầy thuốc – gia đình.
  • Môi trường của người bệnh: thay đổi môi trường.

Cũng theo bác sĩ Tâm, nguyên tắc là cứ ảnh hưởng đến học tập, ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống là phải điều trị cai ‘nghiện’ MXH. Nhưng thực tế trong điều trị, bệnh viện luôn bị động do nhu cầu của người bệnh. Bệnh nhân có tự nguyện đến khám thì bệnh viện mới có thể giúp họ được

Những tiêu chí để xác định hội chứng ‘nghiện’ MXH cần phải điều trị:

  1. Có nhu cầu cao trong sử dụng MXH và sử dụng MXH một cách thụ động.
  2. Khi thiếu MXH xuất hiện cảm xúc bồn chồn, khó chịu, bứt rứt.
  3. Biết có hại nhưng vẫn dùng.
  4. Xuất hiện hậu quả xấu như chất lượng cuộc sống suy giảm, chất lượng công việc sa sút.
  5. Xuất hiện tật chứng về quan hệ xã hội như thay đổi tính tình, sống khép kín, giảm sút trách nhiệm với bản thân và gia đình.

Cuối cùng, bác sĩ Tâm đưa ra lời khuyên với người dùng MXH:

  1. Tự thân MXH không xấu. Những thông tin trên đó đúng có, sai có; tốt có, xấu có. Phương thức trao đổi trên MXH cũng khác với thực tế. Do đó người dùng MXH cần biết những điều trên để tiếp nhận thông tin có chọn lọc.
  2. Sử dụng những thông tin cần thiết cho nhu cầu cá nhân, không nên xa đà vào những điều không bổ ích, tiêu cực.
  3. Thời gian sử dụng hợp lí.

Nguồn: Minh Châu_baonhandao.vn

 

Rate this post

Viết một bình luận