Ngò gai có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng ngò gai

Cây ngò gai hay được gọi với tên khác là cây mùi tàu là loại rau thơm rất quen thuộc giúp làm tăng hương vị cho nhiều món ăn. Vậy ngoài công dụng như trên thì ngò gai còn có tác dụng gì?

Cây ngò gai là loại cây thân thảo, thân cây mọc đứng có nhiều khía, độ cao trung bình khoảng 15-40cm, lá cây mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc. Phiến lá dạng hình mác hẹp, thuôn dài, không có cuống, mép lá khía tai bèo với nhiều răng có gai khá sắc.

Lá ở trên thân càng lên phía trên ngọn càng ngắn dần, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Các lá ở trên xẻ 3-7 thùy ở chóp cây và có nhiều gai.

Hoa của cây ngò gai có màu trắng, mọc thành tán, gồm 5-7 lá hình mũi mác dẹt, mỗi bên có 1-2 răng và một gai ở chóp.

Quả của cây ngò gai gần giống hình cầu, hơi dẹt, đường kính khoảng 2mm, chứa nhiều hạt bên trong. Khi già, quả rụng và phát tán hạt. Toàn thân cây có mùi thơm đặc trưng.

Ngò gai có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng ngò gai - 1

Ngò gai có tác dụng gì?

– Trị bệnh truyền nhiễm:

Theo nghiên cứu, ngò gai sở hữu những đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại các chủng vi khuẩn gram âm và gram dương khác nhau, cùng với một số loài virus, nấm và nấm men.

Các phytochemical trong ngò gai nhắm vào những mầm bệnh và có thể điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, bao gồm nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh.

– Kiểm soát tiểu đường:

Ngò gai chứa một lượng lớn axit ascorbic hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp loại trừ các gốc tự do. Điều này khiến ngò gai trở thành công cụ hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường và các rối loạn khác do stress oxy hóa trong cơ thể gây ra.

– Loại trừ hôi miệng:

Mùi thơm của ngò gai rất hiệu quả trong điều trị hôi miệng. Ngoài ra, hàm lượng chất diệp lục trong lá ngò gai còn có tác dụng khử mùi. Khi bạn nhai lá ngò gai, nó sẽ loại bỏ hợp chất lưu huỳnh do các vi khuẩn miệng tạo ra trong quá trình phân hủy các hạt thức ăn thành carbohydrate.

– Hỗ trợ chữa bệnh tim:

Ngò gai chứa các hợp chất như saponin, flavonoid, coumarin, steroid và axit caffeic. Các hợp chất này giúp cho ngò gai có khả năng kháng viêm.

Nghiên cứu cho thấy lá ngò gai có tác dụng giảm viêm trong các giai đoạn cấp tính của bệnh tim hoặc bệnh mạch máu. Nó cũng giúp giảm tình trạng viêm do chất dịch giàu protein chảy ra khỏi mạch máu.

– Tốt cho thận:

Ngò gai thúc đẩy lợi tiểu và giúp điều trị các rối loạn liên quan đến thận như viêm tuyến tiền liệt mãn tính, viêm bàng quang, đi tiểu đau và viêm niệu đạo. Loại thảo mộc này cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận.

– Ngừa bệnh Alzheimer:

Đặc tính kháng viêm của ngò gai rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như Alzheimer, Parkinson. Saponin và flavonoid là các hợp chất chống viêm trong lá ngò gai, có thể giúp giảm tình trạng viêm trong các tế bào não.

Ngoài ra, vitamin C trong ngò gai hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não do stress oxy hóa gây ra.

– Trị sốt:

Stigmasterol, một steroid có nguồn gốc từ thực vật trong ngò gai có đặc tính kháng viêm giúp điều trị sốt, cúm, cảm lạnh và các triệu chứng liên quan. 

– Ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa:

Lá ngò gai kích thích tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Hàm lượng carotenoid, lutein và phenolic trong loại thảo mộc này hỗ trợ quá trình tiêu hóa và xoa dịu nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, giúp duy trì sức khỏe đường ruột.

– Hỗ trợ điều trị sốt rét:

Lá ngò gai chứa nhiều flavonoid, tannin và triterpenoid. Các hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp chống lại ký sinh trùng sốt rét và nhiều loại vi khuẩn khác.

Ngò gai có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng ngò gai - 2

Ngò gai có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng ngò gai - 3

Ngò gai hay mùi tàu có nhiều tác dụng với sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)

Tác hại của ngò gai

Về cơ bản ngò gai rất tốt cho sức khỏe vì có những lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng có những lưu ý khi sử dụng loại rau này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai. Người có bệnh bao tử thì nên xay hoặc nấu nước uống tốt hơn là ăn lá tươi, nhất là lá già.

– Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau ngò gai có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau ngò gai cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau ngò gai cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.

Nguồn: https://phununews.nguoiduatin.vn/ngo-gai-co-tac-dung-gi-nhung-luu-y-khi-su-dung-ngo-gai…Nguồn: https://phununews.nguoiduatin.vn/ngo-gai-co-tac-dung-gi-nhung-luu-y-khi-su-dung-ngo-gai-a568303.html

Theo MINH THÙY (Tổng hợp) (Người đưa tin)

Rate this post

Viết một bình luận