Ngó sen là gì? Công Dụng Của Ngó Sen Với Sức Khỏe

5/5 – (10 bình chọn)

Hẳn là bạn đã từng ăn nhiều món ngon được chế biến từ ngó sen, đặc biệt là các món gỏi. Nhưng có thể bạn chưa biết hết về ngó sen và những công dụng vàng của nguyên liệu hay vị thuốc này đâu nhỉ. Cùng Sen Đại Việt tìm hiểu nhé

1. Ngó sen

  • Ngó sen hay liên ngẫu (có tên khoa học là Noudus Rhizomatis Loti). Ngó sen có phần rễ ở dưới nước, màu trắng, giòn, sờ vào có cảm giác mát lạnh. Bên trong có nhiều ống dọc nhỏ, nhựa dính.
  • Ngó sen có vị ngọt, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Ngó sen còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài những nguyên tố vi lượng, chất xơ và các thành phần giống với rau xanh, ngó sen còn có 16,4% hàm lượng tinh bột, hàm lượng vitamin C cao tới 44 mg/100g, nhiều hơn chanh và cam.
  • Về thành phần sinh học, trong ngó sen có tơ sen, ống dẫn dùng để vận chuyển nước và các thành phần dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu của tơ sen là polysaccharides và muccoprotein, hai chất rất có lợi cho sức khỏe. Khi nhai, các thành phần này kết hợp với niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa.

2. Công dụng tuyệt vời của ngó sen

2.1 Hỗ trợ gan

Ngó sen tươi chứa một lượng lớn carbohydrate, protein và nhiều loại vitamin. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất cũng rất phong phú, giàu chất xơ và đẩy các chất có hại ra khỏi cơ thể. Do đó, ngó sen là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho gan nhờ khả năng thanh nhiệt và đào thải độc tố. Nhờ đó mà gan luôn được bảo vệ khỏe mạnh.

2.2 Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong ngó sen có tơ sen, trong khi thành phần chủ yếu của tơ sen là polysaccharides và muccoprotein. Hai chất rất có lợi cho sức khỏe. Khi nhai, các thành phần này kết hợp với niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa. Các sợi polysaccharide cùng những chất dinh dưỡng khác trong ngó sen có thể cải thiện khả năng miễn dịch đồng thời ngăn tích tụ cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, những dưỡng chất có trong ngó sen như vitamin C, vitamin B, chất xơ cùng các chất điện giải giúp nhuận tràng tự nhiên. Giúp ngăn ngừa chứng táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

2.3 Làm đẹp da

Ngó sen có hàm lượng vitamin và chất khoáng. Giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa tình trạng da thô ráp. Đồng thời, nếu bạn sử dụng ngó sen thường xuyên giúp làn da mịn màng, trắng hồng tự nhiên.

2.4 Hỗ trợ điều trị mất ngủ

Giống như công dụng của hạt sen, ngó sen có thể điều trị mất ngủ. Bạn hãy ăn ngó sen để bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosin… Có thể ăn sống, hoặc luộc lấy nước uống vào mỗi tối để giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

2.5 Hỗ trợ giảm cân

Ngó sen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào có khả năng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, kích thích hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn, giúp quá trình ăn kiêng trở nên dễ dàng hơn.

2.6 Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Loại dược liệu này chứa nhiều Vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo của tế bào, giúp tế bào sửa chữa những tổn thương, tăng khả năng chống chịu với tác nhân có hại. Sử dụng dược liệu này thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch

2.7 Tác dụng của ngó sen trong việc điều hòa huyết áp

Chất asparagine trong ngó sen có vai trò như một chất lợi tiểu, giúp điều hòa lượng dịch thể trong lòng mạch, giúp ổn định huyết áp.2.8 Ngăn ngừa lão hóa da

Không những thế vitamin C có trong là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản sinh collagen, tạo độ đần hồi, dẻo dai, liên kết giữa các mô, chống lão hóa.

2.9 Cung cấp thêm dưỡng chất tốt cho máu

Trong y học cổ truyền, ngó sen thường được dùng như mọt vị thuốc cầm huyết, bổ huyết nên nó có tác dụng bổ máu.

2.10 Tác dụng của ngó sen tươi giúp dạ dày khỏe

Trong một nghiên cứu gần đây, người ta ghi nhận rằng dịch chiết ngó sen có tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày.

Ngó sen với nhiều công dụng tuyệt vờiNgó sen với nhiều công dụng tuyệt vời

3. Hướng dẫn cách sử dụng ngó sen

  • Ép lấy nước uống, trị ngộ độc cua, cá.
  • Ép với mía tươi uống: trị cảm cúm, trúng nắng, sốt cao, khát nước, vật vã.
  • Ép lấy nước uống cùng vài lát gừng tươi: trị nôn dai dẳng.
  • Hầm canh: bổ dưỡng cơ thể, kích thích tiêu hóa.
  • Hầm canh với đậu xanh: trị đau mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt do viêm kết mạc.
  • Hầm với đại táo: hỗ trợ tiêu hóa, dùng cho người ốm dậy, trị chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu.

4. Ngó sen và củ sen có gì khác nhau?

  • Ngó sen (hay còn gọi là liên ngẫu) là phần non nhất của cọng lá sen. Thường nằm ở sát gốc của cây sen, có màu trắng sữa, xốp. Bên trong có nhiều ống dọc nhỏ, nhựa dính, sờ vào có cảm giác mát lạnh. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người chuyên hái ngó sen sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.
  • Chúng ta đa phần thường thích ăn ngó sen non, khi hái lên vẫn còn nhỏ và mảnh như cái ống. Tuy nhiên, cũng có một số nơi, người dân thích để ngó sen phát triển thành củ to (củ sen) rồi mới thu hoạch. Điều này khiến nhiều người thường nhầm lẫn ngó sen và củ sen là hai loại khác nhau nhưng thực chất chúng là một và đều là phần thân của cây hoa sen.

5. Những bài thuốc chữa bệnh từ ngó sen

  • Trị chảy máu

Ngó sen đã sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc ngày 1 thang và uống

  • Trị đái ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấp

Sinh địa 20g, hoạt thạch 16g; cam thảo sao 6g, đương quy 6g, tiểu kế, mộc thông, ngó sen, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi mỗi vị 12g;. Sắc ngày 1 thang, uống

  • Trị sốt xuất huyết

Lá sen, ngó sen, cỏ mực, rau má mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Sắc ngày 1 thang, uống; nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 – 50g.

  • Trị rong huyết

Quy bản nướng 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g; hoàng cầm, ngó sen, a giao, sơn chi, địa du mỗi loại 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc ngày 1 thang, uống

  • Trị hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệt

Dùng bài Tam tiên ẩm: tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, tiên ngẫu tiết 120g. Sắc ngày 1 thang, uống

Tác dụng mát huyết, cầm máu.

6. Cần lưu ý gì trong cách sử dụng ngó sen?

Nên hạn chế dùng ngó sen dạng ống do dễ nhiễm ký sinh trùng. Ở những người hay đau dạ dày, hội chứng kích thích đường ruột thì hạn chế dùng. Vì ngó sen chứa nhiều chất xơ khi ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

7. Mẹo làm sạch ngó sen đúng cách

Ngó sen sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ. Nên ngó sen rất dễ bị nhiễm các ấu trùng sán có hại cho cơ thể, nếu không biết cách sử dụng sẽ rất dễ rước bệnh vào thân. Vì vậy, không nên ăn ngó sen sống mà nên làm sạch và nấu chín kỹ trước khi ăn. Cách sơ chế như sau:

+ Khi mua ngó sen về, tước sạch phần vỏ, cắt khúc, chẻ đôi

+ Ngâm vào hỗn hợp nước chanh pha loãng có thêm đá lạnh để làm sạch. Không nên ngâm nước muối, vì nếu lượng muối bạn cho vào không phù hợp thì rất dễ làm ngó sen bị mềm, teo tóp.

+ Rửa sạch lại ngó sen với nước và để ráo rồi chế biến.

8. Tổng hợp những món ăn ngon với ngó sen

Ngó sen là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Chúng ta hay bắt gặp các món gỏi từ ngó sen, nhưng thật ra, dù là món xào hay món canh, thì ngó sen cũng mang đến cho bạn những hương vị vô cùng thơm ngon khi kết hợp với đa dạng các nguyên liệu khác. Cùng điểm qua một số món ngon với ngó sen sau đây nhé:

Gỏi ngó sen tai heoGỏi ngó sen tai heoGỏi ngó sen chayGỏi ngó sen chayNgó sen xào tỏiNgó sen xào tỏiNgó sen xào thịtNgó sen xào thịtNgó sen chua ngọtNgó sen chua ngọtCanh chua ngó senCanh chua ngó sen

Ngó sen thật sự là một thực phẩm và vị thuốc rất tốt, đặc biệt là với phụ nữ. Với những công dụng tuyệt vời từ ngó sen, bạn có thể chế biến ngó sen thành nhiều món ngon. Hãy mang dinh dưỡng vào từng bữa ăn với các món ăn được chế biến từ ngó sen nhé bạn. Sen Đại Việt sẽ luôn đồng hành cùng bạn với những công thức món ngon từ ngó sen.

Sen Đại Việt – Sen của Người Việt

  • Xem ngay:

    Hướng dẫn công thức chế biến 5 món gỏi ngó sen ngon giòn mát

Rate this post

Viết một bình luận