Hiện nay, các trang báo in, báo truyền thống hay báo điện tử đều rất phổ biến. Để có thể viết được nhiều loại báo như vậy cần dùng đến một phong cách ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ báo chí.
Vậy ngôn ngữ báo chí là gì? Đặc trưng của loại ngôn ngữ này là gì? Làm sao để áp dụng và viết chuẩn mực? Cùng Mua Bán theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?
Trước khi đi tìm hiểu ngôn ngữ báo chí là gì thì các bạn cần phải nắm và phân biệt được báo chí và ngôn ngữ báo chí. Bởi thông thường mọi người có xu hướng gộp chung hai khái niệm với nhau.
Với báo chí, đây là sản phẩm cung cấp các thông tin về sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội hiện nay. Được thể hiện dưới nhiều hình thức như chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video,… Các sản phẩm báo chí thường sẽ được biên tập, xuất bản và phát hành theo định kỳ. Đưa tới tay công chúng qua báo in, báo nói, báo hình hay báo điện tử.
Còn ngôn ngữ báo chí, bạn có thể hiểu nôm na rằng đây là hình thức thông báo tin tức thời sự cả trong nước và quốc tế. Ngôn ngữ báo chí phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng với mục đích thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Thường có các loại tiêu biểu như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo, bình luận thời sự hay thư bạn đọc,….
Vậy phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Đây là kiểu diễn đạt được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng. Có thể kể đến như: báo in, đài phát thanh, đài truyền hình hay báo điện tử,…
Thông thường, phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng trong các loại văn bản chính như tin tức, phóng sự,… Đây được xem là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai trò của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Có thể hiểu rằng đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ đông hay người quảng cáo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá nghề nhà báo — nghề sở hữu sức mạnh truyền thông
Tính chất của ngôn ngữ báo chí
Sau khi hiểu được khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí là gì thì dưới đây, Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu sâu về tính chất của nó. Cùng theo dõi qua 6 tính chất tiêu biểu dưới đây!
Tính chính xác trong ngôn ngữ báo chí
Tính chính xác là tính chất đầu tiên và cũng là tính chất quan trọng nhất mà bạn cần phải biết. Bạn biết đấy, báo chí thường có tính điều hướng xã hội, điều hướng dư luận rất cao. Chính vì vậy, những thông tin được truyền tải phải đảm bảo tính xác thực tuyệt đối.
Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong khâu kiểm duyệt tính chính xác sẽ khiến đọc giả hiểu sai thông tin được truyền tải. Từ đó gây ra sự lệch lạc về tư tưởng và gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội.
Nếu bạn muốn ngôn ngữ báo chí được chính xác, điều đầu tiên và dễ nhất mà bạn có thể làm là hiểu rõ được ngôn ngữ mẹ đẻ. Không những thế, bạn còn phải có khả năng bám sát được các vấn đề đang xảy ra.
Ngôn ngữ báo chí phải mang tính cụ thể
Tính cụ thể là điều mà bạn cần phải có khi tìm hiểu ngôn ngữ báo chí là gì. Bởi nó sẽ phản ánh vấn đề của sự kiện, toàn bộ chi tiết cần phải rõ ràng – rành mạch. Tuyệt đối không được trùng lặp và sử dụng những từ ngữ khó hiểu vào trong bài viết như các từ địa phương chẳng hạn.
Tính đại chúng của ngôn ngữ báo chí
Thông thường, đối tượng hướng đến của báo chí đó là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội hiện nay. Không phân biệt độ tuổi, giới tính, trình độ hay nghề nghiệp.
Nói như vậy thì chắc bạn cũng hiểu rằng, nếu ngôn ngữ báo chí mất đi tính đại chúng mà thay vào đó là sự hàn lâm, quá bác học thì sẽ khiến cho đại đa số người không tiếp cận được.
Ngôn ngữ báo chí phải ngắn gọn
Báo chí về bản chất chính là sự cô đọng, sự chắt lọc thông tin một cách chính xác nhất để truyền tải tới cho người đọc. Điều này vô cùng dễ hiểu khi người đọc họ thường quan tâm tới yếu tố cốt lõi hơn là các vấn đề phụ xoay quanh.
Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí
Đại đa phần mọi người khi tìm hiểu ngôn ngữ báo chí là gì thì sẽ nghĩ nó rất khô khan phải không nào? Nhưng sự thật không phải như vậy.
Tính biểu cảm luôn được sử dụng trong ngôn ngữ báo chí, thường lấy từ các ca dao, tục ngữ hay thành ngữ để diễn đạt. Hoặc sẽ dùng các phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để bộc lộ cảm xúc của người viết.
Ngôn ngữ báo chí phải theo khuôn mẫu nhất định
Khuôn mẫu nhất định – bạn có thể hiểu rằng đây là việc lặp lại ngôn từ có sẵn trong bài báo. Mục đích là để tự động hóa quy trình thông tin, giúp nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí
Sau khi hiểu được ngôn ngữ báo chí là gì thì bạn cần phải phân biệt được các loại ngôn ngữ báo chí. Thường sẽ được chia thành 2 dạng là dạng nói và dạng viết:
- Dạng viết – Sẽ là các bài báo, mẫu tin hay mẫu quảng cáo,…
- Dạng nói – Sẽ là các bản tin hàng ngày, các quảng cáo, thông tin,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Bạn đã biết mức lương của ngành báo chí là bao nhiêu chưa?
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
Thông thường các văn bản báo chí có những đặc trưng sau:
Tính thông tin thời sự
Có thể nói, thời sự chính là đặc điểm quan trọng nhất của báo chí. Bởi nó luôn phản ảnh các vấn đề hiện tại mang tính chất bức thiết, nóng hổi. Nếu báo chí có đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lại, thường mục đích là hướng người đọc đi vào giải quyết vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan.
Tính ngắn gọn
Như các bạn cũng biết, dung lượng tờ báo thường sẽ có giới hạn. Bởi tính tức thời, nhanh chóng và luôn có mong muốn trong thời gian ngắn biết được nhiều thông tin, tin tức của người đọc nên các báo thường sẽ đo đếm từng chữ.
Đối với phóng sự, thường sẽ dài hơn những cũng không vượt quá 3 trang báo. Sẽ được tóm tắt, in đậm vào đầu bài để dẫn dắt người đọc.
Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí
Như đã nói ở trên, báo chí để không quá khô khan thì cần phải có yếu tố biểu cảm, cảm xúc bên trong bài. Tuy nhiên, nhiêu đó là chưa đủ để thu hút người đọc. Yếu tố then chốt chính là sự hấp dẫn, tin tức nóng hổi mà báo mang lại.
Cách sử dụng ngôn ngữ báo chí cực chuẩn
Đối với các tin tức, báo chí thuộc dạng tin thì sẽ có độ dài rơi vào 500 chữ đổ xuống. Chính vì vậy, sẽ có yêu cầu về nội dung, thời gian, đối tượng không quá chi tiết. Để tránh việc lan man và có được một bài viết chuẩn chính thì bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:
Không sai lỗi chính tả
Đây là nguyên tắt cốt lõi trong việc viết báo chuyên nghiệp. Việc đúng chính tả là thứ vô cùng căn bản và bắt buộc các nhà báo phải đảm bảo. Bạn thử nghĩ xem, đọc một bài viết bị sai chính tả thì bạn cảm thấy như thế nào? Bài viết đó có được đầu tư không? Bài viết đó có đáng để mình đọc tiếp bởi sự làm ăn cẩu thả như vậy không?
Đã là một người phóng viên, một người biên tập, một nhà báo… thì bạn bắt buộc phải cẩn thận trong từng câu, từng chữ của bản thân. Ví dụ như khi Mua Bán giúp bạn hiểu ngôn ngữ báo chí là gì mà Mua Bán sai chính tả thì chắc chắn bạn sẽ thấy thiếu thiện cảm phải không nào?
Viết thẳng vào vấn đề, đối tượng độc giả quan tâm
Đây là vấn đề mà Mua Bán đã nói rất nhiều ở trên, đọc giả thường chỉ quan tâm tới nội dung cốt lõi và rất ít khi quan tâm tới các vấn đề kế bên. Chính vì vậy, bạn cần phải viết thẳng vào trọng tâm vấn đề, nêu được các ý hay các điểm mấu chốt.
Bởi văn phong báo chí thuộc dạng tin tức nên sẽ không quy định độ dài là bao nhiêu chữ. Nhiều khi chỉ cần 400 – 500 chữ đi kèm với các bức ảnh miêu tả chân thực là đủ để khiến đọc giả hài lòng.
Không viết lan man, kể lể
Điều cấm kỵ của nhà báo khi viết là không được kể quá lan man và dài dòng. Như đã tìm hiểu ngôn ngữ báo chí là gì ở trên, bạn cũng có thể hiểu được rằng tính chất của nó là ngắn gọn, súc tích, chính xác cao và đúng nội dung mà đọc giả quan tâm.
Đôi khi các nhà báo áp dụng các ngôn từ hoa mỹ, các từ quá “trên trời dưới đất” và nghĩ rằng nó hay nhưng thực ra người đọc họ không quan tâm mà còn khó chịu. Tuy nhiên, các nhà báo điện tử có thể áp dụng các câu từ Trending sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều.
Đặc điểm ngôn ngữ báo chí chính là đưa, cung cấp thông tin và dữ liệu đến cho người đọc. Vì vậy, không cần phải nói quá nhiều hay kể lể quá nhiều thứ. Tự bản thân độc giả sẽ suy luận về các vấn đề mà bạn cung cấp.
Đặc biệt, nếu là vấn đề nóng hổi mà được nhiều người quan tâm thì người viết báo có thể khai thác sâu các khía cạnh. Với các loại chủ đề như Scandal thì người đọc có xu hướng quan tâm các vấn đề bên lề hơn.
Đăng tải thông tin báo chí mang tính độc quyền
Tính độc quyền luôn luôn được đề cao trong mọi trường hợp. Các bạn cũng có thể thấy, khi có những tin nóng hổi thì các bài báo lên rất nhanh. Điều này là vô cùng quan trọng vì sẽ nhận được rất nhiều lượt tương tác đến từ người đọc.
Tuy nhiên, bài báo đó phải có tính độc quyền, nhanh về việc truyền tải thông tin. Bạn biết đấy, chỉ cần lên cách nhau từ 5 – 10 phút thì đã là một sự khác biệt to lớn.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là một số thông tin để giải đáp ngôn ngữ báo chí là gì mà Mua Bán đã tổng hợp lại. Hy vọng với những điều trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí. Để có thể theo dõi và đọc được những bài viết hay, bổ ích hơn thì đừng quên truy cập Mua bán mỗi ngày nhé!
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ, đồ điện tử…. tại Mua Bán. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.