Trong Tiếng Việt, thường có nhiều loại từ bổ sung nghĩa cho câu thêm sinh động và phong phú. Trợ từ, thán từ là được dùng nhiều nhất. Vậy trợ từ là gì, thán từ là gì? Cùng Gochanhphuc tìm hiểu về chúng nha.
Xem thêm:
Khái niệm, các loại và vai trò của trợ từ
Trợ từ là gi?
Khái niệm trợ từ là gì?
Trợ từ là những từ thường dùng để đi kèm với các từ ngữ trong câu, nhằm nhấn mạnh hoặc biểu lộ một sự vật, hiện tượng nào đó.
Ví dụ:
- Hôm nay con ăn hẳn mấy bát cơm=> hẳn là một trợ từ
- Chính những lúc khó khăn mới thấy ai là bạn=>Chính là một trợ từ
Các loại trợ từ
Có hai trợ từ chính:
- Trợ từ để nhấn mạnh: Gồm các trợ từ như: những, cái, mà, là, thì,.. Chúng giúp nhấn mạnh sự việc, hành động, cảm xúc của người nói.
Ví dụ:
Mai đã học giỏi mà còn siêng làm việc nhà => Nhấn mạnh sự chăm chỉ của Mai
- Trợ từ đánh giá về sự vật, sự việc: Gồm những từ như: chính, ngay, đích,..biểu thị một thái độ với sự vật, sự việc.
Ví dụ:
Đích thị là Nhung làm, vì chỉ có Nhung có mặt ở đó=> Khẳng định người làm là Nhung
Vai trò của trợ từ trong câu và ví dụ
Trợ từ trong một câu khiến cho nghĩa của câu trở nên sinh động và được nhấn mạnh hơn.
Ví dụ:
- Tôi mua được những 2 con cá chép to
- Chính tôi cũng không thể tin rằng anh ấy làm việc thiếu chuyên nghiệp như vậy
- Ngay cả người giỏi nhất cũng không thể làm được điều đó.
- Làm điều đó ngay đi
- Bạn cũng chỉ làm được đến thế mà thôi
Khái niệm, các loại và vai trò của thán từ
Trợ từ, thán từ trong tiếng việt
Khái niệm thán từ là gì?
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết biểu thị nhấn mạnh một sự việc nào đó.
Thán từ thường đứng tách biệt ở đầu câu.
Ví dụ:
- Trời ơi! Sao hôm nay trời nóng vậy? => Trời ơi là một thán từ
- Khiếp! Nhìn nó sao ghê quá vậy? => Khiếp là một thán từ
Các loại thán từ
Thán từ gồm có hai loại:
- Thán từ bộc lộ cảm xúc của người nói: gồm các từ như: ôi, than ôi, trời ơi,…
Ví dụ: Ôi! Hôm nay ngày đẹp mà không có được đi chơi.
- Thán từ chỉ gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, vâng, dạ,…
Ví dụ: Dạ! Con nghe rồi đây ạ!
Vai trò của thán từ trong câu và ví dụ
Vai trò chủ yếu của thán từ xuất hiện ở đầu câu với những từ ngắn gọn biểu thị được tình cảm, cảm xúc.
Ví dụ:
- Ôi trời ơi! Sao số tôi lại khổ vậy?
- Hỡi ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?
- Này, bạn tính đâi đâu thế?
Cách phân biệt giữa trợ từ và thán từ
Trợ từThán từKhái niệmTrợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới.Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói. Thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp.
Vị trí mà thán từ hay đứng là ở vị trí đầu câu.Vai tròVai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó được nhắc đếnVai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.Phân loạiCó 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt:
– Trợ từ dùng để nhấn mạnh: nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…
– Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…Có 2 loại thán từ trong Tiếng Việt:
– Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…
– Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…
Bài tập có lời giải
Bài 1: Xác định trợ từ, thán từ trong các câu sau:
a) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ!
b) Vâng, ông giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng.
Đáp án:
a) Có một trợ từ là “cả”, một thán từ là “ạ”
b) Có một thán từ là “Vâng”, không có trợ từ
Bài 3: Chỉ ra các thán từ trong các câu sau:
a) Vâng! Ông giáo dạy phải!
b) Vâng! Cháu cũng đã nghĩ như cụ.
c) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
Đáp án:
a) Thán từ là Vâng
b) Thán từ là Vâng
c) Thán từ là Này
Hy vọng qua bài viết này của Góc hạnh phúc giúp các bạn hiểu rõ trợ từ là gì và thán từ là gì. Tài liệu được trích xuất từ sách Ngữ Văn lớp 8. Nếu có thắc mắc hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận. Chúng mình sẽ giải đáp giúp nha.