Người bị khô mắt nên ăn gì để đỡ nhức mỏi?

Người bị khô mắt nên ăn gì để đỡ nhức mỏi?

Thứ Sáu ngày 01/06/2018

Muốn bảo vệ và giữ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp bạn cần biết rõ người bị khô mắt nên ăn gì để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.

Khô mắt là tên gọi chung để chỉ các bệnh liên quan đến nước mắt và bề mặt ngoài của nhãn cầu. Người bệnh bị thương tổn lớp phim trong mắt khiến cho quá trình tiết mắt hoặc sự bốc hơi bị rối loạn gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu.

Với người bình thường, trong một phút sẽ chớp mắt khoảng 12 – 18 lần. Mỗi lần chớp như thế nước mắt sẽ được tiết ra để bao phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu. Khoảng 95% lượng nước này tới từ tuyến lệ và 5% đến từ các tuyến dầu ở mi. Lớp nước mắt này có công dụng làm ẩm cho giác mạc, bôi trơn bờ mi. Ngoài ra nó còn cung cấp dưỡng chất cho tế bào biểu mô và ức chế sự gia tăng của vi khuẩn.

Ở người bệnh bị khô mắt, mỗi lần chớp nước mắt tiết ra không đủ để bao phủ hoàn bộ bề mặt nhãn cầu. Hoặc do lớp dầu trong mắt làm việc không hiệu quả khiến quá trình bốc hơi nước mắt diễn ra nhanh hơn bình thường. Thêm nữa, những người bị bệnh khớp, Lupus ban đỏ, các bệnh liên quan tuyến giáp,… cũng có nguy cơ mắc bệnh khô mắt lớn hơn. Thậm chí cả những người phải làm việc nhiều với máy tính trong thời gian dài hay người cao tuổi cũng hay bị khô mỏi mắt hơn.

Bệnh nhân bị khô mỏi mắt có những biểu hiện:

  • Cảm thấy khó chịu như có dị vật trong mắt
  • Thường xuyên cộm, nóng rát, ngứa ngáy, nhức mỏi mắt
  • Mắt bị mờ, càng chớp lại càng mờ
  • Xuất hiện nhiều ghèn khóe mắt
  • Vào buổi sáng sau khi thức dậy mắt rất khó mở và có cảm giác buồn ngủ

Để khắc phục và phòng tránh được tình trạng khô mắt các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên mọi người ngoài sử dụng thuốc nên biết thông tin bị khô mắt nên ăn gì. Trong nhiều trường hợp chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống, cân bằng dưỡng chất cũng có thể làm cho bệnh rất nhanh khỏi.

Thực phẩm giàu Axit béo Omega-3

Người bị khô mắt nên ăn gì để đỡ nhức mỏi 1

Nếu chưa rõ bị khô mắt nên ăn gìbạn cứ bổ sung thật nhiều omega-3 cho cơ thẻ 

Các loại thực phẩm giàu axit béo kích thích các tuyến lệ trong mắt sản xuất ra nước mắt. Ngoài ra những loại thực phẩm này còn ngăn ngừa tình trạng nước mắt bốc hơi. Nguồn thực phẩm giàu axit béo Omega-3 nhất là dầu cá, các loại các hồi, cá bơn, cá ngừ hay cá mòi (loại cá nước lạnh).

Ngoài ra bạn có thể tăng cường thêm lượng hạt lanh, dầu đậu nành, dầu thực vật, các loại rau xanh lá màu xanh. Sau khoảng 10 ngày bổ sung loại thực phẩm này (có thể bổ sung thêm vitamin B6, C) đảm bảo mắt bạn sẽ giảm khô rát, đau nhức.

Thực phẩm chống oxy hóa

Người bị khô mắt nên ăn gì để đỡ nhức mỏi 2

Rau xanh có khả năng chống lại oxy hóa rất mạnh.

Nguyên nhân gây khô mắt có thể do các gốc tự do, do ăn kiêng quá đà, không tập thể dục thường xuyên. Người có có thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay căng thẳng kéo dài cũng có dấu hiệu khô mắt trầm trọng hơn những người khác. Lúc này bệnh nhân cần bổ sung ngay các loại thực phẩm chống oxy hóa. Một số loại thực phẩm chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cho bạn như: rau xanh (rau bina, rau bắp cải,…), các trái cây có màu đỏ (cam, mận, lựu,…) trái cây và loại hạt (bưởi, lê, táo, quả óc chó, quả hồ đào,…)

Ngoài việc bổ sung qua thực phẩm, với người bệnh nặng nên tới gặp bác sĩ để được kê thêm các loại thuốc bổ chứa: Alpha Lipoic Acid, Lutein, Zeaxanthin,…

Thực phẩm giàu kali và kẽm

Người bị khô mắt nên ăn gì để đỡ nhức mỏi 3

Hải sản là gợi ý tốt nhất cho người bệnh không biết bị khô mắt nên ăn gì?

Kali và kẽm là chất khoáng đóng vai trò cực quan trọng với sức khỏe đôi mắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, người bị khô mắt có nộng độ kali cực thấp. Để hạn chế và tránh được tình trạng này bạn bổ sung những thực phẩm như: tảo, mầm lúa mì, đào, chuối,…

Bên cạnh đó, kẽm là chất giúp quá trình hấp thư vitamin A vào võng mạc hiệu quả hơn. Bạn nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: hàu, thịt đỏ (bò, lợn, trâu,…), hải sản (tôm, cá,…) trứng, sữa,…

Cuối cùng, ngoài bổ sung các thực phẩm như trên bạn cần chú ý tăng cường lượng nước uống mỗi ngày. Nếu không muốn uống nhiều nước lọc vẫn có thể thay thế bằng nước rau củ, nước trái cây.

Huyền Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận