Cơ thể mệt mỏi, làn da nhợt nhạt, thiếu sức sống là các biểu hiện của bệnh thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bồi bổ cơ thể. Vậy, người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thực phẩm giúp tăng cường sự lưu thông và cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm thiểu tình trạng thiếu máu.
18/05/2021 | Thiếu máu không nên ăn gì? Tìm hiểu để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình
18/05/2021 | Thiếu máu do thiếu sắt – Bổ sung ngay 7 loại thực phẩm này!
17/05/2021 | Cảnh báo những triệu chứng của bệnh thiếu máu bạn cần biết
1. Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?
Bệnh thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến công việc của bạn bị ngưng trệ. Vậy, người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì để bổ máu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu?
Trước tiên, trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần đa dạng hóa bữa ăn và bổ sung đủ 4 nhóm chất thiết yếu. Tiếp theo, người bệnh cũng nên ưu tiên các nhóm thực phẩm có tác dụng tăng lượng máu trong cơ thể như:
Thực phẩm giàu Sắt:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu là do thiếu sắt – thành phần tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu. Vậy người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì, chắc chắn rằng bạn không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu sắt giúp tăng lượng máu tuần hoàn. Những thực phẩm giàu sắt phải kể đến đó là:
– Hải sản:
Hải sản được biết đến là nguồn thực phẩm giàu heme – iron một loại sắt được cơ thể hấp thu dễ dàng. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn chứa nhiều canxi, phốt pho, kẽm,… các kháng chất tốt cho xương khớp. Vì vậy, người bị thiếu máu nên bổ sung các loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai,… vào thực đơn của mình, điển hình nhất đó là:
Hàu một loại hải sản có vỏ chứa khoảng 7,2 mg sắt/100g thịt hàu. Đồng thời, hàu cũng chứa nhiều acid amin có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể bớt mệt mỏi. Những người bụng yếu, khó tiêu hoặc đau dạ dày thì không nên sử dụng hàu sống. Vì vậy, trước khi ăn bạn nên nấu chín hàu để tránh trường hợp bị tiêu chảy.
– Thịt đỏ:
Các loại thịt đỏ đều chứa nhiều sắt và giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, vitamin B, đồng, selen, choline,… Trong đó, thịt bò là loại thịt đỏ có thể cung cấp cho cơ thể 15% sắt mỗi ngày, đặc biệt phải kể đến là gan bò có hơn 600% nhu cầu sắt/ngày. Người bị bệnh thiếu máu có thể chế biến loại thịt này thành nhiều món ăn ngon.
Thịt bò là loại thịt đỏ có thể cung cấp cho cơ thể 15% sắt mỗi ngày
Ngoài thịt bò, bạn có thể sử dụng thịt heo và các bộ phận như: óc, tim, cật,… để bổ sung sắt cho cơ thể.
– Các loại rau xanh:
Bên cạnh thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật thì người bị bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại rau, hạt dưới đây để tăng lượng sắt trong máu:
-
Hạt thông, hạt mè, hạt điều, hạt bí đỏ, hạnh nhân, óc chó,…
-
Các loại rau có màu xanh đậu như: rau ngót, súp lơ xanh, cải xoong,… Đặc biệt, rau chân vịt là loại rau có thể cung cấp 10% lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong ngày. Lưu ý: người mắc các bệnh liên quan đến thận thì nên hạn chế ăn loại rau này, bởi chúng chứa rất nhiều acid oxalic.
-
Các loại đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan,…
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B:
Vitamin B9, vitamin B12,… đều là các chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và biệt hóa hồng cầu. Vì vậy, bạn nên cung cấp đủ các loại vitamin này để tránh mắc phải bệnh thiếu máu.
– Vitamin B12:
Bởi vì, cơ thể không có khả năng sản sinh vitamin B12 để đáp ứng nhu cầu tạo máu, do đó bạn phải bổ sung loại vitamin này từ chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm giàu vitamin B12 như:
-
Cá ngừ là nguồn thực phẩm vừa giàu sắt vừa giàu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
-
Trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua,…
-
Các loại thịt trắng, thịt đỏ,…
Cá ngừ là nguồn thực phẩm vừa giàu sắt vừa giàu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
– Vitamin B9:
Hemoglobin là thành phần giúp hồng cầu trao đổi oxy. Để sản xuất chất này, cơ thể phải sử dụng vitamin B9 (Folate). Nếu không cung cấp đủ, hàm lượng hemoglobin sẽ giảm thấp khiến hồng cầu không tham gia vào quá trình biệt hóa, do đó không thể trưởng thành.
Sau khi biết được tầm quan trọng của vitamin B9 trong quá trình tạo máu, bạn nên ăn những thực phẩm như: đậu bắp, măng tây, lòng đỏ trứng, rau diếp cá, bơ,… để bổ sung loại vitamin này vào cơ thể mỗi ngày.
Thực phẩm giàu Vitamin C:
Người bị bệnh thiếu máu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dâu tây, cà chua,… Bởi vì loại vitamin này không chỉ có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách dễ dàng.
Người bị bệnh thiếu máu nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: ổi, cam, quýt, bưởi,… để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn
Bên cạnh những nhóm thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ, thì bạn cũng có thể bổ sung vào bữa ăn của mình các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, đồng,… nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tạo máu tốt hơn.
2. Những lưu ý khi sử dụng các thực phẩm tạo máu
Để cơ thể có thể hấp thụ tốt sắt và các loại vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu, khi sử dụng thực phẩm bạn nên nắm vững những lưu ý dưới đây:
-
Sau khi ăn, người mắc bệnh thiếu máu không nên uống trà hoặc cà phê sau khi ăn. Bởi vì các loại đồ uống này chứa nhiều polyphenol khiến cơ thể khó có thể hấp thụ tối đa hàm lượng sắt trong thức ăn.
-
Không ăn cùng lúc các thực phẩm giàu sắt và giàu canxi, vì như vậy sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
-
Người bị thiếu máu không nên hút thuốc lá để tránh giảm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng khác được nạp vào cơ thể sau khi ăn.
-
Để có thể hấp thụ sắt tốt hơn, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, B,… với nhau.
-
Người thiếu máu không nên ăn các loại thực phẩm giàu gluten cùng lúc với thực phẩm giàu sắt. Vì Gluten có thể ngăn cản khả năng thu nhận sắt của cơ thể.
Người mắc bệnh thiếu máu không nên uống cà phê để tránh giảm sự hấp thụ sắt từ thức ăn
Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?”. Mong rằng, các loại thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tăng lượng máu tuần hoàn. Ngoài ra, khi sử dụng các thực phẩm này, bạn cũng nên nhớ một vài lưu ý để giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.