Người mắc mỡ máu cao nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn… là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao. Vậy người bị mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng gì để giảm thiểu tình trạng bệnh? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì?

1.1. Chất xơ và vitamin

Loại thực phẩm đầu tiên người mắc mỡ máu cao nên ưu tiên có trong thực đơn hàng ngày của mình đó là đồ ăn chứa nhiều chất xơ và vitamin. Đây là những chất có tác dụng làm giảm thiểu và loại bỏ một phần cholesterol, chất béo hấp thụ vào cơ thể. Thông thường chất xơ và vitamin có nhiều trong các loại rau củ xanh, hoa quả tươi như:

Dưa chuột

Bên trong dưa chuột có chứa lượng lớn cellulose. Trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, chất này có tác dụng ức chế carbohydrate chuyển thành chất béo. Người mắc mỡ máu cao nên ăn 1 quả dưa chuột mỗi ngày để hỗ trợ việc điều chỉnh và kiểm soát quá trình trao đổi lipid.

Chuối

Chuối có chứa nhiều kali, magie và đường tự nhiên, rất tốt cho hệ miễn dịch của con người. Bên cạnh đó, chuối còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đông mạch máu não ở người bị máu nhiễm mỡ.

Trái cây có múi

Cam, quýt, bưởi, chanh,… Đây là những loại quả có hàm lượng hesperidin cao hỗ trợ ổn định huyết áp. Ngoài ra, các chất xơ ở các loại trái cây này còn giúp giảm cholesterol xấu trong máu.

Cà chua

Loại quả này chứa hàm lượng lớn các vitamin A, B, C, K. Việc ăn cà chua thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol trong máu cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và nhiều bệnh tim mạch khác.

Trái bơ

Loại trái cây này rất tốt cho những bệnh nhân mắc mỡ máu cao bởi trong thành phần của bơ chứa nhiều vitamin C, E, K, B5, B6. Chất béo trong quả bơ cũng là chất béo không bão hòa. Do đó, nó vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa hỗ trợ điều chỉnh nồng độ LDL-C và HDL-C trong máu.

Đu đủ

Rất giàu vitamin C và chất xơ giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch.

Rong biển

Có chứa hơn 90 vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng canxi cao có tác dụng giảm huyết áp, phòng chống đột quỵ. Ngoài ra, trong rong biển còn có lượng iốt cao và chất cholinesterase có khả năng ngăn ngừa mỡ bám vào động mạch.

Súp lơ (bông cải)

Cả súp lơ trắng và xanh đều chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất, đặc biệt flavonoid. Chất này có tác dụng làm sạch lòng mạch, giảm lượng cholesterol và triglyceride lắng đọng trên thành mạch, giảm nguy cơ mắc mỡ máu.

Trà xanh

Trà xanh có lợi cho người bị máu nhiễm mỡ bởi thành phần của chúng chứa một lượng lớn catechin và flavonoid. Những chất này tham gia vào quá trình chống oxy hóa và kiểm soát lượng cholesterol mà cơ thể sản sinh ra. Uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ được cholesterol xấu ra khỏi máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa mạch máu, cải thiện đáng kể các triệu chứng mỡ máu cao.

Ngoài ra, một số loại rau củ cũng tốt cho người bị nhiễm mỡ máu đó là: mướp đắng, cần tây, mầm đậu xanh, cà rốt, táo, các loại nấm, lạc (đậu phộng), đậu xanh, hành tây, tỏi,…

1.2. Axit béo chưa no có nhiều nối đôi

Các axit béo chưa no có nhiều nối đôi phổ biến đó là: Omega 3, Omega 6, axit béo thể Trans. Nhìn chung, các axit béo chưa no này có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh mỡ máu.

Người bệnh cũng nên ưu tiên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những nguồn thực phẩm khác chứa nhiều axit béo chưa no như: dầu thực vật, các loại hạt (lạc, vừng, hạt bí ngô), các loại cá,…

1.3. Các loại thịt trắng

Thịt đỏ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một số loại thịt đỏ lại thường có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Do đó, khi bổ sung vào cơ thể chúng sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng khả năng mắc máu nhiễm mỡ và các bệnh tim mạch.

Vì vậy, người máu mỡ cao không nên ăn nhiều thịt đỏ. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại thịt trắng như: thịt gà, ngan, vịt,… Thịt trắng sẽ có hàm lượng chất béo thấp và hàm lượng axit béo không no cao, hạn chế làm tăng cholesterol trong máu.

1.4. Uống đủ nước

Đặc biệt, người có mỡ máu cao nên uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết. Các chất độc hại nhờ đó sẽ được loại bỏ. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm những loại nước ép hoa trái cây vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa tăng cường quá trình thải độc mỡ trong máu. Một số loại nước hoa quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ như nước ép táo, nước ép cam, nước ép lựu, nước ép dưa hấu,…

2. Bệnh mỡ máu cao nên kiêng ăn gì?

2.1. Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các đồ ăn này. Cụ thể đó là: những loại thịt đỏ, nội tạng động vật, trứng gà, thịt mỡ,…

2.2. Chất béo (lipid) no

Chất béo no hay chính là các axit béo no (axit bão hòa), chúng có cấu trúc trong chuỗi carbon không có nối đôi nào cả. So với chất béo chưa no, chất béo no có giá trị sinh học kém hơn bởi chúng có xu hướng làm gia tăng cholesterol xấu, gây mỡ máu.

Một số món ăn chứa nhiều chất béo no nên tránh đó là: đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu đạm, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại dầu mỡ động vật, những món ăn chứa nhiều đường,…

2.3. Đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều rượu bia và các đồ uống có cồn khác chính là nguyên nhân làm tăng cao nồng độ cholesterol và triglycerides trong máu, khiến mỡ máu cao. Ngoài ra, nếu không hạn chế và để bệnh tình nặng hơn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như: xơ vữa động mạch, đột quỵ, ảnh hưởng tới gan,…

2.4. Đường

Người mắc mỡ cao cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn có nhiều đường. Ví dụ như: bánh kẹo, nước ngọt,… Việc này vừa hạn chế lượng triglyceride trong máu tăng cao, vừa giúp giảm nguy cơ tăng cân, béo phì ngăn ngừa máu nhiễm mỡ cũng như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch khác.

2.5. Thuốc lá

Người bị mỡ máu cao khi hút thuốc sẽ làm giảm nồng độ lipoprotein – chất có tác dụng bảo vệ tim. Không những thế chúng còn tạo ra một môi trường phá hủy cholesterol trong dòng máu, làm LDL-C tăng lên, xuất hiện nhiều mảng bám trong động mạch máu. Nếu không bỏ thuốc lá, người bệnh mỡ máu cao rất có thể bị đau tim đột ngột.

2.6. Muối

Ăn đồ ăn mặn, chứa nhiều muối cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến mỡ máu cao, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người khỏe mạnh ăn muối hàng ngày thì nên giảm hoặc hạn chế xuống còn khoảng 5g. Bạn cũng nên hạn chế các đồ ăn như: thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói, thực phẩm ngâm, muối sẵn không kiểm soát chặt chẽ để giảm nguy cơ mắc mỡ máu.

Một điều cần lưu ý đối với những người bị máu nhiễm mỡ đó là hạn chế ăn tối muộn, ăn đêm. Bởi khoảng thời gian này, cơ thể thường không vận động nhiều, tiêu hao năng lượng rất ít. Do đó, nếu ăn quá muộn, lượng thức ăn nạp vào cơ thể sẽ không kịp tiêu hóa. Từ đó, gây tình trạng tích tụ cholesterol trong mô mỡ, thành mạch, gây xơ vữa động mạch và dẫn tới mỡ máu cao. Vì thế, người bệnh nên ăn bữa tối vào khoảng 6 – 7 giờ và hạn chế ăn sau 8 giờ tối.

Cùng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp điều trị mỡ máu cao hiệu quả, hiện nay để phòng ngừa bệnh, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm những loại sản phẩm chức năng tốt cho hệ tim mạch.

Một trong số đó phải kể tới chính là các loại Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, giảm triglycerid, mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt. Omega 3 được xem là một axit béo no tốt cho hệ tim mạch, hệ thần kinh, ngăn ngừa ung thư và cải thiện chất lượng giấc ngủ, chống lão hóa cho người dùng.

Đọc thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị mỡ máu cao được áp dụng nhiều nhất

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Người mắc mỡ máu cao nên ăn gì, kiêng gì?”. Từ đó, hãy lựa chọn một chế độ dinh dưỡng, cũng như các sản phẩm phù hợp với bản thân mình để phòng ngừa căn bệnh này.

Rate this post

Viết một bình luận