Người Nhật chế biến lươn biển cỡ lớn – Ẩm thực – Việt Giải Trí

Loài lươn sống dưới đáy biển có giá thành cao do sở hữu kích thước lớn, số lượng ít cùng hương vị khác biệt.

Chị em vô cùng bất ngờ với công dụng như sâm của món lươn

Lươn được coi là loại sâm động vật, bổ như thuốc quý, được người dân châu Á chế biến thành nhiều món vừa ngon vừa bổ.

Lươn là loại nguyên liệu rẻ, sẵn có có nhiều vùng nông thôn Việt Nam từ Bắc vào Nam. Người châu Á nói chung, trong đó có người Nhật Bản và Trung Quốc, từ xa xưa cũng đã đặc biệt chú ý đến các món ăn từ lươn bởi mang nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Thậm chí, món ăn này còn được mệnh danh là “sâm động vật” bởi những tác dụng quý như vàng mười.

Theo Đông y, lươn là món ăn được xem là vị thuốc quý, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc. Còn theo Tây y, thịt lươn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, canxi… cần thiết cho cơ thể

Tác dụng chính của thịt lươn

– Phòng chữa viêm gan, bổ âm mát gan: đây là một trong những công dụng nổi bật nhất của món lươn.

– Chữa chứng suy nhược cơ thể, bồi dưỡng khí huyết, tốt cho người gầy, thể trạng yếu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, khí huyết không điều hòa.

– Tốt cho xương khớp, chữa đau nhức xương sống, phong thấp ở người già

– Hỗ trợ điều trị các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và tiêu búi trĩ.

– Bổ thần kinh, tăng cường trí não cho những người phải làm việc trí óc

– Hỗ trợ điều trị sức khỏe tình dục, sinh sản cho cả nam và nữ

– Chữa bệnh mồ hôi tay, chân

Chị em vô cùng bất ngờ với công dụng như sâm của món lươn - Hình 1

Món cơm lươn trứ danh của người Nhật. Ảnh: Nguyên Chi

Kiêng kỵ

Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn. Thai phụ cũng không phù hợp để ăn các món từ thịt lươn.

Khi chế biến, bạn phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng trong thịt lươn. Chúng có số lượng khá nhiều và có tính kháng nhiệt nên cần đun nhiệt độ cao. Ngoài ra, không ăn lươn đã bị ươn hoặc chết.

Cách chế biến lươn hết nhớt

Thông thường, những người bận rộn có thể mua lươn làm sẵn để tiết kiệm thời gian. Nhưng không ít người vẫn có thói quen mua lươn sống về để chế biến, giá thành rẻ và thịt lươn tươi ngon hơn. Tuy nhiên, lươn có lớp da nhớt bên ngoài, khi làm thịt, cần phải làm theo cách đặc biệt. Bạn có thể áp dụng một trong các cách sau:

– Dùng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo để vuốt lên mình lươn đến khi nào không còn cảm giác nhớt và lươn hết giãy đạp

– Dùng nước ấm, cho lươn vào ngâm 15 phút cho sạch nhớt

– Lấy tro bếp chà xát lên thân lươn rồi vuốt sạch, xả kỹ với nước

Sau khi đã hết nhớt, bạn mổ bụng, bỏ ruột, rửa sach bằng nước muối, hấp chín lươn rồi mới gạc lấy thịt. Không để lươn ngâm vào nước khi đã luộc chín vì làm vậy lươn sẽ bị tanh.

Gợi ý một số món ngon từ lươn

Lươn om chuối đậu

Chị em vô cùng bất ngờ với công dụng như sâm của món lươn - Hình 2

Nguyên liệu:

– Lươn đã sơ chế: 200 gr

– Thịt heo ba chỉ: 200 gr

– Đậu phụ: 2 bìa

– Chuối xanh: 3 quả

– Tiá tô, lá lốt , hành lá

– Hành khô, nghệ tươi

– Mẻ: 2 thìa

Cháo lươn

Chị em vô cùng bất ngờ với công dụng như sâm của món lươn - Hình 3

Nguyên liệu:

– 300 gr lươn

– 1/4 bát con gạo tẻ

– 1 nhúm đỗ xanh đã sát vỏ

– Nửa thìa nhỏ bột nghệ

– Hành khô, muối, hạt nêm, rau răm, hành hoa, rau mùi và tiêu

– Ớt bột và dấm.

Miến lươn xào lăn

Chị em vô cùng bất ngờ với công dụng như sâm của món lươn - Hình 4

Nguyên liệu:

– 300 gr lươn

– 1 lọn miến đỗ xanh

– 1 – 2 nhánh sả

– Vài tai mộc nhĩ (nấm mèo)

– Ớt quả, muối, hạt nêm, đường, hạt tiêu

– 1 thìa nhỏ bột cà ri

– Hành lá, hành khô, mùi tàu (ngò gai), rau ngổ

– Bánh đa ăn kèm.

Rate this post

Viết một bình luận