Nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nhà văn nguyên – Tài liệu text

Nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nhà văn nguyên hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.14 KB, 68 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Văn Phức đã tin
tưởng và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu đề tài. Chính những nhận xét
và góp ý quý báu của thầy đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này tốt hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sắc đến toàn thể thầy cô trong Khoa Khoa Học Xã
Hội, Trường Đại học Quảng Bình đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên
tôi, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

Sinh viên
Trần Thị Ánh Huyền

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của thầy giáo TS.Phan Văn Phức. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là
trung thực và chưa công bố ở bất cứ công trình nào trước đây. Những trích dẫn phục

vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu nhập từ các nguồn
khác nhau và có ghi rõ ở mục Tài liệu tham khảo. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Người cam đoan
Trần Thị Ánh Huyền

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thông thường, ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn dân đã
được nghệ thuật hóa, được sản sinh một cách có chọn lọc, được nghiền ngẫm và gọt

giũa rất kĩ càng. Các nhà văn hay nhà thơ thường tránh dùng các từ ngữ mang tính
khẩu ngữ, các từ địa phương, tiếng lóng..vv.. hay nói cách khác, rất ít khi đưa ngôn
ngữ nói vào văn chương vì tính thô dã, tức thời, thiếu hẳn sự gọt giũa hay cân nhắc của
nó. Trong các thể loại văn học, có thể nói rằng ngoại trừ các thể loại thuộc dòng văn
học dân gian như ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện cười…thì đối với dòng văn học viết,
rất ít nhà văn lựa chọn ngôn ngữ sinh hoạt cho tác phẩm của mình, đặc biệt là tiếng
lóng, một yếu tố ngôn ngữ được xem là tiểu loại trong biệt ngữ xã hội. Tuy nhiên, nói
như thế không có nghĩa là các nhà văn, nhà thơ không sử dụng tiếng lóng vào tác
phẩm văn học. Ví như Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn:
“Này này sự đã quả nhiên,
Thôi đà cướp sống chồng min cho rồi!
Bảo rằng: Đi dạo lấy người,
Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.
Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân,
Buồn mình, trước đã tần mần thử chơi.
Màu hồ đã mất đi rồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Con kia đã bán cho ta,
Nhập gia phải cứ phép nhà ta đây.
Lão kia có giở bài bây,
Chẳng văng vào mặt mà mầy lại nghe!
Cớ sao chịu tốt một bề,
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!” [1.75-77]
Đây là đoạn lời thoại độc địa phát ra từ miệng Tú Bà lúc mụ nổi cơn giận lôi
đình trước mặt Thúy Kiều. Rõ ràng, một lượng lớn các từ ngữ và tiếng lóng của giới
buôn phấn bán son đã được Nguyễn Du sử dụng một cách rất tài tình và hợp lý, ví
như: đi dạo, buồn mình, màu hồ, bài bây, chịu tốt, ngứa nghề, chơi, văng. Nếu ta thử
thay đi tất cả những tiếng lóng trên bằng loạt từ ngữ “nghiêm chỉnh” thì chắc hẳn là

GVHD: Phan Văn Phức

1

SV: Trần Thị Ánh Huyền

không khéo Tú Bà còn mang dáng dấp của một mệnh phụ phu nhân, đoạn trích sẽ
không còn giữ được giá trị khắc họa tính cách nhân vật của nó nữa.
Tương tự như vậy, nếu như không đưa tiếng lóng vào tác phẩm của mình, thì
những tiểu thuyết – phóng sự của Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sẽ không cuốn hút
được độc giả như chúng đã từng có được trong những năm đầu của dòng văn xuôi Việt
Nam. Từ tác phẩm Cạm bẫy (1933), nhà báo kiêm nhà văn họ Vũ đã “đưa ra ánh sáng”
cả lô tiếng lóng chính hiệu cờ bạc bịp thuở nọ: mòng, mẻng, bắt, viên đạn, hòn đạn,
của, lộ tẩy, cản, quých.vv…Đến các cuốn Kỷ nghệ lấy Tây (1934), Số đỏ (1936), Làm
đĩ (1936), Lục xì (1937) thì Vũ Trọng Phụng đã trình thêm cả loạt “ẩn ngữ giang hồ”
mà thiếu chú thích ắt hẳn người đọc sẽ khó hiểu nổi ý nghĩa: chạy làng, chánh, chúa,
hoa đào, ngày phiên, trô, xé giấy..v.v..Cũng xuất bản trong giai đoạn này, một tác
phẩm văn học đã ra đời với khối lượng tiếng lóng dày đặc cùng giá trị nghệ thuật sâu
sắc mà nó mang lại – Bỉ vỏ của Nguyên Hồng đã làm nên tiếng vang trong giới văn
nghệ sĩ cũng như các độc giả. Thiên tiểu thuyết đã chứa đựng một lượng lớn tiếng
lóng: từ tiêu đề cho tới lời văn xuyên suốt tác phẩm, thậm chí tác giả còn đưa vào cả
những câu vè của giới giang hồ tứ chiếng:
“Không vòm, không sộp, không te
Niểng mũn không có ai mê nổi gì?”
Tiếng lóng được tác giả khác khi đưa vào tác phẩm của mình, chủ yếu dưới dạng
dẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc lại nhằm “miêu tả hiện trường”. Điều đó cho
thấy rằng, dù được xuất hiện trong hình thức ngôn ngữ viết, nhưng các tiếng lóng cũng
chỉ xuất hiện dưới dạng khẩu ngữ mà thôi. Tuy nhiên, khi đến với Bỉ vỏ của Nguyên
Hồng lại có hiện tượng khá khác thường, ngay chính bản thân tên của tiểu thuyết cũng
là tiếng lóng. Thực tế cho thấy, sử dụng lượng tiếng lóng trong một tác phẩm văn học

như một con dao hai lưỡi: nếu thích hợp sẽ làm cho giá trị của tác phẩm tăng lên, làm
nên nét độc đáo trong phong cách của tác giả. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều, dùng
một cách tràn lan thì các tiếng lóng sẽ phản tác dụng. Đây cũng chính là thử thách đặt
ra cho người cầm bút, buộc họ phải cực kì khôn khéo và hợp lý trong từng câu chữ.
Nguyên Hồng đã làm được điều đó, nhà văn đã rất mạnh dạn và táo bạo khi đưa biệt
ngữ xã hội vào văn chương. Có thể thấy rằng: trước hay sau khi Bỉ vỏ ra đời, chưa một
tác phẩm văn học nào ghi lại được dấu ấn với bạn đọc về việc sử dụng tiếng lóng như

GVHD: Phan Văn Phức

2

SV: Trần Thị Ánh Huyền

trong Bỉ vỏ và chính tiếng lóng cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công
của thiên tiểu thuyết, tạo nên nét độc đáo trong phong cách của nhà văn Nguyên Hồng.
Với tư cách là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, tiếng lóng là một
tiểu loại của biệt ngữ xã hội: chúng được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ
nhằm bảo vệ lợi ích cho chính nội bộ của nhóm xã hội đó. Cũng bởi vì đó là tiếng nói
của một nhóm xã hội, nên những người tạo ra tiếng lóng thường cố gắng để cho người
ngoài dù có nghe thấy cũng chẳng thể nào hiểu được ý nghĩa của nó, đó cũng chính là
sự khác biệt giữa từ ngữ toàn dân và tiếng lóng. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận
không nhỏ tiếng lóng khi mất đi tính “riêng tư” của mình, đã nhập vào ngôn ngữ toàn
dân với giá trị tích cực. Trong xu hướng dân chủ hóa hoạt động sáng tạo văn chương
nghệ thuật, tiếng lóng ngày càng có vị trí và vai trò nhất định cần được quan tâm.
Chính vì thế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng ngôn ngữ này,
nhưng xét tổng quan, các đề tài dường như chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê tiếng lóng
được sử dụng, nghiên cứu tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông, tiếng lóng
trong đời sống. Họ chỉ mới xem “lóng” là một hiện tượng ngôn ngữ thú vị và không có

tính thẩm mĩ; chứ chưa đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, ngữ nghĩa và giá trị tiếng lóng
trong các tác phẩm văn học để thấy được giá trị nghệ thuật mà yếu tố này mang lại.
Bên cạnh đó, vì tính “bí hiểm” của mình mà khi đọc đến các tiếng lóng trong
bất kì tác phẩm văn học nào, hầu như người đọc phải mất thời gian dò lại chú thích,
làm quá trình tiếp nhận bị gián đoạn hay đứt quảng. Vì thế, việc đưa tiếng lóng đến với
bạn đọc, giúp họ hiểu được ý nghĩa của một khối lượng tiếng lóng cũng rất có ích cho
quá trình tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm. Nhận thấy đây là một vấn đề mới mẻ và có
nhiều nội dung để khai thác, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nguồn gốc và
ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong ngôn ngữ, tiếng lóng hay từ ngữ lóng tồn tại và hoạt động như một
phương tiện giao tiếp đặc biệt, xuất hiện, biến đổi và thường được dùng chủ yếu trong
các nhóm xã hội với mục đích khác nhau. Chính vì vậy, ngành ngôn ngữ học đã coi
tiếng lóng là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Cho đến nay, trong giới
nghiên cứu vẫn chưa có được một quan điểm thỏa đáng và thống nhất về bản chất, quá
trình hình thành của tiếng lóng nói chung, giá trị giao tiếp và vị trí của tiếng lóng trong
sự phát triển ngôn ngữ và trong đời sống xã hội. Công trình đầu tiên về tiếng lóng

GVHD: Phan Văn Phức

3

SV: Trần Thị Ánh Huyền

trong tiếng Việt là bài viết mang tựa đề “L’argot anamite” (tiếng lóng trong tiếng An
Nam) được đăng năm 1905 trong tập san BEFEO của trường Viễn Đông Bác Cổ (Hà
Nội) của học giả nước ngoài J.N.Cheon. Sau 20 năm, năm 1925, khảo luận “L’argot
anamite de Hanoi” (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố
chính thức được công bố. Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đầu ngành Ngôn ngữ

học cũng đã dành nhiều công sức nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này, Giáo sư Đỗ
Hữu Châu cũng từng nhận xét: “Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến đối với mọi tập thể
xã hội. Hầu như tất cả tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay về sản
xuất, làm việc thì đều có những tiếng lóng của riêng mình” (Đỗ Hữu Châu, 1998,
T237).
Với mục tiêu nhận diện từ ngữ lóng trên các diễn đàn trực tuyến, Vũ Thị
Hương trong bài viết “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng,
đặc điểm, cơ chế hình thành” nhận định: “Tiếng lóng là một hiện tượng thú vị của
ngôn ngữ, ta có thể bắt gặp hiện tượng này trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
Để hiểu được tiếng lóng, chúng ta phải tìm hiểu về nhóm xã hội sản sinh ra nó, đặc
trưng lâm thời của nó để lý giải sự biến đổi của các từ, ngữ lóng theo thời gian. Ngoài
ra, ta còn phải dựa vào ngữ cảnh và kiến thức về đời sống xã hội”.
Cũng với mục tiêu làm sáng rõ đặc điểm và cách thức sử dụng hiện tượng
“lóng” trên báo chí, Phạm Thị Thu Hoài với bài viết “Hiện tượng “lóng” sử dụng trên
một số báo chí dành cho giới trẻ (Xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa)” cho rằng:
“Vốn chỉ là một “biệt ngữ” xã hội, tiếng lóng là một dạng ngôn ngữ hẹp được sử dụng
trong một nhóm hay cộng đồng nào đó, sống “kí sinh” trong lòng ngôn ngữ toàn dân.
Từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch chuẩn” ”. [13.1]
Do sự bí ẩn của bản thân các từ ngữ lóng, mà ngoài các công trình nghiên cứu,
cũng có rất nhiều bài báo nói về hiện tượng ngôn ngữ này. Chẳng hạn như Th.s Nam
Việt có bài viết “Tiếng lóng trong học đường” in trên báo An ninh Thủ đô số ra ngày
27/05/2010; thầy giáo Trần Đại Quang (Trường THPT Trần Phú – Hà Tĩnh) có bài
“Tiếng lóng của tuổi mới lớn” trên báo Thanh niên ngày 07/08/2010; tác giả Bùi Minh
Tuấn với bài “Sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ “chát” trong giới trẻ” in trên báo Công an
Nghệ An ngày 18/09/2012. Trên báo Giáo dục oline, số ra ngày 11/06/2013 có bài viết
“Giới trẻ đang lạm dụng tiếng lóng” của tác giả Nguyễn Minh Trung. Cũng nói về vấn
đề sử dụng tiếng lóng, báo Hà Nội mới, số ra ngày 17/10/2013, tác giả Lâm Vũ cũng

GVHD: Phan Văn Phức

4

SV: Trần Thị Ánh Huyền

có bài viết “Lạm dụng tiếng lóng trong giới trẻ – Thực trạng đáng báo động”… Còn
một số bài viết nói về tiếng lóng chưa được người viết đề cập đến, tuy nhiên, chung
quy lại, ở các công trình nghiên cứu hay những bài viết trên đây, các tác giả dường
như chỉ mới tìm hiểu tiếng lóng trên bình diện ngôn ngữ xã hội, tập trung suy xét tiếng
lóng trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng và trong giới trẻ mà quên
đi rằng: tiếng lóng cũng đã đi vào văn chương, cũng đã xuất hiện trong tác phẩm văn
học và cũng là ngôn từ nghệ thuật, dù ít nhưng lại mang nhiều giá trị.
Rất nhiều công trình nghiên cứu về trào lưu văn học hiện thực phê phán thế kỉ XX
trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh các tác giả như Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,… Nguyên Hồng và tác phẩm của ông cũng trở thành một
trong những đối tượng nghiên cứu hấp dẫn trong văn học. Từ buổi đầu cầm bút cho
đến cuối đời, Nguyên Hồng luôn là nhà văn của “ những người khốn khổ”. Thế giới
nhân vật của ông chính là những người sống quanh ông, trong “cái đáy” của xã hội
thành thị: lưu manh, gái điếm, thợ thuyền và bọn trộm cắp. Năm 1936, tiểu thuyết Bỉ
vỏ ra đời và đã gây được tiếng vang lớn trong làng văn học. Nhiều nhà nghiên cứu đã
đến với Bỉ vỏ, tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm trên nhiều phương diện. Ví như, từ
điểm nhìn không gian, Hoàng Thị Thơ đã có bài: “Không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng”. Dưới góc nhìn thi pháp, Đỗ Thị Hoài Thu có bài viết:
“Thi pháp hoàn cảnh trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng trước cách mạng”. Đặc
biệt, điểm mới lạ và độc đáo của Bỉ vỏ mà khi nhắc tới cuốn tiểu thuyết này thì ai ai
đều biết, đó chính là sự xuất hiện của tiếng lóng và tần số xuất hiện đến choáng ngợp
của nó. Vậy mà, rất rất ít có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Cho tới
thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ mới biết đến hai bài viết có liên quan đến tiếng lóng
trong Bỉ vỏ. Một là, bài viết “Tiếng lóng – một biểu hiện của văn chương” của tác giả
Lê Quốc Minh đăng trên báo Mực tím ngày 20/11/1997. Trong bài viết của ông, một

số tiếng lóng trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng được ông dùng làm dẫn chứng. Chúng tôi
xin phép được trích đoạn bài viết của Lê Quốc Minh: “ Trong văn chương, nhiều nhà
văn cũng sử dụng tiếng lóng, điều này giúp cho nhà văn khắc họa rõ nét được tính
cách nhân vật. Tiêu biểu nhất có lẽ là tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng.
Ông viết vào năm 16 tuổi, lúc vừa mới được ra khỏi tù. Do có được một vốn sống
phong phú và một kho ngôn ngữ dồi dào, nhà văn Nguyên Hồng đã thành công khi xây
dựng những nhân vật dưới đáy xã hội. Chỉ xin nêu một ví dụ: “Tối nay, các tay anh

GVHD: Phan Văn Phức

5

SV: Trần Thị Ánh Huyền

chị họp đủ mặt ở nhà Năm Sài Gòn. Người mặc quần lĩnh, áo nhiễu tây trắng cổ bẻ,
chân xăng-đăn bốn quai, là Tư Lập Lờ, trùm chạy vỏ trong chợ Sắt”. Tại sao phải là
chạy vỏ mà không là chạy dọc? Vì hai cụm từ này để chỉ kẻ cắp kia mà! Hãy nghe nhà
văn nói: “Chạy vỏ để chỉ chung những ăn cắp đường, ăn cắp chợ. Còn kẻ cắp trên tàu
thủy, tàu hỏa hay ô tô là chạy dọc”. ”. Gần đây nhất, chúng tôi đã biết đến bài viết
“Thử bàn về tiếng lóng trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng” của tác
giả Phan Hoài Nam. Tuy nhiên, tác giả Phan Hoài Nam chỉ mới dừng lại ở việc bàn
thảo sơ lược về tiếng lóng như nêu định nghĩa và nói đến giá trị nghệ thuật của tiếng
lóng trong cuốn tiểu thuyết trong vòng 13 trang giấy mà chưa thực sự làm rõ được vấn
đề cần bàn luận.
Như vậy, cho tới bây giờ, chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu, đi sâu
vào tiếng lóng trong các tác phẩm văn học mà mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nó
trên bình diện xã hội. Từ khi xuất hiện trên thi đàn văn học, tiểu thuyết Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng mặc dù đã được khai thác trên nhiều phía cạnh nhưng những vấn đề
xung quanh tiếng lóng vẫn chưa được chú ý tập trung khai thác. Tiếng lóng trong tiểu

thuyết Bỉ vỏ chưa thực sự được nhìn nhận một cách trọn vẹn và đầy đủ. Từ đó, vấn đề
nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong Bỉ vỏ vẫn chưa được đặt ra và giải quyết,
vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng rõ vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của
nhà văn Nguyên Hồng.
Phạm vi nghiên cứu là bàn về nguồn gốc và ngữ nghĩa.
Để hoàn thành đề tài “ Nguồn gốc và ngữ nghĩa tiếng lóng trong tiểu thuyết
Bỉ vrỏ của nhà văn Nguyên Hồng”, bên cạnh việc tập trung tìm hiểu về việc sử dụng
tiếng lóng trong tác phẩm, chúng tôi còn tiến hành tham khảo những tư liệu, những bài
nghiên cứu, phân tích, bình luận, đánh giá của các nhà nghiên cứu về tiếng lóng và nhà
văn Nguyên Hồng. Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết về tiếng lóng vào việc
phân tích nguồn gốc, ý nghĩa của nó trong tiểu thuyết Bỉ vỏ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “ Nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của
nhà văn Nguyên Hồng” , chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:

GVHD: Phan Văn Phức

6

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Trước tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp kế thừa, tiến hành tìm hiểu những lí
thuyết xung quanh tiếng lóng, và tập trung vào nguồn gốc, đặc điểm ngữ nghĩa của
tiếng lóng.
Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê – phân tích để tổng hợp lại
những từ lóng theo nguồn gốc và ngữ nghĩa và phân tích chúng dưới cấp độ ngữ nghĩa,
lịch sử.

5. Đóng góp của đề tài
Nếu như hoàn thành tốt đề tài “Nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong
tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng” , thì luận văn của chúng tôi sẽ có những
đóng góp sau:
– Về mặt lý luận:
+ Luận văn sẽ cung cấp thêm một cách nhìn đầy đủ cho độc giả về nguồn gốc
và ngữ nghĩa của tiếng lóng cũng như vai trò của tiếng lóng trong sự thành công của
tiểu thuyết Bỉ vỏ.
+ Đây cũng sẽ là tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo khi muốn tìm hiểu về Bỉ
vỏ, hay bổ sung kiến thức về tiếng lóng.
+ Việc nắm và hiểu được ý nghĩa của một số tiếng lóng sẽ giúp đỡ rất nhiều cho
người đọc trong quá trình tiếp nhận văn bản.
– Về mặt thực tiễn:
+ Hiểu được một lượng tiếng lóng tương đối của bọn trộm cắp sẽ giúp mọi
người tránh được những rủi ro không đáng có trong cuộc sống thường ngày.
+ Đề tài cũng có thể là tài liệu giúp ích cho các chiến sĩ công an, lực lượng an
ninh trong công việc điều tra hay phòng chống tội phạm.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, phần
Chính văn của khóa luận sẽ gồm có 3 chương, nội dung cụ thể của từng chương như
sau:
Chương 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm và tiếng lóng
1.1 Nhà văn Nguyên Hồng
1.2 Tiểu thuyết Bỉ vỏ
1.3 Sơ lược về tiếng lóng
Chương 2: Nguồn gốc của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ

GVHD: Phan Văn Phức

7

SV: Trần Thị Ánh Huyền

2.1 Nguồn gốc của tiếng lóng
2.1.1 Tiếng lóng có nguồn gốc thuần Việt
2.1.2 Tiếng lóng có nguồn gốc vay mượn
2.2 Hệ thống tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ phân theo nguồn gốc
Chương 3: Ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ
3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng lóng
3.1.1 Hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng
3.1.2 Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm
3.2 Nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ

GVHD: Phan Văn Phức

8

SV: Trần Thị Ánh Huyền

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ
TIẾNG LÓNG
1.1. Nhà văn Nguyên Hồng
Nguyên Hồng tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm
1918, quê gốc ở thành phố Nam Định. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó gốc công
giáo. Năm 1930, lúc ông mới mười hai tuổi thì bố ông mất. Mẹ đi bước nữa, Nguyên
Hồng ở với bà nội, nhưng gần như ông phải tự lập để ăn học. Năm 1936, ông cùng gia
đình ra Hải Phòng, sinh sống tại xóm Cấm – một xóm lao động nghèo, giữa các tầng
lớp “ dưới đáy” xã hội. Nguyên Hồng dạy tư lén lút vì không có giấy phép và bắt đầu

tập viết văn. Ông giác ngộ cách mạng thời kì Mặt trận dân chủ ( 1936-1939), tham gia
viết bài cho các tờ báo cách mạng như Thế giới, Người mới ( Hà Nội), Đông Phương (
Sài Gòn). Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam, đến năm 1942 thì được trả tự do.
Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Sau cách mạng tháng Tám, ông vẫn
tiếp tục hoạt động văn nghệ. Ông mất tại Yên Thế ngày 2 tháng 5 năm 1982.
Một số tác phẩm chính của Nguyên Hồng như Bỉ vỏ ( tiểu thuyết, 1936), Bảy
Hựu ( truyện ngắn, 1941), Những ngày thơ ấu ( hồi kí, 1941), Qua những màn tối (
truyện, 1942), Quán nải ( tiểu thuyết, 1943), Hơi thở tàn ( tiểu thuyết, 1943), Hai dòng
sữa ( truyện ngắn, 1943), Vực thẳm ( truyện vừa, 1944), Miếng bánh ( truyện ngắn,
1944), Địa ngục và lò lửa ( truyện ngắn, 1946-1961), Sóng gầm ( tiểu thuyết, 1961),
Bước đường viết văn của tôi ( hồi kí,1971), Khi đứa con ra đời ( tiểu thuyết, 1976)…
Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ
thuật ( đợt 1, năm 1996).
Sinh thời, Nguyên Hồng là người luôn biết chia sẽ kinh nghiệm cầm bút của mình
với các đồng nghiệp. Ông thường nhắc nhở: “Phải tự rèn, tự luyện cho mình. Sắt thép lấy
từ quặng mỏ của cuộc sống, của cuộc đời. Muốn mầu nhiệm và linh thiêng phải có máu
thịt, máu thịt của con người, của chính mình. Muốn sử dụng thật hiệu nghiệm, thật có kết
quả, thật là tuyệt sự mầu nhiệm và linh thiêng thì phải vừa học, vừa xung trận. Thầy học
là tổ tiên, là ông cha, là nhân loại”. [7]
Ông cũng có quan niệm về nghề văn rất cụ thể, rõ ràng, ông đã từng nói: “ Viết
truyện nó cũng giông giống cái người đan rổ. Anh biết đẵn tre, biết ran an, chuốt nan,
biết gài, biết đan, biết lát. Nhưng anh lại không biết đánh cạp, không biết lên khuôn
hình tù cái rổ thì nó vẫn chỉ là cái mê chứ sao có thể gọi là cái rổ được. Viết văn cần

GVHD: Phan Văn Phức

9

SV: Trần Thị Ánh Huyền

phải có năng khiếu. Nhưng không phải anh có năng khiếu rồi là làm chơi ăn thật được
đâu, mà phải lao tâm khổ trí lao động cật lực nữa may ra mới gặt hái đươc cái gì,
không đùa được… ” ; “ Nghề văn là nghề nhọc nhằn, nghiệt ngã sòng phẳng lắm, nó
không kể là già hay trẻ, viết lâu năm rồi hay mới viết. Nó cũng không có sự phân biệt
“ chiếu dưới”, “chiếu trên” mà nó đòi hỏi người viết phải lao động cật lực. Những
con chữ anh viết phải được chắt ra từ cảm xúc thực, từ tim, óc, máu thịt anh chứ
không thể “giả khượt”… Văn của anh nó là con anh, không thể con của anh lại giống
con người khác, như thế là hủ hóa đấy. Văn chương nó không chấp nhận sự hủ hóa, sự
giống nhau đâu”. [7]
Cách Nguyên Hồng tả, kể, giới thiệu, miêu tả, thuyết minh về nhân vật và hoàn
cảnh, môi trường sống của nhân vật rất đúng như lời của M.Goocki: “ Tác giả luôn
bên cạnh họ, mách các người đọc biết rõ phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho
người đọc hiểu rõ những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành
động của các nhân vật ”.
Để tạo nên sức sống cho những đứa con tinh thần của mình, Nguyên Hồng cho
biết: ông đã “ đổ mồ hôi, sôi máu mắt” trên từng trang viết, đặt vào tác phẩm “cả cuộc
đời, trái tim và tâm hồn, nhường tất cả hơi sức, hi vọng và lòng tin ”. Nhờ tâm huyết,
tài năng và khổ luyện, nhà văn đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong
nghệ thuật ngôn từ.
Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc trong
giai đoạn 1930-1945. Ông là nhà văn của những người khốn khổ. Tuổi thơ khốn cùng,
lăn lội ở các bến tàu, vườn hoa, cổng chợ, rồi lớn lên chung sống với những người
khốn khổ nhất ở thành thị nên ông có một vốn sống rất phong phú, đặc biệt về tầng lớp
thợ thuyền, phu phen và dân nghèo thành thị. Tác phẩm của ông bao giờ cũng thấm
đượm một tinh thần nhân đạo sôi nổi mãnh liệt. Do tiếp thu nhiều ảnh hưởng trực tiếp
của phong trào vô sản nên tác phẩm của Nguyên Hồng là cái gạch nối độc đáo giữa
văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng giai đoạn
1930-1945.
1.2. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ”

Bỉ vỏ là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của Nguyên Hồng trước cách
mạng. Đây là tác phẩm đầu tay, ông viết khi vừa tròn 18 tuổi. Cuốn tiểu thuyết kể về
cuộc đời chìm nổi của nhân vật Tám Bính, từ một cô gái quê hiền lành trong trắng, do

GVHD: Phan Văn Phức

10

SV: Trần Thị Ánh Huyền

sự xô đẩy của hoàn cảnh xã hội mà cô trở thành một “ bỉ vỏ” nổi tiếng trong giới
giang hồ. Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Nhân vật chính của tiểu thuyết là Tám Bính, người làng Sòi. Vì nhẹ dạ cả tin, cô
đem lòng yêu gác Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữ lúc bụng mang dạ chữa. Cô bị cha
mẹ đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn
nhà đi Hải Phòng mong tìm được người yêu. Sau mấy đêm lang thang đói khát, có lần
suýt bị làm nhục ở một vườn hoa. Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu, hắn lừa cô vào
nhà, hãm hiếp và đổ bệnh lậu cho cô. Khi đang hãm hiếp Bính, vợ gã trẻ tuổi đột nhiên
xong vào, đánh đập Bính tàn nhẫn và lôi cổ Bính ra Sở Cẩm, vu cho Bính là gái làm
tiền. Thế là Bính bị đưa vào nhà “ lục xì”, sau đó rơi vào nhà chứa của mụ Tài xế cẩu.
Sống ê chề, cực nhọc ở nơi bẩn thỉu, hôi hám, Bính ốm nặng. Đau khổ, tuyệt vọng,
Bính toan tự tử nhưng được Năm sài Gòn, một tên trùm lưu manh ở Hải Phòng chuộc ra
khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng, nhưng rồi Năm bị bắt. Tuy túng bấn nhưng
Bính không chịu nhận “ tiền bồi” mà sống buôn bán lương thiện, hy vọng khi Năm trở
về sẽ khuyên y từ bỏ cái nghề bất lương và nguy hiểm. Năm được tha nhưng dứt khoát
không chịu nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi vào con
đường lưu manh, trở thành một “ bỉ vỏ”_người đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và
ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi, Bính về Nam Định, gồng thuê gánh mướn kiếm
ăn. Được tin bố mẹ ở quê gặp tai họa có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã

nhận lời lấy một viên mật thám để lấy tiền cứu bố mẹ. Đang sống yên ổn bên người
chồng mới này thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởi
chính tay chồng mới của Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống nhà giam, mở khóa
cứu Năm rồi trốn cùng y. Từ đó, Bính trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với Năm
Sài Gòn, nhưng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc sống lương thiện. Nhất là sau
lần Năm giết Ba Bảy, tên “ đàn em” đã hớt tay trên của Năm một “ món hàng”, Bính
càng hối hận và sợ hãi giày vò. Cuối cùng, cái kết cục bi thảm đã đến: một lần, Năm
cướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thủy. Khi Năm đặt đứa bé xuống sàn
nhà, Bính hoảng hốt nhận ra đó là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương, khắc khoải
mong tìm lại. Nhưng nó đã chết! “Bính tát mét mặt lại, đầu gối quỵ dần dần, đưa cặp
mắt xám ngắt nhìn Năm, nghẹn ngào: – Thôi anh giết chết con tôi rồi…” Giữa lúc đó,
đội xếp và mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt. Chính người chồng mật thám của
cô trước đây đã tự mình xích cô vào còng.

GVHD: Phan Văn Phức

11

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời Tám Bính, một cô gái nhà quê xinh
đẹp, nhẹ dạ. Vì bị lừa nên từng bước đi vào con đường lưu manh hóa trở thành một “
bỉ vỏ” và là vợ của một tên trộm khét tiếng. Sống trong hoàn cảnh như vậy, cô nàng
vùng vẫy thoát ra để trở về với cuộc sống lương thiện thì lại càng bị đẩy sâu vào con
đường tội lỗi. Qua tác phẩm, Nguyên Hồng đã cho ta thấy được hiện thực xã hội lúc
bấy giờ đã xô đẩy con người vào con đường tội lỗi và cũng thông qua tác phẩm, ta
thấy nhà văn đã thể hiện lòng thương cảm của mình đối với những thân phận hèn mọn
thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội.
Qua việc phân tích cuộc đời của nhân vật Tám Bính, ta thấy Nguyên Hồng đã

phơi bày những mặt trái của xã hội. Từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng đầy rẫy
những bất công ngang trái, sự lên ngôi của đồng tiền, danh vọng, sự thối nát của bộ
máy chính trị. Chính cái xã hội đó đã đẩy một cô gái trong trắng lương thiện xuống tận
bùn đen mà không thể ngóc đầu lên được. Điều này đã được Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh khẳng định: “ Tác giả đã phân tích cả một chuỗi nguyên nhân xã hội từ nông
thôn và thành thị với cơ cấu xã hội duy trì những phong tục vô nhân đạo, với những tổ
chức chính trị, những công cụ bạo lực bênh vực cho bọn có tiền, đẩy Tám Bính vào
cuộc sống nhơ bẩn và cực nhục mà cô không sao vượt nổi”.
Có thể nói, nông thôn là những vùng quê bình lặng, ở nơi đó chúng ta thấy có
cái gì đó chất phác của người dân lao động. Nhưng cũng chính ở nông thôn các lễ giáo
phong kiến và các hủ tục lạc hậu đang còn ngự trị. Vì vậy mà nó là nguyên nhân phá
hoại biết bao nhiêu con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Nguyên Hồng đã cho
ta thấy được hiện thực phũ phàng này khi Bính đã rùng mình nhớ lại hình ảnh chị
Minh chỉ vì nhẹ dạ nên bị làng phạt vạ “ phải quỳ giữa sân đình, nón không có, bế đứa
con mới được mới được mười ngày giữa trời nắng chang chang” còn bọn Hương lý,
chức dịch thì ngồi trong đình “ chè chén no nê” rồi khệnh khạng phạt vạ. Bọn này chỉ
nhân cơ hội này mà “ nhấm nháp cho sướng miệng, sống chết mặc ai”. Đại diện cho
luân lí là thế, cho nên những người lao động, đặc biệt là người phụ nữ yếu đuối, họ
không thể phản kháng được. Ngay đến cả cha mẹ cũng chỉ vì cái sĩ diện, cái nhục nhã
mà họ nhẫn tâm “ cạo trọc đầu, bôi vôi trắng nếu, úp rế lên đầu đứa con gái tội
nghiệp của mình mà rong đi khắp làng”. Chính luật lệ hà khắc đó là nguyên nhân đẫn
đến con đường lưu manh hóa của biết bao cô gái nhẹ dạ mà Tám Bính là nhân vật điển
hình.

GVHD: Phan Văn Phức

12

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Nông thôn đã vậy thì thành thị lại càng ô hợp hơn, bởi đó là nơi nhiều người tứ
xứ họp, bao nhiêu thành phần, tầng lớp, bao nhiêu hạng người, giàu nứt đổ vách hay
nghèo mạt hạng, kẻ dưới đáy xã hội hay kẻ nắm công lí trong tay. Tất cả tạo thành một
món ăn hổ lốn, nặng mùi sôi sục.
Một phần thối nát giữa chốn thành thị đó chính là nhà chứa_nơi những cô gái
giang hồ hành nghề hay những cô gái lương thiện bị đẩy vào. Họ sống trong sự nhục
nhã, khinh bỉ, đau đớn vì bệnh tật. Mà nào phải khách sang, khách đẹp, đó chỉ là
những tên lưu manh “ thất nghiệp bê tha, rững mỡ” hay may mắn là ông “ bồi”, ông
bếp, bác tài…Mà nào dễ ăn tiền của họ, “ họ hành đủ thứ cho đáng món tiền tiêu mà
họ vất vả và đủ cách mách lối, xoay xở mới kiếm được” và họ sung sướng trước sự
nhục nhã, rã rời của người nhận tiền.
Nguyên Hồng đã viết nhiều chương thật cảm động về cuộc đời tủi nhục của
những cô gái điếm ở phố Hạ Lý. Bao nhiêu cô gái bán trôn nuôi miệng đã bị các bà
chủ nhà chứa bóc lột cho đến kiệt sức, ho ra máu rồi chết. Người ta thuê vài người phu
chợ đùm trong chiếc chăn cũ rồi đem chôn “ Tấm áo quan bằng gỗ mỏng đu đi đu lại,
cọ vào chiếc thừng treo lủng lẳng ở đòn ống làm thành tiếng kẽo kẹt thay cho những
tiếng khóc viếng”. Những người đàn bà đáng thương này chết như những người ăn
mày khôn cùng không thân thích, chết đường chết chợ…Một hiện thực đau xót không
gì bằng.
Không chỉ sinh ra “ gái mại dâm nhà nghề không đếm xuể” mà cái xã hội

đầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ” ấy còn sinh ra một số “ anh chị” gian ác và liều lĩnh không
biết là bao nhiêu? Chúng lập bề, kết đảng, trộm cắp, cướp bóc, giết người thành một tổ
chức là đám “ chạy vỏ” dắt díu những “ cơm thầy cơm cô” “ mở” “ bát bửu”…chúng
như một đế quốc nhỏ có vua, quan và đám lính. Ăn chia nhau theo thứ bậc và công
trạng. Chiến công của chúng là những lần vào tù ra tội, đi đày, những vết dao chém
đầy trên cơ thể.

Cái xã hội đó không chỉ sinh ra những cái gì thối nát mà còn biến những người
lương thiện thành xấu xa. Một người con gái hiền lành như Tám Bính bỗng chốc trở
thành một “ bỉ vỏ” xuất sắc. Tám Bính chỉ là một ví dụ rất điển hình cho hàng trăm,
hàng ngàn con người bất hạnh khác trong xã hội.
Là một nhà văn sống một cuộc sống cơ cực, đói khổ, Nguyên Hồng đã chứng
kiến và thấu hiểu được cuộc sống của những con người dưới đáy xã hội. Cho nên,

GVHD: Phan Văn Phức

13

SV: Trần Thị Ánh Huyền

bằng ngòi bút hiện thực, ông đã cho ta thấy trong Bỉ vỏ là cả một “ xã hội gian phi”,
một xã hội ăn cắp cùng với những hành vi và tâm lí rất kỳ của những người thuộc tầng
lớp tận cùng của xã hội.
Nguyên Hồng miêu tả những chuyện trong xã hội như lưu manh, gái điếm,
những chuyện chém giết lừa bịp nhưng đằng sau đó vẫn ánh lên những tia sáng nhân
đạo, vẫn còn lòng yêu thương, chung thủy, lòng hi sinh và nhất là những thoáng khát
vọng muốn thoát ra khỏi cuộc sống tội lỗi của chính mình. Cái nhìn của Nguyên Hồng
giống như cái nhìn của M.Gorki khi viết về tầng lớp “ dưới đáy” của xã hội Nga,
mang đầy tính nhân đạo chủ nghĩa. Cho nên, đọc Bỉ vỏ, chúng ta thấy tội ác của họ,
nhưng đồng thời cũng xót thương cho thân phận của họ đã bị xã hội độc ác nhấn chìm
vào vũng bùn tội lỗi mà không sao ngoi lên được.
Tư tưởng nhân đạo bao trùm lên cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ là cái tư tưởng: tuy đã sa
chân vào vòng trụy lạc, người ta vẫn mang một tâm hồn trong sạch. Thật thế, Tám
Bính đã từng làm gái nhà chứa, rồi lại theo chồng ăn cắp đường đến ăn cắp tàu, nhưng
ai bảo Tám Bính có tâm hồn trụy lạc? Trong khi ở gần chồng là kẻ luôn nghĩ đến gian
ác, Bính đã không sờn lòng, lúc nào cũng thừa dịp khuyên chồng nên đổi nghề lương

thiện. Cái sự phản đối những hành vi của chồng, cái sự chống chọi ấy, người ta thấy ở
Bính từ ngày mới theo Năm cho đến khi tra tay vào còng. Nếu phải một tâm hồn nhu
nhược, một tâm hồn nhơ nhớp sẵn thì tất nhiên bị cảm hóa, phải quen cái nghề chạy
vỏ, nhưng đằng này thì không. Tám Bính sở dĩ quyến luyến Năm Sài Gòn vì Năm là
một kẻ lòng tuy cứng cõi nhưng phải thành thật yêu Bính, yêu vì tính nết chứ không
phải vì sắc đẹp. Đối với Bính, người ta chỉ thương chứ ít ai ghét được, người ta thương
Bính chỉ vì một phút lầm lỡ, chỉ vì sự ruồng bỏ của gia đình, chỉ vì cái tục cay độc của
làng xóm mà nàng phải sa chân vào nghề làm đĩ, nghề ăn cắp, những nghề xấu xa nhất
trong xã hội. Cho nên gia đình và xã hội phải chịu một phần trách nhiệm về sự nhơ
nhớp của kẻ có tội.
Cuốn tiểu thuyết chứa chan lòng nhân đạo, nó làm cho người ta thương xót đến
cả những tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại xây dựng trong một khuôn khổ luân lí rất cao, nên dù
thương xót họ ta vẫn không thể nào không ghê rợn những hành vi của họ. Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng là cuốn tiểu thuyết mang nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc.

GVHD: Phan Văn Phức

14

SV: Trần Thị Ánh Huyền

1.3 Sơ lược về tiếng lóng
Người ta biết đến tiếng lóng như là một hình thức phương ngữ xã hội không
chính thức của ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một
nhóm người nào đó. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện giữa những người thuộc tầng lớp
dưới của xã hội, nhằm mục đích che dấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những
người nhất định mới hiểu. Cho đến nay, đã có không ít định nghĩa về tiếng lóng, chúng
tôi xin được dẫn ra một số định nghĩa tiêu biểu.
Theo từ điển Tiếng Việt: “ Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng, trong một

tầng lớp, một nhóm xã hội nào đấy, cốt chỉ để trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi”.
Trong Từ điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai Trí (Sài Gòn, 1971), tiếng lóng
được hiểu là: “Thứ tiếng dùng riêng với nhau trong một bọn, một hạng người cùng
nghề”.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1992) cắt nghĩa: “Cách nói
một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để cho
trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi”.
Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn (1986) thì tiếng lóng là
“Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm
chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi.” Ví dụ: “Tiếng lóng của kẻ cắp”.
Theo bách khoa toàn thư:“ tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội
không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày,
bởi một nhóm người”. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa
diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không
mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa
bóng.
Các nhà nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây cũng đã có những công trình bàn
về hiện tượng này. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt”
viết: “Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong biệt ngữ tức là
tên gọi “chồng lên” những tên gọi chính thức. Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến đối
với mọi tập thể xã hội. Hầu như tất cả các tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về
sinh hoạt hay về sản xuất, làm việc thì đều có những tiếng lóng của riêng mình…”
[2.253]

GVHD: Phan Văn Phức

15

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Lưu Vân Lăng cho rằng: “Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí
mật, một lối nói kín đáo của bọn nhà nghề dùng để che những ý nghĩ , việc làm của
mình cho người khác khỏi biết. Nó thường có trong những hạng người làm nghề bất
lương, tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con buôn trong xã hội có giai cấp”. [8.75]
Nguyễn Văn Tu quan niệm rằng: “Tiếng lóng chỉ gồm một số từ. Nó không
phải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với nghĩa bí hiểm của một nhóm
người với mục đích không cho người khác biết.”
Hoàng Thị Châu đưa ra quan niệm: “Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói
cho một nhóm người biết mà thôi, những người khác không thể biết được. Vì mục đích
của biệt ngữ và tiếng lóng là che đậy việc làm không cho nhóm ngoài biết, cho nên tất
cả những từ ngữ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung công việc đều bị
thay thế nhất là trong đám người làm những nghề bất lương bị xã hội ngăn cấm như
cờ bạc, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu.” [3.56]
Như vậy, đã có rất nhiều định nhĩa và quan niệm được đưa ra xung quanh tiếng
lóng, tuy nhiên có một số điểm chung nổi bật như sau:
Một là, tất cả đều xem tiếng lóng là một tiểu loại trong biệt ngữ xã hội.
Hai là, tiếng lóng chỉ được sử dụng trong phạm vi xã hội nhất định ( một nhóm
người). Chúng được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ với nhau, một thứ ngôn
ngữ giao tiếp không chính thức, chứa đựng đực trưng ngôn ngữ – văn hóa nhóm xã hội
đó. Tiếng lóng thường gắn với xã hội phi pháp, bất lương.
Ba là, tiếng lóng mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng mà cũng mất đi
nhanh chóng, tồn tại lẩn lút trong phạm vi hẹp của xã hội như chính chủ nhân sử dụng
chúng.
Bởi tiếng lóng là thứ ngôn ngữ “ bí hiểm”, lại chỉ thường tồn tại trong các nhóm
người bất lương, trong các băng đảng. Vì thế, trong giới nghiên cứu cũng tồn tại hai
quan điểm trái chiều về tiếng lóng.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, “tiếng lóng” là một hiện tượng ngôn ngữ không
lành mạnh. Nó không làm giàu ngôn ngữ mà làm cho ngôn ngữ thêm tối tăm. Nó chỉ
tồn tại trong xã hội có giai cấp và mất dần đi. Vì vậy, chúng ta cần cương quyết chống

lại các hiện tượng không tốt đẹp này và gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa (Nguyễn Văn
Tu, 1967, T123).

GVHD: Phan Văn Phức

16

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Quan điểm thứ hai lại cho rằng, đối với tiếng lóng “không lên án toàn bộ song
cũng không chấp nhận tất cả” (Trịnh Liễn, 1979). Trên cơ sở này, tác giả đề nghị, cần
chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực và bổ sung chúng vào vốn từ chung của ngôn
ngữ toàn dân. Trần Văn Chánh cũng cho rằng, đối với những tiếng lóng đặt ra nhằm
mục đích che đậy cái xấu thì nên bỏ hẳn, trừ một vài trường hợp cần thiết, đối với
những từ không thuộc loại trên, chúng ta dùng nó cũng giống như dùng từ địa phương,
từ bình dân thông tục. Cùng với quan điểm này, nhưng ở một tầm nhìn khái quát hơn
trong mối quan hệ với toàn bộ các lớp từ của tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp
cho rằng, chỉ nên lên án những tiếng lóng “thô tục”, còn những tiếng lóng không thô
tục, là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có thể được phổ
biến dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ
thuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ học để khắc họa tính cách và
miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật.
Theo Nguyễn Văn Khang: “Với tư cách là một loại hành vi của con người, hoạt
động ngôn ngữ hay nói một cách cụ thể, hoạt động của con người sử dụng ngôn ngữ
diễn ra rất sinh động và vô cùng phức tạp. Qua đó, những quá trình từ “ngôn ngữ”
đến “biến thể” (trong sử dụng) và từ biến thể trở về ngôn ngữ, từ lóng đến khẩu ngữ
rồi đến ngôn ngữ văn học và, từ ngôn ngữ văn học được “lóng hóa” để thành từ ngữ
lóng, nói riêng, là cả một quá trình vận động, điều tiết dưới tác động của hàng loạt
các nhân tố ngôn ngữ – xã hội ”.

Đối với hai quan niệm trên đây, chúng tôi cảm thấy đồng tình với quan điểm thứ
hai, có nghĩa là lựa chọn sử dụng và loại bỏ có chọn lọc. Tuy nhiên, không phải vì thế
mà chúng tôi lên án hay phản đối quan điểm thứ nhất. Bởi vì, để giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt thì người ta “lên án” tiếng lóng là lẽ đương nhiên. Vậy nên, mọi quan
điểm suy cho cùng là mang tính chất chủ quan của tác giả.
Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng cũng mới xuất hiện theo thời
gian. Tuy nhiên, do tính chất chỉ sử dụng bởi một lượng cá nhân giới hạn nên khi một
từ được phổ biến thì sẽ nhanh chóng bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một tiếng lóng
khác. Nó không giống như “ Chí Phèo”, “ Thị Nở” hay “ sư hổ mang” ( chữ của Hồ
Xuân Hương) mà là những từ do cá nhân sáng tạo nhưng không bị đào thải theo thời
gian.

GVHD: Phan Văn Phức

17

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được
sử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường người
ta hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lóng thường được dùng gián tiếp, để
chỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ như trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng.
Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo,
gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biết
quy định rồi mới đọc và hiểu được.
Như vậy, ta thấy rằng, hiện tượng “lóng” thực sự là một hiện tượng ngôn ngữ
mang trong mình nhiều điều “bí ẩn”, và bản thân nó là một vấn đề cần bàn luận, cần
nghiên cứu trong hệ thống ngôn ngữ.

GVHD: Phan Văn Phức

18

SV: Trần Thị Ánh Huyền

CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG LÓNG TRONG
TIỂU THUYẾT BỈ VỎ
2.1 Nguồn gốc của tiếng lóng
Sau khi tiến hành một cuộc khảo sát khá kĩ về hiện tượng sử dụng tiếng lóng
trong Bỉ vỏ, chúng tôi biết được rằng: nhà văn đã có 351 lượt sử dụng tiếng lóng.
Chính các tiếng lóng đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật một cách rõ nét và
mang đậm những dấu ấn riêng của từng người. Với một số lượng từ lóng khá lớn, rõ
ràng đây là một điều chưa ai dám làm và làm được một cách thành công như thế. Có
một điều lạ là nó không hề tạo cảm giác tối tăm, rối rắm trong ngôn ngữ như V.Huy
Gô từng nhận xét về tiếng lóng: “thứ ngôn ngữ xấu xí, lo âu, thâm hiểm, phản bội, có
nọc, độc ác, ám muội, đê hèn, sâu sắc, bất hạnh của kẻ khốn cùng”; mà trái lại, nó như
ẩn chứa một điều gì mới mẻ, lạ lẫm, làm người đọc phải thích thú, tìm tòi. Qua tiếng
lóng, một thế giới ẩn sau từng câu chữ dần dần hiện ra.
Tính cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một cơ sở lý luận chung nào về
tiếng lóng, mà dường như chỉ mới dừng lại ở quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu.
Thêm vào đó, tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng là những
tiếng lóng được sử dụng trong thời điểm những năm 30, vì thế cho nên, tuy đã dựa vào
những điểm chung nhất về tiếng lóng nhưng chúng tôi cũng không thể trách khỏi việc
đưa ý kiến chủ quan vào trong vấn đề nghiên cứu của mình. Những điều chúng tôi bàn
về chỉ mang tính chất tham khảo, gợi mở, chứ chưa phải là những nội dung có tính xác
quyết về mặt khoa học. Có một điều khó khăn nữa cho chúng tôi khi tiến hành khảo
sát chính là ranh giới không được rạch ròi giữa tiếng lóng và biệt ngữ, tiếng lóng với
từ địa phương và tiếng lóng với thuật ngữ chuyên nghành, cũng như tính lâm thời của

tiếng lóng. Cho nên, quá trình khảo sát chắc chắn sẽ không tránh khỏi một vài nhầm
lẫn.
Dựa vào tiêu chí nguồn gốc, chúng tôi chia vốn tiếng lóng trong Bỉ vỏ thành hai
lớp: một là tiếng lóng có nguồn gốc thuần Việt, hai là tiếng lóng có nguồn gốc vay
mượn. Tuy nhiên, việc phân chia không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bởi vì trong nhận
thức của nhiều người Việt thì ranh giới giữa từ thuần Việt và từ vay mượn không được
rạch ròi, nhất là những từ vay mượn gốc Hán.

GVHD: Phan Văn Phức

19

SV: Trần Thị Ánh Huyền

2.1.1. Tiếng lóng có nguồn gốc thuần Việt
Từ thuần Việt là bộ phận từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các sự
vật và hiện tượng tự nhiên – xã hội.
Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam Á
và Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, nhiều bộ phận, nhiều
nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với
nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng – miền.
Từ thuần Việt là lớp từ có từ lâu đời, người bản ngữ có thể hiểu được ý nghĩa
của chúng mà không gặp bất kì cản trở nào. Trong khi đó, tiếng lóng được xem như
một tiểu loại trong biệt ngữ xã hội, tức là không phải nhóm xã hội nào cũng dùng
tiếng lóng. Như vậy, để tạo ra nét khu biệt, tiếng lóng phải mang nét nghĩa khác so
với tiếng toàn dân. Những đặc trưng ngữ nghĩa này sẽ được chúng tôi trình bày ở
chương 3.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, từ ngữ lóng
tiếng Việt được hình thành trên cơ sở của vốn từ sẵn có. Tức là, từ các vật liệu có sẵn

và bằng các phương thức tạo từ vốn có, các nhóm xã hội đã tạo nên những từ ngữ lóng
nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, tiếng lóng có 3 nguồn
gốc chính, đó là: những từ lóng hoàn toàn mới do xã hội lưu manh ấy trong quá trình
tồn tại đã tạo ra; những từ vốn là từ vựng tiếng Việt được cấp thêm nghĩa mới và thứ
ba là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài…Tuy nhiên, ngoài ba nguồn chính trên,
một số từ lóng còn được tạo thành từ việc từ tố hóa các yếu tố tạo từ, nhưng nó chỉ
chiếm một phần rất nhỏ nên chúng tôi không liệt nó vào các nguồn gốc chính. Mặc dù
vậy, trong quá trình trình bày, chúng tôi vẫn sẽ điểm qua nội dung này để tránh quên đi
một số tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. Ở phần này, chúng tôi tập trung nói về các từ
có nguồn gốc thuần Việt, còn những từ có nguồn gốc vay mượn sẽ được người viết
trình bày ở phần 2.1.2.
Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ có rất nhiều từ ngữ lóng là hoàn toàn mới như bỉ, đượi,
chôm, thâm bo, chuỗn, kện rập, kện sạch bướu, khấu bó, ken nếp, mẻ béng, mổ chạc,
trõm, chợm gập… Sở dĩ các từ lóng ấy được cho là mới nguyên vì hầu như chúng
không mang một mắc xích liên tưởng nào về ý nghĩa, ngay cả bản thân nó cũng
không có mặt trong từ điển tiếng Việt. Bản thân tiếng lóng là hoàn toàn mới về ý
nghĩa và cả lớp vỏ âm thanh. Ví dụ như:

GVHD: Phan Văn Phức

20

SV: Trần Thị Ánh Huyền

“ Chín Hiếc so vai cười nhếch một cái rồi móc ở túi ra 12 tờ giấy bạc một đồng
và 10 tờ giấy 5 đồng. Hắn đưa mắt trông một lượt, thong thả nói :
– Trước hết, tôi biếu anh Năm “trách chợm”, còn mỗi anh “kẹo thạnh”.
Năm Sài Gòn cười nhạt:
– Thôi tôi không cần tiêu lắm, các chú đương túng thi cứ giữ “trách chợm” này

mà tiêu.” [6; 48]
“ Trách chợm”: một chục (đơn vi tiền tệ)
“ Kẹo thạnh”: năm đồng
Với những tiếng lóng hoàn toàn mới này, dường như chỉ khi được người trong
giới tiết lộ hay phải tự mình lăn lội vào nghề thì mới hiểu được, chứ tuyệt nhiên
không thể dựa vào trường nghĩa hay đại loại là mắt xích liên tưởng nào. Tương tự như
trên, hành động chạy trốn lại được gán mác cho một từ lạ hoắc là ngũ đị (chạy trốn):
“Lại thấy cả bóng cớm chùng và cớm tẩy, tôi phải bấm nó rồi cả hai “ngũ đị”
thẳng.”
Tương tự như “khấu bó” là tiếng lóng mang nghĩa nhờ vả:
“ Tư Lập Lờ cười:
– Thế thì mày lạ lắm, tao chắc mày sợ chị Năm “khấu bó” tiền nong nên mày gàn
chúng tao chứ gì?”
Bên cạnh các từ lóng hoàn toàn mới, thì còn có rất nhiều tiếng lóng sử dụng
ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới,
mà ta gọi là nghĩa lóng. Cũng có thể xem đây là phương thức tạo từ lóng cơ bản nhất,
phổ biến nhất mà chúng ta thường bắt gặp. Ví dụ:
“ Tư Lập Lờ ngừng lại một giây, uống chén chè tàu tự tay rót đoạn nói luôn:
– Mà anh Năm ạ, chúng ta lại rục rịch bắt hết những “yêu” quen mặt ở phố
Khách, phố Đầu Cầu, phố Ba Ty, những cảnh chơi ở ngõ Trần Đông, Lạc Viên và An
Dương, những sòng bạc ở Cấm và ở Vẻn, và cấm hẳn những cơm thầy, cơm cô tụ họp
ở vườn hoa Đưa Người.” [6; 61]
Nếu như trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, từ yêu được định nghĩa
là “có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và
thường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng” thì giới giang hồ, trộm cắp lại gắn cho
nó một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, không hề có chút liên quan hay liên tưởng nào.

GVHD: Phan Văn Phức

21

SV: Trần Thị Ánh Huyền

Nghĩa lóng của yêu chính là để chỉ “những kẻ cắp lâu năm, sành sỏi và can án nhiều
lần”.
Hay như từ te – một từ rất ít khi được sử dụng, tuy nhiên, nó là từ vốn chỉ dụng
cụ đan bằng tre, giống như cái nhùi, dùng để xúc bắt tôm cá (đi đánh te). Nhưng khi
được giới giang hồ, trộm cắp sử dụng thì nó lại được cấp một nghĩa mới là đẹp:
“Ba Bay liền nhíu đôi mày lưỡi mắc nhè nhè hỏi Hiếc:
– Bỉ ấy có “te” không?
– Te thì mày làm gì ?
– Rõ phí của.”
Một số tiếng lóng lại được tạo từ việc sử dụng các từ ngữ toàn dân có nét nghĩa
hao hao, hay cùng trường liên tưởng. Ví dụ như, từ phóng có nét nghĩa là làm cho rời
ra khỏi mình và di chuyển thẳng theo một hướng nào đó với tốc độ lớn, dựa vào nghĩa
gốc thì nghĩa lóng của nó lại có nghĩa là ra tù.
” Chợt thấy Tư Lập Lờ đằng đầu phố khách, Năm đạp chân lên xuống sàn xe
bảo đỗ lại và che tay gọi, Tư Lập Lờ cuống quýt chạy lại vỗ vai Năm:
– Anh “phóng” bao giờ thế?
– Ban trưa Tư ạ.”
“Phóng”: ra tù
Tương tự như từ phóng ta có từ nhỡ, nghĩa ngữ văn của từ nhỡ là từ biểu thị
điều sắp nêu là một giả thiết cần tính đến về điều không hay có thể xảy ra, và thường
đó chính là lý do của việc vừa nói đến. Dựa trên nét nghĩa “điều không hay”, giới trộm
cắp lại gắn cho nó một nghĩa lóng mang tính liên tưởng là bị tù:
” Tin Năm Sài Gòn bị “nhỡ” làm nôn nao cả dân chạy Hải Phòng như cái tin
Ba Trâu Lăn chém xả vai một người mật thám và vụ cướp đường cách đây tám tháng
vẫn chưa tìm ra thủ phạm”.
Bên cạnh các từ lóng hoàn toàn mới và các từ toàn dân được cấp thêm nghĩa

mới để tạo thành tiếng lóng thì cũng có một số ít tiếng lóng được tạo thành từ việc sử
dụng các từ tố (các yếu tố đi kèm). Hay nói cách khác là từ hóa yếu tố tạo từ, làm cho
nó trở thành từ và được dùng độc lập. Ví dụ như, trong từ điển Việt Nam có từ “vàng
vọt” diễn tả màu vàng nhợt nhạt, vẻ yếu ớt. Nhưng khi đến với giới giang hồ, trộm
cắp, để chỉ vàng thì họ lại dùng từ vọt – một từ tố đi kèm không có nghĩa, chỉ là yếu tố
diễn tả mức độ, giờ đã có thể đứng độc lập và mang nghĩa độc lập:

GVHD: Phan Văn Phức

22

SV: Trần Thị Ánh Huyền

“Tư Lập Lờ lấm lét chờ Năm nhận lời mới hất hàm hỏi Chín:
– Thế “khánh vọt” với “khong bẹt” đâu ? ”
“khánh vọt”: khánh vàng
“khong bẹt”: khóa vòng bạc.
Có những tiếng lóng lại được tạo ra từ việc lấy từ có phạm vi hẹp để chỉ từ có
phạm vi rộng hơn. Ví dụ, ta có các từ mang nghĩa là ăn như là gắp (lấy ra bằng cách
dùng đũa hoặc dùng kẹp chặt), táp (ngoạm nhanh và mạnh bằng cách há rộng miệng),
đớp (há miệng ngoạm nhanh lấy), mổ (dùng mỏ nhặt thức ăn), xơi (ăn, uống hoặc
hút)..vv.. Từ các mối liên hệ về nghĩa, giới trộm cắp trong những năm 30 của thế kỉ
XX đã sử dụng từ mổ để nói đến hành động ăn nói chung, thay vì việc dùng trực tiếp
chữ ăn. Có lẽ vì để tạo nên tính khu biệt và nét “bí ẩn” cho ngôn ngữ riêng của mình
mà họ đã tìm cách tạo nên sự khác thường trong giao tiếp hàng ngày.
” Ngồi xuống ghế đâu đấy, Năm gọi lấy hai đĩa mì và một bát vằn thắn.
Trong khi chờ đầu bếp làm, Tư bảo khẽ Năm:
– Anh Năm! So quéo đương “mổ” (ăn) ở hậu đớm tễ bướu lắm đấy!”
Biến đổi thanh điệu và vần cũng là một trong các cách để tạo nên tiếng lóng.

Ta có từ chuồn trong từ điển nghĩa là bỏ đi một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Vậy từ
cơ sở từ có sẵn, bằng việc thay dấu huyền thành dấu ngã, giới trộm cắp đã tạo ra một
tiếng lóng mới cũng mang nghĩa chạy đi nơi khác là chuỗn. Tương tự, từ nhìn trong từ
điển được thay đổi vần in thành e, dấu huyền thành dấu sắc để tạo nên tiếng lóng nhé
cũng mang nghĩa là nhìn.
Tóm lại, trên đây, chúng tôi chỉ mới nêu lên một số nguồn gốc của tiếng lóng
và lấy dẫn chứng bằng một số tiếng lóng tiêu biểu. Còn cụ thể từng tiếng lóng có
nguồn gốc như thế nào sẽ được người viết lập bảng thống kê vào phần tiếp theo. Như
vậy theo khảo sát của chúng tôi, thì có đến 98% tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của
nhà văn Nguyên Hồng là có nguồn gốc thuần Việt và phần đa các tiếng lóng đều dựa
vào các từ có sẵn rồi được cấp thêm nghĩa mới, còn yếu tố vay mượn chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ.
2.1.2. Tiếng lóng có nguồn gốc vay mượn
Không một ngôn ngữ nào trên thế giới là không có yếu tố vay mượn, đó có thể
là vay mượn cú pháp, các ngữ cố định hay các yếu tố ngữ âm, nhưng chủ yếu là các

GVHD: Phan Văn Phức

23

SV: Trần Thị Ánh Huyền

giũa rất kĩ càng. Các nhà văn hay nhà thơ thường tránh dùng các từ ngữ mang tínhkhẩu ngữ, các từ địa phương, tiếng lóng..vv.. hay nói cách khác, rất ít khi đưa ngônngữ nói vào văn chương vì tính thô dã, tức thời, thiếu hẳn sự gọt giũa hay cân nhắc củanó. Trong các thể loại văn học, có thể nói rằng ngoại trừ các thể loại thuộc dòng vănhọc dân gian như ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện cười…thì đối với dòng văn học viết,rất ít nhà văn lựa chọn ngôn ngữ sinh hoạt cho tác phẩm của mình, đặc biệt là tiếnglóng, một yếu tố ngôn ngữ được xem là tiểu loại trong biệt ngữ xã hội. Tuy nhiên, nóinhư thế không có nghĩa là các nhà văn, nhà thơ không sử dụng tiếng lóng vào tácphẩm văn học. Ví như Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn:“Này này sự đã quả nhiên,Thôi đà cướp sống chồng min cho rồi!Bảo rằng: Đi dạo lấy người,Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân,Buồn mình, trước đã tần mần thử chơi.Màu hồ đã mất đi rồi,Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!Con kia đã bán cho ta,Nhập gia phải cứ phép nhà ta đây.Lão kia có giở bài bây,Chẳng văng vào mặt mà mầy lại nghe!Cớ sao chịu tốt một bề,Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!” [1.75-77]Đây là đoạn lời thoại độc địa phát ra từ miệng Tú Bà lúc mụ nổi cơn giận lôiđình trước mặt Thúy Kiều. Rõ ràng, một lượng lớn các từ ngữ và tiếng lóng của giớibuôn phấn bán son đã được Nguyễn Du sử dụng một cách rất tài tình và hợp lý, vínhư: đi dạo, buồn mình, màu hồ, bài bây, chịu tốt, ngứa nghề, chơi, văng. Nếu ta thửthay đi tất cả những tiếng lóng trên bằng loạt từ ngữ “nghiêm chỉnh” thì chắc hẳn làGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyềnkhông khéo Tú Bà còn mang dáng dấp của một mệnh phụ phu nhân, đoạn trích sẽkhông còn giữ được giá trị khắc họa tính cách nhân vật của nó nữa.Tương tự như vậy, nếu như không đưa tiếng lóng vào tác phẩm của mình, thìnhững tiểu thuyết – phóng sự của Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sẽ không cuốn hútđược độc giả như chúng đã từng có được trong những năm đầu của dòng văn xuôi ViệtNam. Từ tác phẩm Cạm bẫy (1933), nhà báo kiêm nhà văn họ Vũ đã “đưa ra ánh sáng”cả lô tiếng lóng chính hiệu cờ bạc bịp thuở nọ: mòng, mẻng, bắt, viên đạn, hòn đạn,của, lộ tẩy, cản, quých.vv…Đến các cuốn Kỷ nghệ lấy Tây (1934), Số đỏ (1936), Làmđĩ (1936), Lục xì (1937) thì Vũ Trọng Phụng đã trình thêm cả loạt “ẩn ngữ giang hồ”mà thiếu chú thích ắt hẳn người đọc sẽ khó hiểu nổi ý nghĩa: chạy làng, chánh, chúa,hoa đào, ngày phiên, trô, xé giấy..v.v..Cũng xuất bản trong giai đoạn này, một tácphẩm văn học đã ra đời với khối lượng tiếng lóng dày đặc cùng giá trị nghệ thuật sâusắc mà nó mang lại – Bỉ vỏ của Nguyên Hồng đã làm nên tiếng vang trong giới vănnghệ sĩ cũng như các độc giả. Thiên tiểu thuyết đã chứa đựng một lượng lớn tiếnglóng: từ tiêu đề cho tới lời văn xuyên suốt tác phẩm, thậm chí tác giả còn đưa vào cảnhững câu vè của giới giang hồ tứ chiếng:“Không vòm, không sộp, không teNiểng mũn không có ai mê nổi gì?”Tiếng lóng được tác giả khác khi đưa vào tác phẩm của mình, chủ yếu dưới dạngdẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc lại nhằm “miêu tả hiện trường”. Điều đó chothấy rằng, dù được xuất hiện trong hình thức ngôn ngữ viết, nhưng các tiếng lóng cũngchỉ xuất hiện dưới dạng khẩu ngữ mà thôi. Tuy nhiên, khi đến với Bỉ vỏ của NguyênHồng lại có hiện tượng khá khác thường, ngay chính bản thân tên của tiểu thuyết cũnglà tiếng lóng. Thực tế cho thấy, sử dụng lượng tiếng lóng trong một tác phẩm văn họcnhư một con dao hai lưỡi: nếu thích hợp sẽ làm cho giá trị của tác phẩm tăng lên, làmnên nét độc đáo trong phong cách của tác giả. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều, dùngmột cách tràn lan thì các tiếng lóng sẽ phản tác dụng. Đây cũng chính là thử thách đặtra cho người cầm bút, buộc họ phải cực kì khôn khéo và hợp lý trong từng câu chữ.Nguyên Hồng đã làm được điều đó, nhà văn đã rất mạnh dạn và táo bạo khi đưa biệtngữ xã hội vào văn chương. Có thể thấy rằng: trước hay sau khi Bỉ vỏ ra đời, chưa mộttác phẩm văn học nào ghi lại được dấu ấn với bạn đọc về việc sử dụng tiếng lóng nhưGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyềntrong Bỉ vỏ và chính tiếng lóng cũng là một trong những yếu tố làm nên thành côngcủa thiên tiểu thuyết, tạo nên nét độc đáo trong phong cách của nhà văn Nguyên Hồng.Với tư cách là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, tiếng lóng là mộttiểu loại của biệt ngữ xã hội: chúng được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộnhằm bảo vệ lợi ích cho chính nội bộ của nhóm xã hội đó. Cũng bởi vì đó là tiếng nóicủa một nhóm xã hội, nên những người tạo ra tiếng lóng thường cố gắng để cho ngườingoài dù có nghe thấy cũng chẳng thể nào hiểu được ý nghĩa của nó, đó cũng chính làsự khác biệt giữa từ ngữ toàn dân và tiếng lóng. Tuy nhiên, cũng có một bộ phậnkhông nhỏ tiếng lóng khi mất đi tính “riêng tư” của mình, đã nhập vào ngôn ngữ toàndân với giá trị tích cực. Trong xu hướng dân chủ hóa hoạt động sáng tạo văn chươngnghệ thuật, tiếng lóng ngày càng có vị trí và vai trò nhất định cần được quan tâm.Chính vì thế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng ngôn ngữ này,nhưng xét tổng quan, các đề tài dường như chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê tiếng lóngđược sử dụng, nghiên cứu tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông, tiếng lóngtrong đời sống. Họ chỉ mới xem “lóng” là một hiện tượng ngôn ngữ thú vị và không cótính thẩm mĩ; chứ chưa đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, ngữ nghĩa và giá trị tiếng lóngtrong các tác phẩm văn học để thấy được giá trị nghệ thuật mà yếu tố này mang lại.Bên cạnh đó, vì tính “bí hiểm” của mình mà khi đọc đến các tiếng lóng trongbất kì tác phẩm văn học nào, hầu như người đọc phải mất thời gian dò lại chú thích,làm quá trình tiếp nhận bị gián đoạn hay đứt quảng. Vì thế, việc đưa tiếng lóng đến vớibạn đọc, giúp họ hiểu được ý nghĩa của một khối lượng tiếng lóng cũng rất có ích choquá trình tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm. Nhận thấy đây là một vấn đề mới mẻ và cónhiều nội dung để khai thác, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nguồn gốc vàngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng”.2. Lịch sử vấn đềTrong ngôn ngữ, tiếng lóng hay từ ngữ lóng tồn tại và hoạt động như mộtphương tiện giao tiếp đặc biệt, xuất hiện, biến đổi và thường được dùng chủ yếu trongcác nhóm xã hội với mục đích khác nhau. Chính vì vậy, ngành ngôn ngữ học đã coitiếng lóng là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Cho đến nay, trong giớinghiên cứu vẫn chưa có được một quan điểm thỏa đáng và thống nhất về bản chất, quátrình hình thành của tiếng lóng nói chung, giá trị giao tiếp và vị trí của tiếng lóng trongsự phát triển ngôn ngữ và trong đời sống xã hội. Công trình đầu tiên về tiếng lóngGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyềntrong tiếng Việt là bài viết mang tựa đề “L’argot anamite” (tiếng lóng trong tiếng AnNam) được đăng năm 1905 trong tập san BEFEO của trường Viễn Đông Bác Cổ (HàNội) của học giả nước ngoài J.N.Cheon. Sau 20 năm, năm 1925, khảo luận “L’argotanamite de Hanoi” (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tốchính thức được công bố. Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đầu ngành Ngôn ngữhọc cũng đã dành nhiều công sức nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này, Giáo sư ĐỗHữu Châu cũng từng nhận xét: “Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến đối với mọi tập thểxã hội. Hầu như tất cả tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay về sảnxuất, làm việc thì đều có những tiếng lóng của riêng mình” (Đỗ Hữu Châu, 1998,T237).Với mục tiêu nhận diện từ ngữ lóng trên các diễn đàn trực tuyến, Vũ ThịHương trong bài viết “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng,đặc điểm, cơ chế hình thành” nhận định: “Tiếng lóng là một hiện tượng thú vị củangôn ngữ, ta có thể bắt gặp hiện tượng này trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.Để hiểu được tiếng lóng, chúng ta phải tìm hiểu về nhóm xã hội sản sinh ra nó, đặctrưng lâm thời của nó để lý giải sự biến đổi của các từ, ngữ lóng theo thời gian. Ngoàira, ta còn phải dựa vào ngữ cảnh và kiến thức về đời sống xã hội”.Cũng với mục tiêu làm sáng rõ đặc điểm và cách thức sử dụng hiện tượng“lóng” trên báo chí, Phạm Thị Thu Hoài với bài viết “Hiện tượng “lóng” sử dụng trênmột số báo chí dành cho giới trẻ (Xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa)” cho rằng:“Vốn chỉ là một “biệt ngữ” xã hội, tiếng lóng là một dạng ngôn ngữ hẹp được sử dụngtrong một nhóm hay cộng đồng nào đó, sống “kí sinh” trong lòng ngôn ngữ toàn dân.Từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch chuẩn” ”. [13.1]Do sự bí ẩn của bản thân các từ ngữ lóng, mà ngoài các công trình nghiên cứu,cũng có rất nhiều bài báo nói về hiện tượng ngôn ngữ này. Chẳng hạn như Th.s NamViệt có bài viết “Tiếng lóng trong học đường” in trên báo An ninh Thủ đô số ra ngày27/05/2010; thầy giáo Trần Đại Quang (Trường THPT Trần Phú – Hà Tĩnh) có bài“Tiếng lóng của tuổi mới lớn” trên báo Thanh niên ngày 07/08/2010; tác giả Bùi MinhTuấn với bài “Sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ “chát” trong giới trẻ” in trên báo Công anNghệ An ngày 18/09/2012. Trên báo Giáo dục oline, số ra ngày 11/06/2013 có bài viết“Giới trẻ đang lạm dụng tiếng lóng” của tác giả Nguyễn Minh Trung. Cũng nói về vấnđề sử dụng tiếng lóng, báo Hà Nội mới, số ra ngày 17/10/2013, tác giả Lâm Vũ cũngGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyềncó bài viết “Lạm dụng tiếng lóng trong giới trẻ – Thực trạng đáng báo động”… Cònmột số bài viết nói về tiếng lóng chưa được người viết đề cập đến, tuy nhiên, chungquy lại, ở các công trình nghiên cứu hay những bài viết trên đây, các tác giả dườngnhư chỉ mới tìm hiểu tiếng lóng trên bình diện ngôn ngữ xã hội, tập trung suy xét tiếnglóng trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng và trong giới trẻ mà quênđi rằng: tiếng lóng cũng đã đi vào văn chương, cũng đã xuất hiện trong tác phẩm vănhọc và cũng là ngôn từ nghệ thuật, dù ít nhưng lại mang nhiều giá trị.Rất nhiều công trình nghiên cứu về trào lưu văn học hiện thực phê phán thế kỉ XXtrên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh các tác giả như Nam Cao, VũTrọng Phụng, Ngô Tất Tố,… Nguyên Hồng và tác phẩm của ông cũng trở thành mộttrong những đối tượng nghiên cứu hấp dẫn trong văn học. Từ buổi đầu cầm bút chođến cuối đời, Nguyên Hồng luôn là nhà văn của “ những người khốn khổ”. Thế giớinhân vật của ông chính là những người sống quanh ông, trong “cái đáy” của xã hộithành thị: lưu manh, gái điếm, thợ thuyền và bọn trộm cắp. Năm 1936, tiểu thuyết Bỉvỏ ra đời và đã gây được tiếng vang lớn trong làng văn học. Nhiều nhà nghiên cứu đãđến với Bỉ vỏ, tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm trên nhiều phương diện. Ví như, từđiểm nhìn không gian, Hoàng Thị Thơ đã có bài: “Không gian nghệ thuật trong tiểuthuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng”. Dưới góc nhìn thi pháp, Đỗ Thị Hoài Thu có bài viết:“Thi pháp hoàn cảnh trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng trước cách mạng”. Đặcbiệt, điểm mới lạ và độc đáo của Bỉ vỏ mà khi nhắc tới cuốn tiểu thuyết này thì ai aiđều biết, đó chính là sự xuất hiện của tiếng lóng và tần số xuất hiện đến choáng ngợpcủa nó. Vậy mà, rất rất ít có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Cho tớithời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ mới biết đến hai bài viết có liên quan đến tiếng lóngtrong Bỉ vỏ. Một là, bài viết “Tiếng lóng – một biểu hiện của văn chương” của tác giảLê Quốc Minh đăng trên báo Mực tím ngày 20/11/1997. Trong bài viết của ông, mộtsố tiếng lóng trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng được ông dùng làm dẫn chứng. Chúng tôixin phép được trích đoạn bài viết của Lê Quốc Minh: “ Trong văn chương, nhiều nhàvăn cũng sử dụng tiếng lóng, điều này giúp cho nhà văn khắc họa rõ nét được tínhcách nhân vật. Tiêu biểu nhất có lẽ là tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng.Ông viết vào năm 16 tuổi, lúc vừa mới được ra khỏi tù. Do có được một vốn sốngphong phú và một kho ngôn ngữ dồi dào, nhà văn Nguyên Hồng đã thành công khi xâydựng những nhân vật dưới đáy xã hội. Chỉ xin nêu một ví dụ: “Tối nay, các tay anhGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyềnchị họp đủ mặt ở nhà Năm Sài Gòn. Người mặc quần lĩnh, áo nhiễu tây trắng cổ bẻ,chân xăng-đăn bốn quai, là Tư Lập Lờ, trùm chạy vỏ trong chợ Sắt”. Tại sao phải làchạy vỏ mà không là chạy dọc? Vì hai cụm từ này để chỉ kẻ cắp kia mà! Hãy nghe nhàvăn nói: “Chạy vỏ để chỉ chung những ăn cắp đường, ăn cắp chợ. Còn kẻ cắp trên tàuthủy, tàu hỏa hay ô tô là chạy dọc”. ”. Gần đây nhất, chúng tôi đã biết đến bài viết“Thử bàn về tiếng lóng trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng” của tácgiả Phan Hoài Nam. Tuy nhiên, tác giả Phan Hoài Nam chỉ mới dừng lại ở việc bànthảo sơ lược về tiếng lóng như nêu định nghĩa và nói đến giá trị nghệ thuật của tiếnglóng trong cuốn tiểu thuyết trong vòng 13 trang giấy mà chưa thực sự làm rõ được vấnđề cần bàn luận.Như vậy, cho tới bây giờ, chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu, đi sâuvào tiếng lóng trong các tác phẩm văn học mà mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nótrên bình diện xã hội. Từ khi xuất hiện trên thi đàn văn học, tiểu thuyết Bỉ vỏ củaNguyên Hồng mặc dù đã được khai thác trên nhiều phía cạnh nhưng những vấn đềxung quanh tiếng lóng vẫn chưa được chú ý tập trung khai thác. Tiếng lóng trong tiểuthuyết Bỉ vỏ chưa thực sự được nhìn nhận một cách trọn vẹn và đầy đủ. Từ đó, vấn đềnguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong Bỉ vỏ vẫn chưa được đặt ra và giải quyết,vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng rõ vấn đề này.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này là tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ củanhà văn Nguyên Hồng.Phạm vi nghiên cứu là bàn về nguồn gốc và ngữ nghĩa.Để hoàn thành đề tài “ Nguồn gốc và ngữ nghĩa tiếng lóng trong tiểu thuyếtBỉ vrỏ của nhà văn Nguyên Hồng”, bên cạnh việc tập trung tìm hiểu về việc sử dụngtiếng lóng trong tác phẩm, chúng tôi còn tiến hành tham khảo những tư liệu, những bàinghiên cứu, phân tích, bình luận, đánh giá của các nhà nghiên cứu về tiếng lóng và nhàvăn Nguyên Hồng. Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết về tiếng lóng vào việcphân tích nguồn gốc, ý nghĩa của nó trong tiểu thuyết Bỉ vỏ.4. Phương pháp nghiên cứuVới đề tài “ Nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ củanhà văn Nguyên Hồng” , chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:GVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh HuyềnTrước tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp kế thừa, tiến hành tìm hiểu những líthuyết xung quanh tiếng lóng, và tập trung vào nguồn gốc, đặc điểm ngữ nghĩa củatiếng lóng.Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê – phân tích để tổng hợp lạinhững từ lóng theo nguồn gốc và ngữ nghĩa và phân tích chúng dưới cấp độ ngữ nghĩa,lịch sử.5. Đóng góp của đề tàiNếu như hoàn thành tốt đề tài “Nguồn gốc và ngữ nghĩa của tiếng lóng trongtiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng” , thì luận văn của chúng tôi sẽ có nhữngđóng góp sau:- Về mặt lý luận:+ Luận văn sẽ cung cấp thêm một cách nhìn đầy đủ cho độc giả về nguồn gốcvà ngữ nghĩa của tiếng lóng cũng như vai trò của tiếng lóng trong sự thành công củatiểu thuyết Bỉ vỏ.+ Đây cũng sẽ là tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo khi muốn tìm hiểu về Bỉvỏ, hay bổ sung kiến thức về tiếng lóng.+ Việc nắm và hiểu được ý nghĩa của một số tiếng lóng sẽ giúp đỡ rất nhiều chongười đọc trong quá trình tiếp nhận văn bản.- Về mặt thực tiễn:+ Hiểu được một lượng tiếng lóng tương đối của bọn trộm cắp sẽ giúp mọingười tránh được những rủi ro không đáng có trong cuộc sống thường ngày.+ Đề tài cũng có thể là tài liệu giúp ích cho các chiến sĩ công an, lực lượng anninh trong công việc điều tra hay phòng chống tội phạm.6. Bố cục khóa luậnNgoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, phầnChính văn của khóa luận sẽ gồm có 3 chương, nội dung cụ thể của từng chương nhưsau:Chương 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm và tiếng lóng1.1 Nhà văn Nguyên Hồng1.2 Tiểu thuyết Bỉ vỏ1.3 Sơ lược về tiếng lóngChương 2: Nguồn gốc của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyền2.1 Nguồn gốc của tiếng lóng2.1.1 Tiếng lóng có nguồn gốc thuần Việt2.1.2 Tiếng lóng có nguồn gốc vay mượn2.2 Hệ thống tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ phân theo nguồn gốcChương 3: Ngữ nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng lóng3.1.1 Hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng3.1.2 Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm3.2 Nghĩa của tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh HuyềnCHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀTIẾNG LÓNG1.1. Nhà văn Nguyên HồngNguyên Hồng tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm1918, quê gốc ở thành phố Nam Định. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó gốc cônggiáo. Năm 1930, lúc ông mới mười hai tuổi thì bố ông mất. Mẹ đi bước nữa, NguyênHồng ở với bà nội, nhưng gần như ông phải tự lập để ăn học. Năm 1936, ông cùng giađình ra Hải Phòng, sinh sống tại xóm Cấm – một xóm lao động nghèo, giữa các tầnglớp “ dưới đáy” xã hội. Nguyên Hồng dạy tư lén lút vì không có giấy phép và bắt đầutập viết văn. Ông giác ngộ cách mạng thời kì Mặt trận dân chủ ( 1936-1939), tham giaviết bài cho các tờ báo cách mạng như Thế giới, Người mới ( Hà Nội), Đông Phương (Sài Gòn). Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam, đến năm 1942 thì được trả tự do.Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Sau cách mạng tháng Tám, ông vẫntiếp tục hoạt động văn nghệ. Ông mất tại Yên Thế ngày 2 tháng 5 năm 1982.Một số tác phẩm chính của Nguyên Hồng như Bỉ vỏ ( tiểu thuyết, 1936), BảyHựu ( truyện ngắn, 1941), Những ngày thơ ấu ( hồi kí, 1941), Qua những màn tối (truyện, 1942), Quán nải ( tiểu thuyết, 1943), Hơi thở tàn ( tiểu thuyết, 1943), Hai dòngsữa ( truyện ngắn, 1943), Vực thẳm ( truyện vừa, 1944), Miếng bánh ( truyện ngắn,1944), Địa ngục và lò lửa ( truyện ngắn, 1946-1961), Sóng gầm ( tiểu thuyết, 1961),Bước đường viết văn của tôi ( hồi kí,1971), Khi đứa con ra đời ( tiểu thuyết, 1976)…Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệthuật ( đợt 1, năm 1996).Sinh thời, Nguyên Hồng là người luôn biết chia sẽ kinh nghiệm cầm bút của mìnhvới các đồng nghiệp. Ông thường nhắc nhở: “Phải tự rèn, tự luyện cho mình. Sắt thép lấytừ quặng mỏ của cuộc sống, của cuộc đời. Muốn mầu nhiệm và linh thiêng phải có máuthịt, máu thịt của con người, của chính mình. Muốn sử dụng thật hiệu nghiệm, thật có kếtquả, thật là tuyệt sự mầu nhiệm và linh thiêng thì phải vừa học, vừa xung trận. Thầy họclà tổ tiên, là ông cha, là nhân loại”. [7]Ông cũng có quan niệm về nghề văn rất cụ thể, rõ ràng, ông đã từng nói: “ Viếttruyện nó cũng giông giống cái người đan rổ. Anh biết đẵn tre, biết ran an, chuốt nan,biết gài, biết đan, biết lát. Nhưng anh lại không biết đánh cạp, không biết lên khuônhình tù cái rổ thì nó vẫn chỉ là cái mê chứ sao có thể gọi là cái rổ được. Viết văn cầnGVHD: Phan Văn PhứcSV: Trần Thị Ánh Huyềnphải có năng khiếu. Nhưng không phải anh có năng khiếu rồi là làm chơi ăn thật đượcđâu, mà phải lao tâm khổ trí lao động cật lực nữa may ra mới gặt hái đươc cái gì,không đùa được… ” ; “ Nghề văn là nghề nhọc nhằn, nghiệt ngã sòng phẳng lắm, nókhông kể là già hay trẻ, viết lâu năm rồi hay mới viết. Nó cũng không có sự phân biệt“ chiếu dưới”, “chiếu trên” mà nó đòi hỏi người viết phải lao động cật lực. Nhữngcon chữ anh viết phải được chắt ra từ cảm xúc thực, từ tim, óc, máu thịt anh chứkhông thể “giả khượt”… Văn của anh nó là con anh, không thể con của anh lại giốngcon người khác, như thế là hủ hóa đấy. Văn chương nó không chấp nhận sự hủ hóa, sựgiống nhau đâu”. [7]Cách Nguyên Hồng tả, kể, giới thiệu, miêu tả, thuyết minh về nhân vật và hoàncảnh, môi trường sống của nhân vật rất đúng như lời của M.Goocki: “ Tác giả luônbên cạnh họ, mách các người đọc biết rõ phải hiểu họ như thế nào, giải thích chongười đọc hiểu rõ những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hànhđộng của các nhân vật ”.Để tạo nên sức sống cho những đứa con tinh thần của mình, Nguyên Hồng chobiết: ông đã “ đổ mồ hôi, sôi máu mắt” trên từng trang viết, đặt vào tác phẩm “cả cuộcđời, trái tim và tâm hồn, nhường tất cả hơi sức, hi vọng và lòng tin ”. Nhờ tâm huyết,tài năng và khổ luyện, nhà văn đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trongnghệ thuật ngôn từ.Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc tronggiai đoạn 1930-1945. Ông là nhà văn của những người khốn khổ. Tuổi thơ khốn cùng,lăn lội ở các bến tàu, vườn hoa, cổng chợ, rồi lớn lên chung sống với những ngườikhốn khổ nhất ở thành thị nên ông có một vốn sống rất phong phú, đặc biệt về tầng lớpthợ thuyền, phu phen và dân nghèo thành thị. Tác phẩm của ông bao giờ cũng thấmđượm một tinh thần nhân đạo sôi nổi mãnh liệt. Do tiếp thu nhiều ảnh hưởng trực tiếpcủa phong trào vô sản nên tác phẩm của Nguyên Hồng là cái gạch nối độc đáo giữavăn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng giai đoạn1930-1945.1.2. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ”Bỉ vỏ là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của Nguyên Hồng trước cáchmạng. Đây là tác phẩm đầu tay, ông viết khi vừa tròn 18 tuổi. Cuốn tiểu thuyết kể vềcuộc đời chìm nổi của nhân vật Tám Bính, từ một cô gái quê hiền lành trong trắng, doGVHD: Phan Văn Phức10SV: Trần Thị Ánh Huyềnsự xô đẩy của hoàn cảnh xã hội mà cô trở thành một “ bỉ vỏ” nổi tiếng trong giớigiang hồ. Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.Nhân vật chính của tiểu thuyết là Tám Bính, người làng Sòi. Vì nhẹ dạ cả tin, côđem lòng yêu gác Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữ lúc bụng mang dạ chữa. Cô bị chamẹ đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốnnhà đi Hải Phòng mong tìm được người yêu. Sau mấy đêm lang thang đói khát, có lầnsuýt bị làm nhục ở một vườn hoa. Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu, hắn lừa cô vàonhà, hãm hiếp và đổ bệnh lậu cho cô. Khi đang hãm hiếp Bính, vợ gã trẻ tuổi đột nhiênxong vào, đánh đập Bính tàn nhẫn và lôi cổ Bính ra Sở Cẩm, vu cho Bính là gái làmtiền. Thế là Bính bị đưa vào nhà “ lục xì”, sau đó rơi vào nhà chứa của mụ Tài xế cẩu.Sống ê chề, cực nhọc ở nơi bẩn thỉu, hôi hám, Bính ốm nặng. Đau khổ, tuyệt vọng,Bính toan tự tử nhưng được Năm sài Gòn, một tên trùm lưu manh ở Hải Phòng chuộc rakhỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng, nhưng rồi Năm bị bắt. Tuy túng bấn nhưngBính không chịu nhận “ tiền bồi” mà sống buôn bán lương thiện, hy vọng khi Năm trởvề sẽ khuyên y từ bỏ cái nghề bất lương và nguy hiểm. Năm được tha nhưng dứt khoátkhông chịu nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi vào conđường lưu manh, trở thành một “ bỉ vỏ”_người đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm vàghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi, Bính về Nam Định, gồng thuê gánh mướn kiếmăn. Được tin bố mẹ ở quê gặp tai họa có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đãnhận lời lấy một viên mật thám để lấy tiền cứu bố mẹ. Đang sống yên ổn bên ngườichồng mới này thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởichính tay chồng mới của Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống nhà giam, mở khóacứu Năm rồi trốn cùng y. Từ đó, Bính trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với NămSài Gòn, nhưng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc sống lương thiện. Nhất là saulần Năm giết Ba Bảy, tên “ đàn em” đã hớt tay trên của Năm một “ món hàng”, Bínhcàng hối hận và sợ hãi giày vò. Cuối cùng, cái kết cục bi thảm đã đến: một lần, Nămcướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thủy. Khi Năm đặt đứa bé xuống sànnhà, Bính hoảng hốt nhận ra đó là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương, khắc khoảimong tìm lại. Nhưng nó đã chết! “Bính tát mét mặt lại, đầu gối quỵ dần dần, đưa cặpmắt xám ngắt nhìn Năm, nghẹn ngào: – Thôi anh giết chết con tôi rồi…” Giữa lúc đó,đội xếp và mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt. Chính người chồng mật thám củacô trước đây đã tự mình xích cô vào còng.GVHD: Phan Văn Phức11SV: Trần Thị Ánh HuyềnBỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời Tám Bính, một cô gái nhà quê xinhđẹp, nhẹ dạ. Vì bị lừa nên từng bước đi vào con đường lưu manh hóa trở thành một “bỉ vỏ” và là vợ của một tên trộm khét tiếng. Sống trong hoàn cảnh như vậy, cô nàngvùng vẫy thoát ra để trở về với cuộc sống lương thiện thì lại càng bị đẩy sâu vào conđường tội lỗi. Qua tác phẩm, Nguyên Hồng đã cho ta thấy được hiện thực xã hội lúcbấy giờ đã xô đẩy con người vào con đường tội lỗi và cũng thông qua tác phẩm, tathấy nhà văn đã thể hiện lòng thương cảm của mình đối với những thân phận hèn mọnthuộc tầng lớp dưới đáy xã hội.Qua việc phân tích cuộc đời của nhân vật Tám Bính, ta thấy Nguyên Hồng đãphơi bày những mặt trái của xã hội. Từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng đầy rẫynhững bất công ngang trái, sự lên ngôi của đồng tiền, danh vọng, sự thối nát của bộmáy chính trị. Chính cái xã hội đó đã đẩy một cô gái trong trắng lương thiện xuống tậnbùn đen mà không thể ngóc đầu lên được. Điều này đã được Giáo sư Nguyễn ĐăngMạnh khẳng định: “ Tác giả đã phân tích cả một chuỗi nguyên nhân xã hội từ nôngthôn và thành thị với cơ cấu xã hội duy trì những phong tục vô nhân đạo, với những tổchức chính trị, những công cụ bạo lực bênh vực cho bọn có tiền, đẩy Tám Bính vàocuộc sống nhơ bẩn và cực nhục mà cô không sao vượt nổi”.Có thể nói, nông thôn là những vùng quê bình lặng, ở nơi đó chúng ta thấy cócái gì đó chất phác của người dân lao động. Nhưng cũng chính ở nông thôn các lễ giáophong kiến và các hủ tục lạc hậu đang còn ngự trị. Vì vậy mà nó là nguyên nhân pháhoại biết bao nhiêu con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Nguyên Hồng đã chota thấy được hiện thực phũ phàng này khi Bính đã rùng mình nhớ lại hình ảnh chịMinh chỉ vì nhẹ dạ nên bị làng phạt vạ “ phải quỳ giữa sân đình, nón không có, bế đứacon mới được mới được mười ngày giữa trời nắng chang chang” còn bọn Hương lý,chức dịch thì ngồi trong đình “ chè chén no nê” rồi khệnh khạng phạt vạ. Bọn này chỉnhân cơ hội này mà “ nhấm nháp cho sướng miệng, sống chết mặc ai”. Đại diện choluân lí là thế, cho nên những người lao động, đặc biệt là người phụ nữ yếu đuối, họkhông thể phản kháng được. Ngay đến cả cha mẹ cũng chỉ vì cái sĩ diện, cái nhục nhãmà họ nhẫn tâm “ cạo trọc đầu, bôi vôi trắng nếu, úp rế lên đầu đứa con gái tộinghiệp của mình mà rong đi khắp làng”. Chính luật lệ hà khắc đó là nguyên nhân đẫnđến con đường lưu manh hóa của biết bao cô gái nhẹ dạ mà Tám Bính là nhân vật điểnhình.GVHD: Phan Văn Phức12SV: Trần Thị Ánh HuyềnNông thôn đã vậy thì thành thị lại càng ô hợp hơn, bởi đó là nơi nhiều người tứxứ họp, bao nhiêu thành phần, tầng lớp, bao nhiêu hạng người, giàu nứt đổ vách haynghèo mạt hạng, kẻ dưới đáy xã hội hay kẻ nắm công lí trong tay. Tất cả tạo thành mộtmón ăn hổ lốn, nặng mùi sôi sục.Một phần thối nát giữa chốn thành thị đó chính là nhà chứa_nơi những cô gáigiang hồ hành nghề hay những cô gái lương thiện bị đẩy vào. Họ sống trong sự nhụcnhã, khinh bỉ, đau đớn vì bệnh tật. Mà nào phải khách sang, khách đẹp, đó chỉ lànhững tên lưu manh “ thất nghiệp bê tha, rững mỡ” hay may mắn là ông “ bồi”, ôngbếp, bác tài…Mà nào dễ ăn tiền của họ, “ họ hành đủ thứ cho đáng món tiền tiêu màhọ vất vả và đủ cách mách lối, xoay xở mới kiếm được” và họ sung sướng trước sựnhục nhã, rã rời của người nhận tiền.Nguyên Hồng đã viết nhiều chương thật cảm động về cuộc đời tủi nhục củanhững cô gái điếm ở phố Hạ Lý. Bao nhiêu cô gái bán trôn nuôi miệng đã bị các bàchủ nhà chứa bóc lột cho đến kiệt sức, ho ra máu rồi chết. Người ta thuê vài người phuchợ đùm trong chiếc chăn cũ rồi đem chôn “ Tấm áo quan bằng gỗ mỏng đu đi đu lại,cọ vào chiếc thừng treo lủng lẳng ở đòn ống làm thành tiếng kẽo kẹt thay cho nhữngtiếng khóc viếng”. Những người đàn bà đáng thương này chết như những người ănmày khôn cùng không thân thích, chết đường chết chợ…Một hiện thực đau xót khônggì bằng.Không chỉ sinh ra “ gái mại dâm nhà nghề không đếm xuể” mà cái xã hộiđầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ” ấy còn sinh ra một số “ anh chị” gian ác và liều lĩnh khôngbiết là bao nhiêu? Chúng lập bề, kết đảng, trộm cắp, cướp bóc, giết người thành một tổchức là đám “ chạy vỏ” dắt díu những “ cơm thầy cơm cô” “ mở” “ bát bửu”…chúngnhư một đế quốc nhỏ có vua, quan và đám lính. Ăn chia nhau theo thứ bậc và côngtrạng. Chiến công của chúng là những lần vào tù ra tội, đi đày, những vết dao chémđầy trên cơ thể.Cái xã hội đó không chỉ sinh ra những cái gì thối nát mà còn biến những ngườilương thiện thành xấu xa. Một người con gái hiền lành như Tám Bính bỗng chốc trởthành một “ bỉ vỏ” xuất sắc. Tám Bính chỉ là một ví dụ rất điển hình cho hàng trăm,hàng ngàn con người bất hạnh khác trong xã hội.Là một nhà văn sống một cuộc sống cơ cực, đói khổ, Nguyên Hồng đã chứngkiến và thấu hiểu được cuộc sống của những con người dưới đáy xã hội. Cho nên,GVHD: Phan Văn Phức13SV: Trần Thị Ánh Huyềnbằng ngòi bút hiện thực, ông đã cho ta thấy trong Bỉ vỏ là cả một “ xã hội gian phi”,một xã hội ăn cắp cùng với những hành vi và tâm lí rất kỳ của những người thuộc tầnglớp tận cùng của xã hội.Nguyên Hồng miêu tả những chuyện trong xã hội như lưu manh, gái điếm,những chuyện chém giết lừa bịp nhưng đằng sau đó vẫn ánh lên những tia sáng nhânđạo, vẫn còn lòng yêu thương, chung thủy, lòng hi sinh và nhất là những thoáng khátvọng muốn thoát ra khỏi cuộc sống tội lỗi của chính mình. Cái nhìn của Nguyên Hồnggiống như cái nhìn của M.Gorki khi viết về tầng lớp “ dưới đáy” của xã hội Nga,mang đầy tính nhân đạo chủ nghĩa. Cho nên, đọc Bỉ vỏ, chúng ta thấy tội ác của họ,nhưng đồng thời cũng xót thương cho thân phận của họ đã bị xã hội độc ác nhấn chìmvào vũng bùn tội lỗi mà không sao ngoi lên được.Tư tưởng nhân đạo bao trùm lên cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ là cái tư tưởng: tuy đã sachân vào vòng trụy lạc, người ta vẫn mang một tâm hồn trong sạch. Thật thế, TámBính đã từng làm gái nhà chứa, rồi lại theo chồng ăn cắp đường đến ăn cắp tàu, nhưngai bảo Tám Bính có tâm hồn trụy lạc? Trong khi ở gần chồng là kẻ luôn nghĩ đến gianác, Bính đã không sờn lòng, lúc nào cũng thừa dịp khuyên chồng nên đổi nghề lươngthiện. Cái sự phản đối những hành vi của chồng, cái sự chống chọi ấy, người ta thấy ởBính từ ngày mới theo Năm cho đến khi tra tay vào còng. Nếu phải một tâm hồn nhunhược, một tâm hồn nhơ nhớp sẵn thì tất nhiên bị cảm hóa, phải quen cái nghề chạyvỏ, nhưng đằng này thì không. Tám Bính sở dĩ quyến luyến Năm Sài Gòn vì Năm làmột kẻ lòng tuy cứng cõi nhưng phải thành thật yêu Bính, yêu vì tính nết chứ khôngphải vì sắc đẹp. Đối với Bính, người ta chỉ thương chứ ít ai ghét được, người ta thươngBính chỉ vì một phút lầm lỡ, chỉ vì sự ruồng bỏ của gia đình, chỉ vì cái tục cay độc củalàng xóm mà nàng phải sa chân vào nghề làm đĩ, nghề ăn cắp, những nghề xấu xa nhấttrong xã hội. Cho nên gia đình và xã hội phải chịu một phần trách nhiệm về sự nhơnhớp của kẻ có tội.Cuốn tiểu thuyết chứa chan lòng nhân đạo, nó làm cho người ta thương xót đếncả những tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại xây dựng trong một khuôn khổ luân lí rất cao, nên dùthương xót họ ta vẫn không thể nào không ghê rợn những hành vi của họ. Bỉ vỏ củaNguyên Hồng là cuốn tiểu thuyết mang nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc.GVHD: Phan Văn Phức14SV: Trần Thị Ánh Huyền1.3 Sơ lược về tiếng lóngNgười ta biết đến tiếng lóng như là một hình thức phương ngữ xã hội khôngchính thức của ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi mộtnhóm người nào đó. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện giữa những người thuộc tầng lớpdưới của xã hội, nhằm mục đích che dấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ nhữngngười nhất định mới hiểu. Cho đến nay, đã có không ít định nghĩa về tiếng lóng, chúngtôi xin được dẫn ra một số định nghĩa tiêu biểu.Theo từ điển Tiếng Việt: “ Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng, trong mộttầng lớp, một nhóm xã hội nào đấy, cốt chỉ để trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi”.Trong Từ điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai Trí (Sài Gòn, 1971), tiếng lóngđược hiểu là: “Thứ tiếng dùng riêng với nhau trong một bọn, một hạng người cùngnghề”.Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1992) cắt nghĩa: “Cách nóimột ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để chotrong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi”.Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn (1986) thì tiếng lóng là“Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằmchỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi.” Ví dụ: “Tiếng lóng của kẻ cắp”.Theo bách khoa toàn thư:“ tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hộikhông chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày,bởi một nhóm người”. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩadiễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường khôngmang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩabóng.Các nhà nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây cũng đã có những công trình bànvề hiện tượng này. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt”viết: “Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong biệt ngữ tức làtên gọi “chồng lên” những tên gọi chính thức. Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến đốivới mọi tập thể xã hội. Hầu như tất cả các tập thể xã hội nào đã có cái gì chung vềsinh hoạt hay về sản xuất, làm việc thì đều có những tiếng lóng của riêng mình…”[2.253]GVHD: Phan Văn Phức15SV: Trần Thị Ánh HuyềnLưu Vân Lăng cho rằng: “Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bímật, một lối nói kín đáo của bọn nhà nghề dùng để che những ý nghĩ , việc làm củamình cho người khác khỏi biết. Nó thường có trong những hạng người làm nghề bấtlương, tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con buôn trong xã hội có giai cấp”. [8.75]Nguyễn Văn Tu quan niệm rằng: “Tiếng lóng chỉ gồm một số từ. Nó khôngphải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với nghĩa bí hiểm của một nhómngười với mục đích không cho người khác biết.”Hoàng Thị Châu đưa ra quan niệm: “Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nóicho một nhóm người biết mà thôi, những người khác không thể biết được. Vì mục đíchcủa biệt ngữ và tiếng lóng là che đậy việc làm không cho nhóm ngoài biết, cho nên tấtcả những từ ngữ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung công việc đều bịthay thế nhất là trong đám người làm những nghề bất lương bị xã hội ngăn cấm nhưcờ bạc, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu.” [3.56]Như vậy, đã có rất nhiều định nhĩa và quan niệm được đưa ra xung quanh tiếnglóng, tuy nhiên có một số điểm chung nổi bật như sau:Một là, tất cả đều xem tiếng lóng là một tiểu loại trong biệt ngữ xã hội.Hai là, tiếng lóng chỉ được sử dụng trong phạm vi xã hội nhất định ( một nhómngười). Chúng được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ với nhau, một thứ ngônngữ giao tiếp không chính thức, chứa đựng đực trưng ngôn ngữ – văn hóa nhóm xã hộiđó. Tiếng lóng thường gắn với xã hội phi pháp, bất lương.Ba là, tiếng lóng mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng mà cũng mất đinhanh chóng, tồn tại lẩn lút trong phạm vi hẹp của xã hội như chính chủ nhân sử dụngchúng.Bởi tiếng lóng là thứ ngôn ngữ “ bí hiểm”, lại chỉ thường tồn tại trong các nhómngười bất lương, trong các băng đảng. Vì thế, trong giới nghiên cứu cũng tồn tại haiquan điểm trái chiều về tiếng lóng.Quan điểm thứ nhất cho rằng, “tiếng lóng” là một hiện tượng ngôn ngữ khônglành mạnh. Nó không làm giàu ngôn ngữ mà làm cho ngôn ngữ thêm tối tăm. Nó chỉtồn tại trong xã hội có giai cấp và mất dần đi. Vì vậy, chúng ta cần cương quyết chốnglại các hiện tượng không tốt đẹp này và gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa (Nguyễn VănTu, 1967, T123).GVHD: Phan Văn Phức16SV: Trần Thị Ánh HuyềnQuan điểm thứ hai lại cho rằng, đối với tiếng lóng “không lên án toàn bộ songcũng không chấp nhận tất cả” (Trịnh Liễn, 1979). Trên cơ sở này, tác giả đề nghị, cầnchấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực và bổ sung chúng vào vốn từ chung của ngônngữ toàn dân. Trần Văn Chánh cũng cho rằng, đối với những tiếng lóng đặt ra nhằmmục đích che đậy cái xấu thì nên bỏ hẳn, trừ một vài trường hợp cần thiết, đối vớinhững từ không thuộc loại trên, chúng ta dùng nó cũng giống như dùng từ địa phương,từ bình dân thông tục. Cùng với quan điểm này, nhưng ở một tầm nhìn khái quát hơntrong mối quan hệ với toàn bộ các lớp từ của tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giápcho rằng, chỉ nên lên án những tiếng lóng “thô tục”, còn những tiếng lóng không thôtục, là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có thể được phổbiến dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệthuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ học để khắc họa tính cách vàmiêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật.Theo Nguyễn Văn Khang: “Với tư cách là một loại hành vi của con người, hoạtđộng ngôn ngữ hay nói một cách cụ thể, hoạt động của con người sử dụng ngôn ngữdiễn ra rất sinh động và vô cùng phức tạp. Qua đó, những quá trình từ “ngôn ngữ”đến “biến thể” (trong sử dụng) và từ biến thể trở về ngôn ngữ, từ lóng đến khẩu ngữrồi đến ngôn ngữ văn học và, từ ngôn ngữ văn học được “lóng hóa” để thành từ ngữlóng, nói riêng, là cả một quá trình vận động, điều tiết dưới tác động của hàng loạtcác nhân tố ngôn ngữ – xã hội ”.Đối với hai quan niệm trên đây, chúng tôi cảm thấy đồng tình với quan điểm thứhai, có nghĩa là lựa chọn sử dụng và loại bỏ có chọn lọc. Tuy nhiên, không phải vì thếmà chúng tôi lên án hay phản đối quan điểm thứ nhất. Bởi vì, để giữ gìn sự trong sángcủa tiếng Việt thì người ta “lên án” tiếng lóng là lẽ đương nhiên. Vậy nên, mọi quanđiểm suy cho cùng là mang tính chất chủ quan của tác giả.Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng cũng mới xuất hiện theo thờigian. Tuy nhiên, do tính chất chỉ sử dụng bởi một lượng cá nhân giới hạn nên khi mộttừ được phổ biến thì sẽ nhanh chóng bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một tiếng lóngkhác. Nó không giống như “ Chí Phèo”, “ Thị Nở” hay “ sư hổ mang” ( chữ của HồXuân Hương) mà là những từ do cá nhân sáng tạo nhưng không bị đào thải theo thờigian.GVHD: Phan Văn Phức17SV: Trần Thị Ánh HuyềnThông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi đượcsử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường ngườita hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lóng thường được dùng gián tiếp, đểchỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ như trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng.Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo,gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biếtquy định rồi mới đọc và hiểu được.Như vậy, ta thấy rằng, hiện tượng “lóng” thực sự là một hiện tượng ngôn ngữmang trong mình nhiều điều “bí ẩn”, và bản thân nó là một vấn đề cần bàn luận, cầnnghiên cứu trong hệ thống ngôn ngữ.GVHD: Phan Văn Phức18SV: Trần Thị Ánh HuyềnCHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG LÓNG TRONGTIỂU THUYẾT BỈ VỎ2.1 Nguồn gốc của tiếng lóngSau khi tiến hành một cuộc khảo sát khá kĩ về hiện tượng sử dụng tiếng lóngtrong Bỉ vỏ, chúng tôi biết được rằng: nhà văn đã có 351 lượt sử dụng tiếng lóng.Chính các tiếng lóng đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật một cách rõ nét vàmang đậm những dấu ấn riêng của từng người. Với một số lượng từ lóng khá lớn, rõràng đây là một điều chưa ai dám làm và làm được một cách thành công như thế. Cómột điều lạ là nó không hề tạo cảm giác tối tăm, rối rắm trong ngôn ngữ như V.HuyGô từng nhận xét về tiếng lóng: “thứ ngôn ngữ xấu xí, lo âu, thâm hiểm, phản bội, cónọc, độc ác, ám muội, đê hèn, sâu sắc, bất hạnh của kẻ khốn cùng”; mà trái lại, nó nhưẩn chứa một điều gì mới mẻ, lạ lẫm, làm người đọc phải thích thú, tìm tòi. Qua tiếnglóng, một thế giới ẩn sau từng câu chữ dần dần hiện ra.Tính cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một cơ sở lý luận chung nào vềtiếng lóng, mà dường như chỉ mới dừng lại ở quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu.Thêm vào đó, tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng là nhữngtiếng lóng được sử dụng trong thời điểm những năm 30, vì thế cho nên, tuy đã dựa vàonhững điểm chung nhất về tiếng lóng nhưng chúng tôi cũng không thể trách khỏi việcđưa ý kiến chủ quan vào trong vấn đề nghiên cứu của mình. Những điều chúng tôi bànvề chỉ mang tính chất tham khảo, gợi mở, chứ chưa phải là những nội dung có tính xácquyết về mặt khoa học. Có một điều khó khăn nữa cho chúng tôi khi tiến hành khảosát chính là ranh giới không được rạch ròi giữa tiếng lóng và biệt ngữ, tiếng lóng vớitừ địa phương và tiếng lóng với thuật ngữ chuyên nghành, cũng như tính lâm thời củatiếng lóng. Cho nên, quá trình khảo sát chắc chắn sẽ không tránh khỏi một vài nhầmlẫn.Dựa vào tiêu chí nguồn gốc, chúng tôi chia vốn tiếng lóng trong Bỉ vỏ thành hailớp: một là tiếng lóng có nguồn gốc thuần Việt, hai là tiếng lóng có nguồn gốc vaymượn. Tuy nhiên, việc phân chia không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bởi vì trong nhậnthức của nhiều người Việt thì ranh giới giữa từ thuần Việt và từ vay mượn không đượcrạch ròi, nhất là những từ vay mượn gốc Hán.GVHD: Phan Văn Phức19SV: Trần Thị Ánh Huyền2.1.1. Tiếng lóng có nguồn gốc thuần ViệtTừ thuần Việt là bộ phận từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các sựvật và hiện tượng tự nhiên – xã hội.Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam Ávà Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, nhiều bộ phận, nhiềunhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp vớinhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng – miền.Từ thuần Việt là lớp từ có từ lâu đời, người bản ngữ có thể hiểu được ý nghĩacủa chúng mà không gặp bất kì cản trở nào. Trong khi đó, tiếng lóng được xem nhưmột tiểu loại trong biệt ngữ xã hội, tức là không phải nhóm xã hội nào cũng dùngtiếng lóng. Như vậy, để tạo ra nét khu biệt, tiếng lóng phải mang nét nghĩa khác sovới tiếng toàn dân. Những đặc trưng ngữ nghĩa này sẽ được chúng tôi trình bày ởchương 3.Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, từ ngữ lóngtiếng Việt được hình thành trên cơ sở của vốn từ sẵn có. Tức là, từ các vật liệu có sẵnvà bằng các phương thức tạo từ vốn có, các nhóm xã hội đã tạo nên những từ ngữ lóngnhằm bảo vệ lợi ích của mình. Trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, tiếng lóng có 3 nguồngốc chính, đó là: những từ lóng hoàn toàn mới do xã hội lưu manh ấy trong quá trìnhtồn tại đã tạo ra; những từ vốn là từ vựng tiếng Việt được cấp thêm nghĩa mới và thứba là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài…Tuy nhiên, ngoài ba nguồn chính trên,một số từ lóng còn được tạo thành từ việc từ tố hóa các yếu tố tạo từ, nhưng nó chỉchiếm một phần rất nhỏ nên chúng tôi không liệt nó vào các nguồn gốc chính. Mặc dùvậy, trong quá trình trình bày, chúng tôi vẫn sẽ điểm qua nội dung này để tránh quên đimột số tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. Ở phần này, chúng tôi tập trung nói về các từcó nguồn gốc thuần Việt, còn những từ có nguồn gốc vay mượn sẽ được người viếttrình bày ở phần 2.1.2.Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ có rất nhiều từ ngữ lóng là hoàn toàn mới như bỉ, đượi,chôm, thâm bo, chuỗn, kện rập, kện sạch bướu, khấu bó, ken nếp, mẻ béng, mổ chạc,trõm, chợm gập… Sở dĩ các từ lóng ấy được cho là mới nguyên vì hầu như chúngkhông mang một mắc xích liên tưởng nào về ý nghĩa, ngay cả bản thân nó cũngkhông có mặt trong từ điển tiếng Việt. Bản thân tiếng lóng là hoàn toàn mới về ýnghĩa và cả lớp vỏ âm thanh. Ví dụ như:GVHD: Phan Văn Phức20SV: Trần Thị Ánh Huyền“ Chín Hiếc so vai cười nhếch một cái rồi móc ở túi ra 12 tờ giấy bạc một đồngvà 10 tờ giấy 5 đồng. Hắn đưa mắt trông một lượt, thong thả nói :- Trước hết, tôi biếu anh Năm “trách chợm”, còn mỗi anh “kẹo thạnh”.Năm Sài Gòn cười nhạt:- Thôi tôi không cần tiêu lắm, các chú đương túng thi cứ giữ “trách chợm” nàymà tiêu.” [6; 48]“ Trách chợm”: một chục (đơn vi tiền tệ)“ Kẹo thạnh”: năm đồngVới những tiếng lóng hoàn toàn mới này, dường như chỉ khi được người tronggiới tiết lộ hay phải tự mình lăn lội vào nghề thì mới hiểu được, chứ tuyệt nhiênkhông thể dựa vào trường nghĩa hay đại loại là mắt xích liên tưởng nào. Tương tự nhưtrên, hành động chạy trốn lại được gán mác cho một từ lạ hoắc là ngũ đị (chạy trốn):“Lại thấy cả bóng cớm chùng và cớm tẩy, tôi phải bấm nó rồi cả hai “ngũ đị”thẳng.”Tương tự như “khấu bó” là tiếng lóng mang nghĩa nhờ vả:“ Tư Lập Lờ cười:- Thế thì mày lạ lắm, tao chắc mày sợ chị Năm “khấu bó” tiền nong nên mày gànchúng tao chứ gì?”Bên cạnh các từ lóng hoàn toàn mới, thì còn có rất nhiều tiếng lóng sử dụngngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới,mà ta gọi là nghĩa lóng. Cũng có thể xem đây là phương thức tạo từ lóng cơ bản nhất,phổ biến nhất mà chúng ta thường bắt gặp. Ví dụ:“ Tư Lập Lờ ngừng lại một giây, uống chén chè tàu tự tay rót đoạn nói luôn:- Mà anh Năm ạ, chúng ta lại rục rịch bắt hết những “yêu” quen mặt ở phốKhách, phố Đầu Cầu, phố Ba Ty, những cảnh chơi ở ngõ Trần Đông, Lạc Viên và AnDương, những sòng bạc ở Cấm và ở Vẻn, và cấm hẳn những cơm thầy, cơm cô tụ họpở vườn hoa Đưa Người.” [6; 61]Nếu như trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, từ yêu được định nghĩalà “có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi vàthường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng” thì giới giang hồ, trộm cắp lại gắn chonó một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, không hề có chút liên quan hay liên tưởng nào.GVHD: Phan Văn Phức21SV: Trần Thị Ánh HuyềnNghĩa lóng của yêu chính là để chỉ “những kẻ cắp lâu năm, sành sỏi và can án nhiềulần”.Hay như từ te – một từ rất ít khi được sử dụng, tuy nhiên, nó là từ vốn chỉ dụngcụ đan bằng tre, giống như cái nhùi, dùng để xúc bắt tôm cá (đi đánh te). Nhưng khiđược giới giang hồ, trộm cắp sử dụng thì nó lại được cấp một nghĩa mới là đẹp:“Ba Bay liền nhíu đôi mày lưỡi mắc nhè nhè hỏi Hiếc:- Bỉ ấy có “te” không?- Te thì mày làm gì ?- Rõ phí của.”Một số tiếng lóng lại được tạo từ việc sử dụng các từ ngữ toàn dân có nét nghĩahao hao, hay cùng trường liên tưởng. Ví dụ như, từ phóng có nét nghĩa là làm cho rờira khỏi mình và di chuyển thẳng theo một hướng nào đó với tốc độ lớn, dựa vào nghĩagốc thì nghĩa lóng của nó lại có nghĩa là ra tù.” Chợt thấy Tư Lập Lờ đằng đầu phố khách, Năm đạp chân lên xuống sàn xebảo đỗ lại và che tay gọi, Tư Lập Lờ cuống quýt chạy lại vỗ vai Năm:- Anh “phóng” bao giờ thế?- Ban trưa Tư ạ.””Phóng”: ra tùTương tự như từ phóng ta có từ nhỡ, nghĩa ngữ văn của từ nhỡ là từ biểu thịđiều sắp nêu là một giả thiết cần tính đến về điều không hay có thể xảy ra, và thườngđó chính là lý do của việc vừa nói đến. Dựa trên nét nghĩa “điều không hay”, giới trộmcắp lại gắn cho nó một nghĩa lóng mang tính liên tưởng là bị tù:” Tin Năm Sài Gòn bị “nhỡ” làm nôn nao cả dân chạy Hải Phòng như cái tinBa Trâu Lăn chém xả vai một người mật thám và vụ cướp đường cách đây tám thángvẫn chưa tìm ra thủ phạm”.Bên cạnh các từ lóng hoàn toàn mới và các từ toàn dân được cấp thêm nghĩamới để tạo thành tiếng lóng thì cũng có một số ít tiếng lóng được tạo thành từ việc sửdụng các từ tố (các yếu tố đi kèm). Hay nói cách khác là từ hóa yếu tố tạo từ, làm chonó trở thành từ và được dùng độc lập. Ví dụ như, trong từ điển Việt Nam có từ “vàngvọt” diễn tả màu vàng nhợt nhạt, vẻ yếu ớt. Nhưng khi đến với giới giang hồ, trộmcắp, để chỉ vàng thì họ lại dùng từ vọt – một từ tố đi kèm không có nghĩa, chỉ là yếu tốdiễn tả mức độ, giờ đã có thể đứng độc lập và mang nghĩa độc lập:GVHD: Phan Văn Phức22SV: Trần Thị Ánh Huyền“Tư Lập Lờ lấm lét chờ Năm nhận lời mới hất hàm hỏi Chín:- Thế “khánh vọt” với “khong bẹt” đâu ? ”“khánh vọt”: khánh vàng“khong bẹt”: khóa vòng bạc.Có những tiếng lóng lại được tạo ra từ việc lấy từ có phạm vi hẹp để chỉ từ cóphạm vi rộng hơn. Ví dụ, ta có các từ mang nghĩa là ăn như là gắp (lấy ra bằng cáchdùng đũa hoặc dùng kẹp chặt), táp (ngoạm nhanh và mạnh bằng cách há rộng miệng),đớp (há miệng ngoạm nhanh lấy), mổ (dùng mỏ nhặt thức ăn), xơi (ăn, uống hoặchút)..vv.. Từ các mối liên hệ về nghĩa, giới trộm cắp trong những năm 30 của thế kỉXX đã sử dụng từ mổ để nói đến hành động ăn nói chung, thay vì việc dùng trực tiếpchữ ăn. Có lẽ vì để tạo nên tính khu biệt và nét “bí ẩn” cho ngôn ngữ riêng của mìnhmà họ đã tìm cách tạo nên sự khác thường trong giao tiếp hàng ngày.” Ngồi xuống ghế đâu đấy, Năm gọi lấy hai đĩa mì và một bát vằn thắn.Trong khi chờ đầu bếp làm, Tư bảo khẽ Năm:- Anh Năm! So quéo đương “mổ” (ăn) ở hậu đớm tễ bướu lắm đấy!”Biến đổi thanh điệu và vần cũng là một trong các cách để tạo nên tiếng lóng.Ta có từ chuồn trong từ điển nghĩa là bỏ đi một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Vậy từcơ sở từ có sẵn, bằng việc thay dấu huyền thành dấu ngã, giới trộm cắp đã tạo ra mộttiếng lóng mới cũng mang nghĩa chạy đi nơi khác là chuỗn. Tương tự, từ nhìn trong từđiển được thay đổi vần in thành e, dấu huyền thành dấu sắc để tạo nên tiếng lóng nhécũng mang nghĩa là nhìn.Tóm lại, trên đây, chúng tôi chỉ mới nêu lên một số nguồn gốc của tiếng lóngvà lấy dẫn chứng bằng một số tiếng lóng tiêu biểu. Còn cụ thể từng tiếng lóng cónguồn gốc như thế nào sẽ được người viết lập bảng thống kê vào phần tiếp theo. Nhưvậy theo khảo sát của chúng tôi, thì có đến 98% tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ củanhà văn Nguyên Hồng là có nguồn gốc thuần Việt và phần đa các tiếng lóng đều dựavào các từ có sẵn rồi được cấp thêm nghĩa mới, còn yếu tố vay mượn chỉ chiếm mộttỷ lệ rất nhỏ.2.1.2. Tiếng lóng có nguồn gốc vay mượnKhông một ngôn ngữ nào trên thế giới là không có yếu tố vay mượn, đó có thểlà vay mượn cú pháp, các ngữ cố định hay các yếu tố ngữ âm, nhưng chủ yếu là cácGVHD: Phan Văn Phức23SV: Trần Thị Ánh Huyền

Rate this post

Viết một bình luận