Cúng Ông Công Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm trở thành truyền thống tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Ông Táo chọn cá chép là phương tiện để về chầu trời, khai báo cuộc sống của gia chủ dưới trần gian suốt một năm. Do vậy, cá chép là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Ông Táo.
Vậy bạn đã biết đến nguồn gốc, ý nghĩa và cách thả cá chép cúng Ông Táo chuẩn tâm linh nhất chưa? Hãy cùng Đồ Cúng Việt tham khảo qua bài viết sau.
Nguồn gốc và ý nghĩa sự tích thả cá chép trong ngày cúng Ông Táo
Sự tích thả cá chép vào dịp cúng Ông Công Ông Táo được lưu truyền về sau với rất nhiều câu chuyện khác nhau. Và người đời sau cũng không biết đâu là câu chuyện đúng. Do vậy, mỗi vùng miền chúng ta lại biết đến sự tích sẽ khác nhau, chúng ta cũng không có gì quá bất ngờ về điều này.
Nguồn gốc của sự tích Cúng Ông Táo
Câu chuyện kể về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao, ăn ở với nhau mặn nồng tha thiết, nhưng mãi không có một mụn con. Dần dà, Trọng Cao thường kiếm cớ dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Cuối cùng, Trọng Cao quyết tâm đi tìm vợ về.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Vào đúng ngày 23 tháng Chạp, Thị Nhi đang đốt vàng mã ngoài sân, một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:
-
Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
-
Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
-
Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Vì sao ông Táo chọn cưỡi cá chép về trời ?
Sự tích Ông Táo cưỡi cá chép về trời có sự tương quan với câu chuyện cá chép hóa rồng. Cá chép hóa rồng như thế nào? Việc này liên quan đến sự tích vua Đại Vũ trị thủy. Khi ấy, ngài có xẻ núi Long Môn để dòng Hoàng Hà hùng vĩ chảy xuyên qua đá tạo thành một ngọn thác sầm sập từ trên cao đổ xuống.
Khi đối diện với ngọn thác cao vút hiểm trở này, chỉ có con cá chép phi thường mới có thể vượt qua được. Và khi qua được thì với phẩm chất ấy, nó có thể hóa rồng và bay lên trời.
Cho nên, các vị Táo Quân nhất định phải chọn cá chép, không phải là loài vật nào khác.
Cách thả cá chép cúng Ông Công Ông Táo chuẩn nhất
Vì là truyền thống tín ngưỡng tâm linh, do vậy giữa các vùng miền sẽ có những sự khác nhau về lễ vật. Thông thường, người miền Bắc và người miền Trung sẽ có phong tục thả cá chép trong ngày cúng ông Táo, còn người miền Nam có cách cúng riêng.
Thông thường trong lễ cúng Ông Táo, chúng ta sẽ mua ba con cá chép. Sau khi thực hiện nghi lễ cũng xong, gia chủ sẽ mang cá chép đó ra sông để thả.
Thả cá chép cũng là một nghi lễ tâm linh, chính vì vậy không phải thả cá chép sao cũng được. Chính vì vậy gia chủ cần phải chú ý đến các yếu tố sau:
-
Cá chép vẫn còn khỏe mạnh và tươi tỉnh.
-
Thả nhẹ nhàng để cá có thể bơi và còn sống, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ gửi đến thần bếp, chư vị tiên linh. Thả cá đúng cách ấy là phải chọn chỗ nước lặng, nước trong, để cá trong hai lòng bàn tay mà nhẹ nhàng thả xuống nước.
Qua bài viết này, hi vọng quý gia chủ sẽ giải đáp được những thắc mắc về cách thả cá chép cúng Ông Táo. Nếu gia chủ không có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm lễ cúng ông Táo thì có thể đặt mâm cúng với Đồ Cúng Việt theo Hotline: 1900.3010 để được tư vấn.
>>> Có thể bạn muốn biết:
Cách sắp mâm lễ vật cúng đưa ông táo về trời
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo ? Các lưu ý ?