“nguyên khí” là gì? Nghĩa của từ nguyên khí trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

phạm trù triết học duy vật cổ đại Trung Quốc, chỉ vật chất nguyên sơ cấu thành vạn vật. Thời Tiên Tần, sách “Trang Tử” có nói đến khí nhưng chưa có từ NK. Đến đời Hán, NK được nói đến nhiều. NK trong các tác phẩm đời Hán đều được biểu hiện là vật chất nguyên sơ cấu thành vạn vật, nhưng nó không được hiểu là ngang hàng với bản nguyên của thế giới. Đời Đường, Liễu Tông Nguyên (Liu Zongyuan) trong bài “Thiên đối” cho rằng trước khi trời đất bắt đầu thì chỉ có NK. Từ đời Tống đến các đời Minh, Thanh, người ta nói nhiều đến khí, rất ít nói đến NK. Ở Việt Nam, trong bài văn bia năm 1484 do Thân Nhân Trung viết theo lệnh của vua Lê Thánh Tông có câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” theo nghĩa hiền tài là nhân tố đầu tiên và cơ bản để quốc gia tồn tại và phát triển.

Trong y học cổ truyền, NK được hiểu là khí của nguyên âm và nguyên dương của thận, có tác dụng thúc đẩy hoạt động của tạng phủ, là động lực của sự sinh trưởng và chuyển hoá của cơ thể. Được khí hậu thiên nuôi dưỡng.

Rate this post

Viết một bình luận