Các bệnh hay gặp và cách chữa trị
Chọn phải các nguồn thức ăn nhiễm độc, nhiễm nấm, kí sinh trùng tại các cửa hàng không đảm bảo
Cá tai tượng châu Phi còn có tên gọi khác là cá tai tượng da beo, cá heo lửa hoặc Oscar Fish, họ hàng cá rô phi. Chúng được phát hiện đầu tiên ở các nước Peru, Brazil, Ecuador, Columbia hay French Guiana hay dọc lưu vực sông Amazon và các vùng xung quanh. Cá tai tượng châu Phi bị bệnh có dễ không?
Cá tai tượng châu Phi nổi bật bởi kích thước và màu sắc kiểu nham thạch chói lửa, được nhiều người nuôi cá yêu thích.
Ngày hôm nay, Yêu cá cảnh sẽ chia sẻ tới các bạn các nguyên nhân khiến cá tai tượng châu Phi bị bệnh và cách phòng bệnh an toàn.
Nguyên nhân khiến cá tai tượng châu Phi bị bệnh
Dàn cá tai tượng châu Phi bị bệnh là điều không mong muốn với bất kì ai. Nhưng vì một lí do nào đó chúng mắc bệnh cũng không phải hiếm gặp. Vì vậy người nuôi cá nên chủ động những kiến thức và can thiệp kịp thời sẽ bảo vệ an toàn cho chúng, hạn chế thiệt hại cho bản thân.
Theo kinh nghiệm truyền lại của người chơi lâu năm, cá tai tượng châu Phi càng có kích thước và trọng lượng lớn thì họa tiết màu sắc trên cơ thể của chúng càng nổi bật.
Tuy nhiên, với những người nuôi chưa nhiều kinh nghiệm thì việc không đảm bảo các điều kiện môi sinh hay thức ăn sẽ ảnh hưởng không tốt, thậm chí khiến chúng bị bệnh mà khiến chúng lớn chậm, xấu xí hoặc có thể chết.
Nuôi không đúng cách có thể khiến cá tai tượng bị bệnh
Người nuôi thường mắc lỗi ở các vấn đề dưới đây.
Bể nuôi không đạt tiêu chuẩn
Thông thường bạn phải chuẩn bị tốt các yếu tố sau:
- Chiều dài bể cần đạt từ 120cm, tùy số lượng con mà tăng kích thước.
- Nhiệt độ bể nước nên có 25 – 28°C hoặc sát ngưỡng đó.
- Độ pH đảm bảo từ 6 – 7,5
- Độ cứng chỉ tiêu từ 5 – 19°H
- Ánh sáng bình thường, sáng quá chúng sẽ tránh.
- Hạn chế nuôi chung các loài khác vì chúng rất dữ tợn trong mùa giao phối.
- Trang trí bể: nắp bể ngăn cá nhảy, đáy bể có cát trộn sỏi đá (chống đào bới) không sắc cạnh cùng gốc cây, rễ cây và trồng vài loại cây nổi mặt nước.
Các chỉ số của nước rất quan trọng với cá tai tượng
Thiếu một trong các yếu tố nhỏ dễ gây mất cân bằng hoặc đảo lộn môi sinh mà dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Cho ăn chế độ không đúng cách
Chọn phải các nguồn thức ăn nhiễm độc, nhiễm nấm, kí sinh trùng tại các cửa hàng không đảm bảo
Cái tai tượng châu Phi rất phàm ăn, vì thế có thể tuần tự cho chúng ăn trùn huyết, côn trùng, giáp xác, thức ăn viên vảy, rau xanh, thịt đông lạnh thái nhỏ. Hãy chắc chắn loại bỏ các nguy cơ trên trước khi cho chúng ăn nhé.
Không biết cách duy trì nguồn nước chuẩn
Không vệ sịnh hóa chất, keo dán khi bể làm mới.
Chưa biết cách sát trùng cho nguồn nước.
Khi thả cá Tai Tượng Châu Phi, người chăm cần đều đặn thay nước 1 lần hàng tuần, thay từng phần từ từ (50/50 cũ mới). Lưu ý duy trì việc vệ sinh thức ăn thừa cùng chất thải cá, tránh làm ô nhiễm nguồn nước dễ gây bệnh cho chúng.
Các bệnh hay gặp và cách chữa trị
Bệnh sùi bọt cua ở cá Tai Tượng
- Nguyên nhân: ký sinh trùng có tên thích bào tử trùng khiến mang cá bị phồng, khó thở, thường xuyên ngoi lên trên mặt nước thở, tiết ra bọt cua.
- Cách phòng: Vệ sinh và duy trì nguồn nước sạch sau khi sát khuẩn; Chọn cá giống sạch bệnh, tắm con giống qua nước muối loãng (2-3%)rồi mới thả; định kì sử dụng chế phẩm sinh học hoặc Zeolite; dùng vôi hoặc mối hạt hòa tan vào bể ngâm (10-30g/lít nước); dùng lá cây xoan hay cây giác ngâm.
Bệnh nấm thủy mi
Cá bị nhiễm nấm dạng chấm tròn, nấm dần lan rộng màu trắng bông. Khi nặng hơn sẽ tróc vẩy lộ thịt ra ngoài, ăn ra cả mang và cá chết.
Cá tai tượng bị nấm trắng toàn thân
Nhận thấy cá bị bệnh phải cách ngay. Đặt bể phơi nắng, ngâm con bệnh với dung dịch malachite (2-3mg/lít nước) khoảng 1 tiếng hoặc bôi trực tiếp thuốc lên da bệnh. Khi thay nước cho thêm muối vừa tỉ lệ vào.
Bệnh đốm đỏ
Xuất hiện những đốm đỏ trên vảy, nặng hơn sẽ làm tróc vảy, hoại tử và chết. Nguyên nhân do cá bị xước, bị thương khiến vi khuẩn xâm nhập.
Hãy sử lý bằng cách thay dần ¼ nước trong bể bằng nước pha muối loãng (2-3%). Tăng cường bằng thuốc khử trùng Furacilin hoặc thuốc kháng sinh Gentamicin cho cá.
Bệnh đốm trắng
Trùng đốm trắng xâm nhập vào lớp vảy da, ăn chất dinh dưỡng và tạo thành các bao nang trắng, số lượng tăng nhanh khiến cá khó chịu hay cọ mình vào thành bể hay vật cứng. Cá gầy, bơi nghiêng, ít hoạt động.
Bệnh thối vây và thối đuôi
Nguồn nước không đảm bảo, cá bị xây xước do vật nhọn hay do đánh nhau khiến vây hay đuôi khuyết rõ, nhiễm khuẩn rồi hoại tử nặng hơn.
Bệnh rụng vảy ở cá Tai Tượng
Bệnh này tương tự như thối vây đuôi, vảy tróc một phần rồi lan rộng.
Kết luận
Việc đảm bảo nguồn nước, chọn cá giống và thức ăn không quá khó nếu bạn có đẩy đủ những thông tin cần thiết. Hãy trang bị cho mình đầy đủ hiểu biết để nuôi và bảo vệ cá tai tượng châu Phi một cách dễ dàng nhé! Chúc anh em thành công!
Please follow and like us: