Nhiệt miệng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng kéo dài, sẽ làm trẻ khó chịu, ăn uống kém và gây nhiễm trùng.
Các chuyên gia cho rằng triệu chứng của nhiệt miệng rất dễ nhận biết. Chỉ cần quan sát kỹ một chút mẹ sẽ thấy trong miệng con, nhất là ở môi, lưỡi, nướu và niêm mạc má xuất hiện các vết loét có hình tròn hoặc là hình bầu dục. Bề mặt của vết loét có màu trắng, đáy có màu vàng nhạt, xung quanh sưng vết loét là đường viền màu đỏ tươi.
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng sẽ rất đau và khó chịu.
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh thực chất là một chứng bệnh lành tính nhưng nếu không xử lý sớm thì các vết loét này sẽ lan rộng, khiến trẻ đau đớn khó chịu, gây bỏng rát, nhất là khi bú. Thậm chí có nhiều trường hợp còn gây sốt, trẻ bỏ ăn và thường xuyên quấy khóc.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Theo Đông y, nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh xảy ra chủ yếu là do hỏa độc, tức là do nhiệt độ quá cao nên làm ảnh hưởng đến thân nhiệt của trẻ, gây lở loét, gây đau và nóng rát, miệng khô, miệng hôi và lưỡi đỏ. Bên cạnh đó cũng có thể là do người mẹ ăn quá nhiều chất béo và đồ cay, ăn nhiều đồ nóng nên khi bé bú phải sữa mẹ đó cũng sẽ bị nóng trong người và lâu dần gây viêm loét niêm mạc miệng.
Còn y học hiện đại cho rằng nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ là do các yếu tố sau:
+ Do sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé sơ sinh kém nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh nhiệt miệng.
+ Do cơ thể bé sơ sinh bị nhiễm nấm cộng sinh, nhiễm khuẩn ái khí hoặc là kỵ khí nên đã làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể và lá nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng.
+ Do bé bị thiếu hụt vitamin B12: theo nghiên cứu những người mà thiếu vitamin B12 thì thường hay bị các bệnh viêm lưỡi, nhiệt miệng, gây thiếu máu.
+ Do trẻ bị thiếu chất sắt: sắt là chất quan trọng cấu tạo nên máu và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do vậy khi thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, giảm sức đề kháng, khiến bé mệt mỏi, da dẻ xanh, khô khan và dễ nhiệt miệng.
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng do thiếu sắt và vitamin B12.
+ Do bé bị các vật nhọn hay cứng làm rách miệng, kèm theo sức đề kháng kém nên khó tự hồi phục vết thương, vi khuẩn xâm nhập rồi gây nhiệt miệng.
+ Do bé ăn uống thiếu chất, thường xuyên quấy khóc và bệnh tật khiến thể trạng suy yếu
+ Bên cạnh đó những bé mà chức năng gan suy giảm, trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh từ sớm sẽ gây tổn thương gan và hạn chế khả năng đào thải chất độc. Các độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày gây ra viêm loét miệng.
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên làm gì?
Đa phần các trường hợp nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, nếu mẹ chăm sóc đúng cách là chỉ vài ngày sau đó con sẽ khỏi. Cụ thể:
– Lau miệng bằng dung dịch nước muối cho con mỗi ngày từ 3-4 lần. Vì trẻ sơ sinh chưa thể súc được miệng nên mẹ cần tự lau cho con. Theo đó mẹ đeo miếng gạc vào đầu ngón tay, nhúng vào nước muối rồi rà sạch miệng cho bé, nhất là ở vị trí bị nhiệt miệng.
– Tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn, trong sữa mẹ vừa giàu dinh dưỡng mà lại nhiều kháng thể nên giúp con nâng cao hệ miễn dịch, chống chọi tốt hơn với bệnh.
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ cần ăn uống đúng cách để con mau khỏi.
– Bản thân người mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp, ưu tiên ăn thực phẩm có tính mát, thực phẩm giàu sắt và vitamin B12 để giúp tăng chất lượng sữa.
Ngoài ra mẹ có thể dùng 1 số thuốc bôi hoặc gen chuyên trị nhiệt miệng ở trẻ để con mau khỏi. Tuy nhiên cũng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng để tránh trường hợp bé dị ứng với thành phần thuốc sẽ gây hại.
Đọc thêm:
>>> Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi?
>>> Cách khắc phục nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi