Trong bất kỳ xã hội ở thời đại nào, yếu tố về đạo đức nói chung và nhân cách con người là gì của mỗi cá nhân nói riêng luôn được coi trọng. Đây là yếu tố tiên quyết để giữ ổn định xã hội một cách lâu dài. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào nhằm thực hiện mục tiêu đó? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây về cá quy định pháp luật nhằm thúc đẩy và thực hiện giáo dục nhân cách con người.
Nhân cách con người là gì
1. Khái niệm nhân cách con người là gì?
– Định nghĩa về nhân cách con người là gì không được quy định cụ thể tại bất kỳ điều khoản nào nhưng dựa trên những kết quả nghiên cứu xã hội có thể hiểu khái niệm này theo quan điểm trong khoa học xã hội học, kết luận bởi E.V. Sôrôkhôva như sau:
“ Nhân cách con người là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện những phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với các cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.
– Theo đó, nhân cách con người là sự tổng hợp của các đặc điểm về tâm lý của một cá nhân là yếu tố điều khiển, quyết định hành vi xã hội mà họ thể hiện ra bên ngoài.
2. Pháp luật quy định về giáo dục nhân cách con người
Trong hệ thống pháp luật, quy định về giáo dục nhân cách con người là gì được xây dựng trên cơ sở tầm quan trọng của nhân cách quyết định hành vi xử sự của cá nhân đối với mọi người xung quanh. Tại Luật giáo dục năm 2019, vấn đề này được thể hiện như sau:
2.1 Giáo dục nhân cách trong giáo dục mầm non
– Vai trò và mục tiêu giáo dục nhân cách:
+ Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
+ Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách.
– Yêu cầu về giáo dục nhân cách:
+ Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
+ Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.
2.2 Giáo dục nhân cách trong giáo dục phổ thông
Đối với giáo dục phổ thông, nhân cách con người là gì cũng là một trong những mục tiêu hướng đến.
– Mục tiêu giáo dục nhân cách:
Tại Điều 29, Luật giáo dục năm 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
+ Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.
+ Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân.
+ Chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Giáo dục nhân cách thường xuyên:
+ Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách.
+ Hợp tác của ngước ngoài về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến nhân cách con người là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Có thể thấy rằng nhân cách con người là nền tảng để phát triển xã hội văn minh, ổn định bền vững. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến nội dung pháp lý này hoặc bất kỳ những câu hỏi trong các lĩnh vực pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.
Đánh giá post