“Cứu” xác chết là một thành tích, lão Được còn nổi tiếng vì đã cướp khỏi miệng tử thần bao nhiêu người, phần lớn đều là những người trẻ tuổi mất niềm tin vào cuộc sống cả. Có khối cô cậu học sinh, sinh viên thất tình đâm nghĩ quẩn mà ra đứng giữa cầu gieo mình xuống. Còn nhớ năm ngoái lão đã cứu được một anh chàng sinh viên rất đẹp trai, khỏe mạnh. Lúc tỉnh lại anh ta mới kể cho biết là do thiếu tiền nên vay mượn chơi đề, đánh bạc, hết tiền lại cắm con Dream Thái. Rốt cuộc, chẳng những không kiếm được tí “lời lãi” nào lại bị nợ như chúa chổm, xin gia đình không được, lại lúc cần món tiền lớn làm đồ án tốt nghiệp. Chán đời quá, thế là lang thang ra cầu rồi gửi thân cho hà bá luôn. Bực mình nhất là khi cứu được anh chàng rồi. “Cậu ấy đã ở cùng gia đình chúng tôi một tuần. Hết tiền cậu ta nghĩ quẩn mà nhảy xuống sông. Nhưng chúng tôi thì cũng đâu giàu có gì. Tích cóp được mấy đồng đi gọi điện về quê cho cu cậu. Thế mà khi nghe điện, bà mẹ cậu ta còn la mắng tôi như té tát, như tôi là kẻ mắc nợ vậy. Rằng “sao không để cho nó chết quách đi ông còn cứu nó làm gì!”. Bà ấy cứ chửi rồi lại than trời trách đất. Tôi thì chỉ có mấy nghìn bạc trong túi, lại phải bằng mọi cách cho bà ấy biết chỗ mà đến đón con. Rốt cuộc tôi phải lạy lục xin trạm bưu điện cho khất nợ”.
Chuyện lão cứu được người sống lại rồi bị chính người ấy mắng mỏ là chuyện cơm bữa. “Có lần tôi thấy một người trôi nhấp nhô ngang qua, nước chảy mạnh nên tôi phải nổ máy xuồng bơi theo. Vật lộn mãi mới đưa được bà ta vào bờ vì lúc ấy bà ta chưa chết, vẫn còn giãy giụa mạnh lắm. Tỉnh, bà ta lại nhảy bổ xuống sông. Tôi kéo lên thì bà ta chửi. Chửi xong bà ta lai nhảy bổ xuống. Những lúc ấy tôi vừa thấy bực mình vừa thấy buồn cười. Tuy cứu họ chẳng mong được gì nhưng tôi thấy trong người như có nguồn sức mạnh gì đó. Có lẽ tại bản năng con người”. Tôi kể một câu chuyện đã thu nhặt được dọc đường viết lách, rằng thường thì dân chài lưới sợ cứu người sắp chết vì như thế nghĩa là một ai đấy trong gia đình sẽ phải chết thay, lão cười mà rằng: “Tôi không hẳn là dân chài lưới, gặp việc gì tôi làm việc nấy. Do đó nên tôi chẳng có gì phải kiêng kị. Hơn nữa, thấy người chết đuối thì không thể không cứu. Đó là lẽ đời mà”.
Vâng, lão làm theo lẽ đời nên cứu người xong, tìm hiểu quê quán, địa chỉ rồi thông báo cho người nhà đến nhận. Xong việc là lão quên. Lão bảo, nhớ để làm gì, làm ơn mà chờ người trả ơn thì chẳng làm được.
Hôm qua, tôi đến thăm lão thì chẳng thấy con thuyền với sáu số phận lênh đênh kia đâu nữa. Một ông già đi ngang qua dòm vào mặt tôi rồi dõi mắt xuống sông thì thào: Nửa đêm bỗng có một bóng đen tóc dài lao mình từ trên cầu xuống, lão Được bơi xuôi theo dòng nước để vớt cái bóng đen ấy nhưng thẳng thấy quay lại. Có lẽ lão đã về thiên cổ mất rồi. Ba ngày sau vợ con lão cũng lặng lẽ bỏ đi nhằm đúng nửa đêm để lại con thuyền mất neo cứ lênh đênh mãi chẳng biết bây giờ vẫn trôi hay đã tan mình vào phù sa.
Dân quanh đấy thường bảo lão là người có được nhiều cái nhất. Nhà lão giàu nhất với một cái quán cóc nằm dưới gầm cầu mỗi ngày “hứng xuống” bao nhiêu lượt những thứ mà người trên hỏa xa bỏ lại, một ngày cũng kiếm được hơn chục nghìn bạc; trừ một người vợ ở quê mấy mươi năm nay không tin tức, hiện giờ lão cũng có hai bà vợ cùng ba đứa con mà chẳng cần cưới hỏi trên một con thuyền mỏng manh như chiếc lá dập dềnh trên sông Hồng. Lão lại hạnh phúc nhất vì cả gia đình chẳng cãi vã nhau bao giờ, hai bà vợ không “tranh chấp” mà rất chịu khó nhường nhịn, đặt lịch đổi phiên ngủ với chồng khá quy củ; cái nhất nữa mà hàng nghìn hàng vạn người chứ không chỉ dân trong làng lão biết là lão đã lôi cổ bao nhiêu người khỏi lưỡi hái tử thần từ dòng sông, lão đã vớt biết bao nhiêu cái xác chết đã thối rữa đến mức thịt da họ cứ quấn lấy người lão để đem chôn cất tử tế. Lần nọ, mộng văn chương của tôi, một anh chàng đang chập chững bước chân vào nghề báo bỗng trỗi dậy. Khi bóng đêm bắt đầu đan vào những cột đèn đường, tôi cứ lang thang một mình trên con rồng già, tức cầu Long Biên, và đã gặp lão. Buồn lòng, tôi dừng lại xin bi thuốc lào rồi tỉ tê bắt chuyện. Lão cởi mở lắm. Lão bảo lão tên là Nguyễn Đăng Được, trong người lão mang hai dòng máu, một của người cha quê gốc Quảng Bình, một của người mẹ quốc tịch Thái Lan. Lão được sinh ra tại đất nước láng giềng khi cha mẹ lão gặp nhau rồi bén hơi bén tiếng tại đó. Năm 1957, lão theo cha về Việt Nam và năm 1964 thì sung tên vào quân đội góp sức cho công cuộc bảo vệ “khu năm dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Trong cuộc hành quân đường 9 – Nam Lào 1972, tổ giao liên của lão gồm 5 người đã đụng phải một toán biệt kích, 2 đồng đội hy sinh còn lại 3 người thì thất lạc nhau, thất lạc đơn vị mỗi đứa mỗi hướng. Hòa bình, lão bỏ quê ra Bắc làm thuê kiếm sống cho qua ngày đoạn tháng chứ chẳng mong gì một tương lai đáng để mơ ước… Đấy là lão kể thế chứ thực ra, hàng xóm láng giềng của lão, thậm chí cả hai bà vợ lão cũng chẳng biết thực hư ra sao. Quãng đời trước khi lão ra Bắc như thế nào thì chỉ có bản thân lão biết. Bây giờ lão sinh sống ở đây, cái thế giới nghèo hoang vu và tách biệt trên cồn cát giữa dòng sông Hồng quanh năm ngầu đục của thủ đô. Thấy lão sống tốt thì người ta quý, người ta gần chứ giả sử trước đây lão có là tội phạm nguy hiểm đang có lệnh truy nã của Interpol thì cũng mặc vì đâu có ai chứng minh được điều đó. Chẳng ai quản lý lão, lão sống ở Hà Nội nhưng trong sổ sách của chính quyền địa phương không hề có tên lão. Lão chẳng có lấy một mảnh giấy tờ tùy thân nên có lần lão bảo: “Tôi tồn tại trên đời là một con người nhưng chưa được là một công dân”. Ấy thế mà lão vẫn lấy vợ sinh con đàng hoàng, mà hẳn hai người đàn bà đến với lão chứ không chỉ một. Có điều lạ là, mái ấm gia đình của lão chỉ có một con thuyền mỏng tang như chiếc lá tre quanh năm suốt tháng bồng bềnh trên sóng nước được chia làm ba gian. Gian giữa là chỗ dành cho ba đứa con thơ mắt lúc nào cũng tròn hau háu như muốn nuốt tươi nuốt sống những kẻ đi trên cầu, hai gian hai bên dành cho hai bà vợ, còn lão thì lúc bên này lúc bên kia, chẳng ai tranh giành của ai cả. Lão Được kể: Người phụ nữ tên Vũ Thị Hậu, quê ở huyện Tiên Lãng – Hải Phòng, có một cuộc sống khá là bất hạnh. Bà lấy chồng ở quê, sinh hạ được một đứa con trai nhưng chẳng hiểu sao nó bỗng biệt tăm biệt tích. Có người bảo nó tắm gội thế nào rồi bị trôi sông, có người lại bảo nó bị bắt bán sang nước ngoài làm con nuôi, lại có người bảo nó nhớ bố mẹ mà lang thang theo ai đó rồi thất lạc… Mỗi người một giả thiết, chỉ có một sự thật luôn hiển hiện là nó đã thật sự không trở về với cha mẹ nó nữa. Mất con, hai vợ chồng sinh ra mâu thuẫn, cãi vã, đánh lộn nhau như cơm bữa. Nhiều đến nỗi bố mẹ, xóm giềng chẳng buồn can ngăn. Cuối cùng, giải pháp cả hai buộc phải chấp nhận là ly hôn. Bỏ chồng thì không ở nhà chồng. Hậu về nhà thân mẫu sống một thời gian thì cả cha và mẹ đều mất. Bất hạnh nối tiếp bất hạnh. Ông chú ruột cho rằng bố Hậu là con trưởng lại không có con trai để nối dõi, thừa kế, Hậu là phận gái nên nhất thiết không được quyền sở hữu căn nhà và mảnh đất của cha. Rốt cuộc, ông đã đuổi Hậu đi. Hậu quả, Hậu lang thang lên Hà Nội kiếm sống với gia tài duy nhất là sức lao động của mình cùng chút vốn liếng là ít thuốc lào của quê hương bản quán. Hậu may mắn được một người bạn làm phu quét rác tại công ty môi trường đô thị xin cho một công việc hợp đồng lĩnh lương theo hiệu quả công việc. Đêm ra thành phố quét rác, ban ngày Hậu lại về chỗ trú chân ở dưới gầm cầu, vớ được việc gì thì làm việc ấy. Rồi Hậu gặp tôi, tức lão Nguyễn Đăng Được này. Hai kẻ độc thân nghèo hèn gặp nhau, thấy nếu ở với nhau có lẽ sẽ tốt hơn cho cả hai nên đã thành vợ thành chồng, chẳng vì một lợi ích gì cụ thể cả. Cưới là thông báo cho anh em trong xóm nghèo Bãi Giữa rồi cứ về ở với nhau. Hai vợ chồng sinh được một con trai, nhưng nó suy dinh dưỡng nặng ngay từ khi lọt lòng. May mà được các tổ chức nhân đạo, được nhiều người quyên góp và bệnh viện nhi đồng nuôi nó trong lồng kính đặc biệt một thời gian. Nó được cứu sống nhưng trí não chẳng thấy phát triển, cứ ngờ nghệch trước mọi sự đời. Giờ đã khá hơn, tôi vay mượn, xin xỏ và đã kiếm được một cái quán nước cho dân nghèo ở cái xứ “vô thưởng vô phạt” này để kiếm hào nọ hào kia. Tôi bận thì Hậu ra bán thay. Trông Hậu thế đấy, xấu xí và có vẻ thiếu thông minh nhưng sống tốt lắm, phúc hậu lắm, ai cũng quý. Được cái tôi với bà ấy khá hợp nhau ở cái khoản thuốc lào, món ấy thì đến giờ tôi vẫn chịu thua… Kể đến đây lão Được bỗng nhìn tôi cười trệu trạo. Tôi kể các anh nghe về người vợ thứ hai cũng long đong lận đận chẳng kém. Kiều Thị Thơm còn khá trẻ, tính ra chỉ bằng tuổi con cả của tôi ở quê, ba mươi tư cái mùa nước lũ. Thơm lấy chồng Hà Nội, được ở trên bờ chứ không mênh mang nước đục quanh năm như chúng tôi. Một lần đi làm thuê, tôi bỗng thấy người đàn bà ấy bị một người đàn bà khác lớn tuổi hơn nhiều cùng một người đàn ông chửi mắng, đánh đập như tập võ rồi tống ra khỏi nhà. Hỏi ra mới biết đó là chồng và bà mẹ chồng của cô ấy. Nghĩ cảnh thương tâm quá, tôi xông vào can ngăn và cũng bị chửi nốt. Tôi kéo cô ấy về thuyền ở cùng vợ chồng tôi. Dần dà nên tình nên nghĩa, lại dựa vào nhau mà sống cho qua ngày. Bà Hậu không những không ghen tị mà còn cho Thơm ở lại làm vợ hai của tôi. Thế đấy, hai người đàn bà bất hạnh họ thông cảm với nhau như thế. Bây giờ Thơm đã có một công việc là đi lau dọn thuê cho các căn nhà của trường đại học, cũng kiếm được đồng rau xu cháo. Thơm đã sinh được hai đứa, một trai một gái, rất ngoan, rất xinh. Nhà nghèo, cả ba đứa được người ta cho vào học ở trường tình thương. Cuộc sống cứ thế trôi đi. Sáu số phận cùng chung một con thuyền. Bây giờ thiên hạ không còn chỉ biết đến lão Được với cái sự dung hòa hạnh phúc với hai người đàn bà mà còn biết đến lão với hàng trăm lần cứu người chết đuối và vớt những cái xác trôi nổi trên sông. Dòng sông nơi con thuyền của lão thả neo là chỗ nước xoáy, những người chết đuối tận trên thượng nguồn thường trôi dạt về đây và bám lại chỗ nước xoáy ấy. Nhiều lần người ta bỗng thấy lão ôm về những cái xác người đã thối rữa chẳng còn nhận ra đâu là mắt, đâu là mũi. Lão đặt họ lên cát rồi lật đật leo lên cây cầu già nua đi tìm chính quyền địa phương để xin mai táng cho họ và thông báo tìm thân nhân. Lão bảo, “phải báo chính quyền để họ biết, không lỡ xảy ra chuyện gì có khi tù rục xương. Vả lại, thông báo cũng để họ tìm cách kiếm tiền mà mai táng chứ mình lấy đâu ra?”. Dân Bãi Giữa ắt hẳn đã quen với những cái xác mà thoạt nhìn đã rợn tóc gáy chứ thi thoảng có những người đâu đó đi qua thì người ta không thể không lợm giọng được. Lão lại bảo, “phải quen mới chịu được. Có lần tôi nhấc một cái xác lên thì nó tan ra, còn lại mỗi bộ xương cũng bắt đầu rơi rụng. Lại có lần đang mò tôm mò cá thì bỗng đâu một các xác dạt đến ôm chặt lấy tôi. Lúc ấy tôi đã thật sự giật mình, thiếu chút nữa thì hét toáng lên. Bình tâm, tôi lại đưa về an táng. Hình như tôi có duyên với họ. Mỗi mùa nước cạn tôi cũng phải chôn cất vài ba chục cái xác. Sao người ta chết đuối nhiều thế. Hầu hết do lũ thượng nguồn gây ra cả, nhưng cũng không phải không có những người chán đời đến mức nào mà sinh ra tự tử. Lạ thật”. Dân Bãi Giữa kể cho tôi nghe rằng, có lẽ người ta sợ cái sự nghèo, cái sự nhếch nhác của họ mà nhiều người đến đây nhận xác thân nhân xong chẳng thèm có lấy một lời cảm tạ. Lão Được không cần đến sự cảm tạ ấy, nhưng lẽ thường của con người là phải thế. Có lẽ họ cho rằng đấy là trách nhiệm của chúng tôi. Họa hoằn lắm mới có một vài người trở lại thăm hỏi, cảm ơn ông Được cùng xóm giềng chúng tôi. Cũng có người Tết Nguyên đán năm nào cũng đem rượu, đem bánh về lễ biếu. Ấy là cái tình người!“Cứu” xác chết là một thành tích, lão Được còn nổi tiếng vì đã cướp khỏi miệng tử thần bao nhiêu người, phần lớn đều là những người trẻ tuổi mất niềm tin vào cuộc sống cả. Có khối cô cậu học sinh, sinh viên thất tình đâm nghĩ quẩn mà ra đứng giữa cầu gieo mình xuống. Còn nhớ năm ngoái lão đã cứu được một anh chàng sinh viên rất đẹp trai, khỏe mạnh. Lúc tỉnh lại anh ta mới kể cho biết là do thiếu tiền nên vay mượn chơi đề, đánh bạc, hết tiền lại cắm con Dream Thái. Rốt cuộc, chẳng những không kiếm được tí “lời lãi” nào lại bị nợ như chúa chổm, xin gia đình không được, lại lúc cần món tiền lớn làm đồ án tốt nghiệp. Chán đời quá, thế là lang thang ra cầu rồi gửi thân cho hà bá luôn. Bực mình nhất là khi cứu được anh chàng rồi. “Cậu ấy đã ở cùng gia đình chúng tôi một tuần. Hết tiền cậu ta nghĩ quẩn mà nhảy xuống sông. Nhưng chúng tôi thì cũng đâu giàu có gì. Tích cóp được mấy đồng đi gọi điện về quê cho cu cậu. Thế mà khi nghe điện, bà mẹ cậu ta còn la mắng tôi như té tát, như tôi là kẻ mắc nợ vậy. Rằng “sao không để cho nó chết quách đi ông còn cứu nó làm gì!”. Bà ấy cứ chửi rồi lại than trời trách đất. Tôi thì chỉ có mấy nghìn bạc trong túi, lại phải bằng mọi cách cho bà ấy biết chỗ mà đến đón con. Rốt cuộc tôi phải lạy lục xin trạm bưu điện cho khất nợ”. Chuyện lão cứu được người sống lại rồi bị chính người ấy mắng mỏ là chuyện cơm bữa. “Có lần tôi thấy một người trôi nhấp nhô ngang qua, nước chảy mạnh nên tôi phải nổ máy xuồng bơi theo. Vật lộn mãi mới đưa được bà ta vào bờ vì lúc ấy bà ta chưa chết, vẫn còn giãy giụa mạnh lắm. Tỉnh, bà ta lại nhảy bổ xuống sông. Tôi kéo lên thì bà ta chửi. Chửi xong bà ta lai nhảy bổ xuống. Những lúc ấy tôi vừa thấy bực mình vừa thấy buồn cười. Tuy cứu họ chẳng mong được gì nhưng tôi thấy trong người như có nguồn sức mạnh gì đó. Có lẽ tại bản năng con người”. Tôi kể một câu chuyện đã thu nhặt được dọc đường viết lách, rằng thường thì dân chài lưới sợ cứu người sắp chết vì như thế nghĩa là một ai đấy trong gia đình sẽ phải chết thay, lão cười mà rằng: “Tôi không hẳn là dân chài lưới, gặp việc gì tôi làm việc nấy. Do đó nên tôi chẳng có gì phải kiêng kị. Hơn nữa, thấy người chết đuối thì không thể không cứu. Đó là lẽ đời mà”. Vâng, lão làm theo lẽ đời nên cứu người xong, tìm hiểu quê quán, địa chỉ rồi thông báo cho người nhà đến nhận. Xong việc là lão quên. Lão bảo, nhớ để làm gì, làm ơn mà chờ người trả ơn thì chẳng làm được. Hôm qua, tôi đến thăm lão thì chẳng thấy con thuyền với sáu số phận lênh đênh kia đâu nữa. Một ông già đi ngang qua dòm vào mặt tôi rồi dõi mắt xuống sông thì thào: Nửa đêm bỗng có một bóng đen tóc dài lao mình từ trên cầu xuống, lão Được bơi xuôi theo dòng nước để vớt cái bóng đen ấy nhưng thẳng thấy quay lại. Có lẽ lão đã về thiên cổ mất rồi. Ba ngày sau vợ con lão cũng lặng lẽ bỏ đi nhằm đúng nửa đêm để lại con thuyền mất neo cứ lênh đênh mãi chẳng biết bây giờ vẫn trôi hay đã tan mình vào phù sa.