Nhật Bản nổi tiếng về cái gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn, nhất là những bạn đang có ý định đi Nhật trong thời gian sắp tới. Hôm nay Hoàng Việt Travel sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Ẩm thực Nhật Bản đặc sắc – Nhật Bản nổi tiếng về cái gì?3. Những địa điểm du lịch nổi tiếng mang tính biểu tượng của nước Nhật5. Con người Nhật Bản – Nhật Bản nổi tiếng về điều gì?6. Nét đẹp văn hóa của đất nước Nhật Bản
1. Ẩm thực Nhật Bản đặc sắc – Nhật Bản nổi tiếng về cái gì?
1.1 Sushi
1. Ẩm thực Nhật Bản đặc sắc – Nhật Bản nổi tiếng về cái gì?3. Những địa điểm du lịch nổi tiếng mang tính biểu tượng của nước Nhật5. Con người Nhật Bản – Nhật Bản nổi tiếng về điều gì?6. Nét đẹp văn hóa của đất nước Nhật Bản
Từ xưa, người Nhật đã dùng cách ủ hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Cơm ủ thường được trộn thêm với một ít giấm cho có vị chua ngọt. Từ đó, cách giữ mùi vị của cá, tôm, hải sản này trở thành món sushi như ngày nay. Thành phần chủ yếu của Sushi là cá ngừ, mực và tôm được cuộn bên trong nắm cơm. Món này ăn kèm dưa chuột, dưa muối hoặc trứng rán rồi chấm với mù tạt (wasabi) hoặc nước tương Nhật.
Bạn đang xem: Nhật bản nổi tiếng về cái gì
Món sushi truyền thống của Nhật
Món sushi truyền thống của Nhật
Đây là món người Nhật thường dùng để ăn cho chắc bụng. Nó cũng là món truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm của họ. Sushi cũng là món thường xuất hiện trong các bữa tiệc của người dân xứ “Mặt trời mọc”. Mỗi vùng miền ở Nhật Bản sẽ có cách chế biến Sushi khác nhau. Có loại sushi không có hải sản mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại sushi cuộn bên trong là natto – một loại đậu ủ lên men nổi tiếng ở Nhật.
1.2 Sashimi
Nhật Bản nổi tiếng về cái gì? Sashimi là một ví dụ điển hình đấy! Đây là một trong những món ăn truyền thống, nổi tiếng của Nhật Bản. Món ăn này có thành phần chính là hải sản tươi sống. Hải sản dùng làm Sashimi phải được đánh bắt bằng công cụ riêng biệt. Sau khi hải sản được đánh bắt phải được xử lý theo quy trình đặc biệt nhằm đảm bảo sự tươi sống.
Món Sashimi
Sashimi đúng chuẩn là những lát thịt với chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm. Món này ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng. Bên cạnh đó dùng kèm với một số loại rau như bạc hà, tía tô, củ cải trắng bào sợi hay một số loại tảo biển. Chỉ mới nghe thôi đã thấy hấp dẫn, du lịch Nhật Bản bạn đừng quên thưởng thức món này nhé!
1.3 Shabu-shabu
Đây cũng là một món lẩu nhưng nguyên liệu chính để làm nên nó lại là thịt bò. Những miếng thịt bò tươi ngon được thái lát mỏng một cách tinh tế. Chắc chắn thực khách sẽ bị hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi thưởng thức món lẩu Shabu-shabu, người ăn sẽ nhúng miếng thịt bò vào nồi nước lẩu và ăn khi còn hơi tái để đảm bảo đúng vị ngon của thịt.
Món shabu-shabu
Món shabu-shabu
Ngoài những miếng thịt bò hảo hạng không thể không kể đến nước lẩu Shabu-shabu. Nước lẩu có vị ngọt thanh, nước rất trong và được nấu với rong biển, nấm Shiitake, bắp cải, và một số nguyên liệu tốt cho sức khỏe khác.
1.4 Các loại mì Udon, Ramen và Soba
Soba, Udon và Ramen là ba loại mì trứ danh của xứ sở “Hoa anh đào”. Đây là ba món ăn truyền thống không thể bỏ qua khi đến với Nhật Bản. Mì Soba được chế biến khá công phu. Sợi mì làm bằng bột mì và khá dai. Món mì này có nhiều loại, từ mì nóng đến mì lạnh. Người Nhật thường ăn món này vào ngày cuối cùng trong năm với hy vọng năm mới nhiều sức khỏe và may mắn.
Mì Soba – món mì trứ danh
Ramen là món mì nấu trong nước dùng từ thịt hoặc cá, ăn kèm trứng, nước tương và thịt heo. Mì ramen còn được dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như: rong biển, chả cá, trứng…
Mì Udon so với Soba có cách chế biến đơn giản hơn. Chất lượng mì phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay người thợ từ kỹ thuật lên men đến kinh nghiệm chế biến. Mì Udon mang hương vị đậm đà của nước luộc thịt. Món này ăn kèm với tôm chiên, cá, bánh bao hay các loại rau,…
1.5 Tempura
Đây là món rán khá nổi tiếng và thường dùng trong các bữa ăn ở Nhật Bản. Tempura gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Tempura còn được dùng khi uống bia, rượu hoặc với mì soba, udon.
Món Tempura tôm giòn
Bột để làm món ăn này là hỗn hợp nhão của bột mì, lòng trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với dầu vừng. Nước chấm có thể là xì dầu hoặc muối tinh tùy theo sở thích của từng người.
1.6 Yakitori – Nhật Bản có gì đặc biệt?
Yakitori là một món ăn được làm từ thịt gà. Đây là món được rất nhiều du khách yêu thích nhất mỗi khi đến Nhật Bản. Thịt gà sẽ được ướp thật kỹ với muối và nước sốt ‘tare’ được làm từ nước tương, mirin, rượu Sake và đường.
Món Yakitori – món ăn truyền thống Nhật
Món ăn có thể thêm chút gừng tạo mùi thơm nồng và một chút béo ngậy từ dầu vừng. Thêm vào đấy chút ngọt thanh của mật ong tạo nên hương vị hấp dẫn, hút hồn thực khách mỗi khi họ ngửi thấy.
1.7 Rượu Sake
Đối với người Nhật Bản, rượu Sake không đơn thuần là một đồ uống trong các bữa ăn. Ý nghĩa văn hoá – tôn giáo đặc biệt của rượu Sake là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.
Rượu sake – Quốc tửu Nhật
Đây được xem là “Quốc tửu của Nhật Bản”. Nó có từ thời cổ đại và được chế biến từ gạo và nước. Đặc biệt vào mùa đông được thưởng thức ngụm rượu sake có thể làm ấm cơ thể hoặc mùa hè uống rượu đã được ướp lạnh sẽ cảm nhận hương vị tương tự như rượu vang chất lượng cao…
2.Thiên nhiên bốn mùa tươi sắc – Nhật Bản nổi tiếng về cái gì?
Khách du lịch tới thăm Nhật Bản thường muốn chọn thời điểm mùa xuân hay đầu đông. Đó là bởi thời điểm này cả đất nước ngập tràn trong sắc hoa anh đào.
Thiên nhiên bốn mùa tươi sắc ở Nhật
Vào mùa xuân, mọi con đường Nhật Bản đều ngập tràn những cánh hoa đào thơ mộng. Chính vì lý do đó, khi nhắc tới hoa anh đào sẽ khiến người ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Còn vào thu đất trời như thay áo mới cùng với khung cảnh rừng phong thay lá. Và người Nhật có quyền tự hào nhờ vẻ đẹp trời phú độc đáo, bạn khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới ngoài xứ Phù Tang.
3. Những địa điểm du lịch nổi tiếng mang tính biểu tượng của nước Nhật
3.1 Núi Phú Sĩ – Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới về điều gì?
Núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ là một trong những biểu tượng bất biến của đất nước mặt trời mọc. Nếu bạn chưa biết màu sắc và sự lung linh của tuyết trắng, bạn có thể đến núi Phú Sỹ vào bất kì lúc nào trong năm.
Núi Phú Sĩ phủ tuyết quanh năm
Tại núi Phú Sỹ, bạn có thể trượt tuyết, làm người tuyết, đi dạo trên những con đường tuyết rơi… Tại đây có rất nhiều khu vui chơi trượt tuyết nổi tiếng. Ngoài ra còn có các resort sang trọng và cả những ngôi nhà kiểu truyền thống. Đối với người Nhật, ngọn núi Phú Sỹ là luôn thiêng liêng, bảo vệ cho sự bình an và phồn thịnh.
3.2 Tháp Tokyo Tower
Giờ mở cửa: 9:00 – 23:00
9:00 – 23:00
Hằng năm, tháp Tokyo Tower thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch. Bạn biết không, đây là một trong số ít những vị trí đắc địa bậc nhất. Nơi đây cho phép bạn phóng tầm mắt ra toàn cảnh Tokyo đẹp lộng lẫy khi thành phố lên đèn. Cảm giác choáng ngợp, bất ngờ trước một bức tranh đầy sắc màu của những ánh đèn nhấp nháy, phản ánh sự phồn hoa và hiện đại.
Tháp Tokyo
Tháp Tokyo
Tháp Tokyo Tower được xem là một biểu tượng tái sinh của Nhật Bản sau chiến tranh. Đây là một địa điểm mà bạn nên đến để cùng người dân địa phương để cảm nhận được sự tự hào lịch sử cũng như sự phát triển bền vững.
3.3 Công viên khỉ Jigoku Dani
Giờ mở cửa: 8:30 – 17:00. Từ tháng 11 đến tháng 3 là 9:00 – 16:00
8:30 – 17:00. Từ tháng 11 đến tháng 3 là 9:00 – 16:00
Đây là địa điểm thú vị để trả lời câu hỏi Nhật Bản nổi tiếng về cái gì? Bạn đã bao giờ được thấy những chú khỉ đáng yêu, tinh nghịch sống tại vùng băng tuyết lạnh giá chưa? Hãy đến Công viên khỉ Jigoku Dani để được lần lượt trải nghiệm những điều có một không hai.
Công viên khỉ Jigoku Dani
Tắm suối nước nóng thì quá quen thuộc rồi nhưng tắm chung với các chú khỉ thì lạ quá. Ngoài ra, nếu đến Nhật Bản rồi, bạn cũng nên ít nhất một lần ngâm mình trong suối nước nóng để chăm sóc cơ thể theo cách mà người Nhật đã làm. Đảm bảo, cơ thể sẽ khỏe hơn, tinh thần phấn chấn hơn để có đủ sức khỏe cho hành trình sắp tới.
Xem thêm: Ghẹ Rang Me Của Mai Anh – Cách Làm Món Ghẹ Rang Me Chua Ngọt Thơm Ngon
3.4 Quần thể kiến trúc Phật giáo Horyuji
Chùa Horyuji nằm ở tỉnh Nara hay còn gọi là Pháp Long tự. Đây là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới. Mọi tín đồ Phật giáo đều mong muốn được chiêm ngưỡng và cảm nhận không khí linh thiêng tại đây. Một số điểm nhấn về kiến trúc sau đây mà bạn không thể bỏ qua như Tòa Kim Đường, Ngũ Trùng tháp, Trung Môn và các dãy hành lang. Chắc chắn, kiến trúc của ngôi chùa sẽ không làm bạn thất vọng.
3.5 Lâu đài Himeji
Giờ mở cửa: 9:00 – 16:00
Quần thể kiến trúc Phật giáo Horyuji9:00 – 16:00
Lâu đài cổ kính Himeji là một điạ điểm du lịch Nhật Bản vô cùng thú vị. Địa điểm này bạn nhất định nên ghé thăm nếu có điều kiện đến thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo. Lâu đài được làm từ hơn 36 tấn gỗ và phủ thạch cao trắng muốt như những cánh hạc tung bay trên bầu trời rộng lớn.
Lâu đài Himeji
Trải qua những trận chiến khốc liệt với bom đạn trong thế chiến thứ 2 và trận động đất Kobe, kì lạ thay là lâu đài vẫn đứng sừng sững và giữ trọn các giá trị kiến trúc, nghệ thuật lẫn văn hóa. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm 1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận là quốc bảo của quốc gia.
3.6 Cổng Torii
TORII là một cánh cổng, một biểu tượng truyền thống của Nhật Bản,. Nó thường được tìm thấy ở lối vào của các đền thờ Thần Đạo. Tuy nhiên ở các đền thờ Phật giáo cũng có. Torii được coi là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người.
Cổng Torii – biểu tượng cho sự linh thiêng
Ở Nhật Bản, những người làm ăn thành công thường quyên tặng xây dựng Torii nhằm thể hiện lòng biết ơn. Chính vì vậy ở Nhật có rất nhiều Torii. Ví dụ đền thờ Fushimi Inari ở Kyoto có hàng ngàn Torii như thế.
4. Các lễ hội truyền thống – Nhật Bản nổi tiếng về điều gì?
Hiếm có đất nước nào lại lưu giữ một nền văn hóa truyền thống lâu đời với những lễ hội đặc trưng như Nhật Bản. Một năm có nhiều dịp lễ và hầu hết các dịp lễ đều kéo dài trong nhiều ngày. Dưới đây là 5 lễ hội đặc sắc nhất xứ sở hoa anh đào. Một số lễ hội nổi tiếng của Nhật Bản như:
Lễ Hội Mừng Năm Mới OshougatsuLễ Hội Hoa Anh Đào HanamiLễ Hội Đèn Lồng ObonLễ Hội Cá Chép Koinobori MatsuriLễ Hội Gion
5. Con người Nhật Bản – Nhật Bản nổi tiếng về điều gì?
5.1 Thái độ sống của con người Nhật Bản
Lễ Hội Mừng Năm Mới OshougatsuLễ Hội Hoa Anh Đào HanamiLễ Hội Đèn Lồng ObonLễ Hội Cá Chép Koinobori MatsuriLễ Hội GionLễ Hội Hoa Anh Đào Hanami
Nhật Bản là quốc gia có nền an ninh thuộc hàng đầu thế giới. Họ có thể ngủ trên tàu, đi bộ một mình vào buổi tối mà không thấy sợ hãi. Hơn nữa, người dân Nhật Bản thích cuộc sống yên bình, nơi mà bạn có thể xếp hàng trong nhiều giờ hay ngồi thưởng thức một tách trà đạo. Đây là điều không dễ tìm thấy ở những quốc gia khác trên thế giới.
5.2 Cách cư xử lịch thiệp
Những con phố yên bình tại Nhật
Nhật Bản nổi tiếng về cái gì? Nếu bạn hỏi ai đó người dân nơi nào cư xử lịch thiệp nhất, 90% câu trả lời sẽ là Nhật Bản. Từ cách cúi đầu chào cho đến nói chuyện, người Nhật nổi tiếng với những quy tắc. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học những bài học giữ yên lặng ở nơi công cộng, tôn trọng người già và giúp đỡ người khác. Điều này cũng theo các em đến khi trưởng thành, tạo nên xã hội nề nếp và lịch sự.
6. Nét đẹp văn hóa của đất nước Nhật Bản
6.1 Hoa anh đào – Nhật Bản nổi tiếng về điều gì?
Người Nhật rất có nguyên tắc trong cách cư xử hằng ngày
Cùng với núi Phú Sĩ, hoa đào trở thành một trong những biểu tượng của nước Nhật Bản. Ở Nhật Bản trồng rất nhiều loại hoa này. Đến mùa hoa, trên khắp các con đường ở Nhật đều tràn ngập màu hoa anh đào. Các bạn có thể ngồi dưới gốc hoa anh đào và thưởng thức phong cảnh tuyệt vời ở đây. Thông thường khoảng cuối tháng 3, tháng 4 là khoảng thời gian hoa anh đào nở rộ. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn nhất vẻ đẹp của hoa anh đào.
6.2 Sumo ở Nhật
Hoa đào nở rộ vào mùa xuân
Đây là một trong những đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản. Nó không chỉ là môn võ tranh tài mà còn thể hiện tín ngưỡng truyền thống của Nhật. Đây còn được xem là tôn giáo của dân tộc, nó khởi đầu như một nghi thức thần đạo. Người Nhật có một môn võ cổ truyền là Sumo, người tập môn võ này sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt để có ngoại hình to béo. Khi thi đấu, hai người sẽ thi đấu trong một vòng tròn và ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua.
6.3 Geisha – Nước Nhật nổi tiếng về cái gì?
môn thể thao đặc biệt
Nói đến du lịch Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng biết đến loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của đất nước Phù Tang xinh đẹp đó chính là Geisha. Geisha là những nữ nghệ sĩ vừa có tài năng ca múa, vừa có tài kể chuyện đã được huấn luyện từ nhỏ.
Geisha – nét văn hóa đặc biệt
Ngày nay, Geisha vẫn còn hoạt động nhưng số lượng đã giảm sút do sự quan tâm của người dân đến loại hình nghệ thuật truyền thống đã suy giảm trần trọng. Tuy nhiên, khi du lịch Gion Kyoto, du khách sẽ rất dễ dàng bắt gặp một Geisha Nhật Bản truyền thống.
Đối với Geisha, họ rất coi trọng vẻ bề ngoài và khi đi làm, họ giữ nguyên văn hóa Geisha độc đáo, từ trang phục nhẹ nhàng đến cách trang điểm nổi bật cũng như dáng đi đứng chuyện trò đầy khuôn phép.
6.4 Manga và anime
Với nhiều người trên toàn thế giới thì tuổi thơ của họ thường gắn liền với các bộ truyện tranh hay những nhân vật hoạt hình. Có thể kể đến như Pokemon, Conan, mèo máy Doraemon… Chưa bao giờ những bộ truyện tranh và phim hoạt hình lại trở nên hết hot ở Nhật Bản. Đây cũng chính là quê hương của các nhân vật được bao trẻ em yêu thích cho đến tận bây giờ. Anime và Manga phần nào làm nên tên tuổi cho đất nước mặt trời mọc.
6.5 Đèn lồng cá chép
Thế giới truyện manga và anime
Một trong những điều lạ mắt khi tới lễ hội Koinobori Matsuri ngày 5/5 ở Nhật là đèn lồng cá chép, người Nhật treo đèn lồng cá chép vào ngày lễ dành cho các bé trai để cầu chúc cho các bé trai khỏe mạnh, kiên định và bản lĩnh. Đèn lồng cá chép càng to chứng tỏ gia đình đó càng có điều kiện và lời cầu chúc của họ cũng tốt hơn. Số lượng cờ tương ứng với số con trai có trong gia đình. Những dải cờ được trang trí rất đẹp.
Đèn lồng cá chép trong lễ hội Koinobori Matsuri
Theo truyền thuyết, người ta treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai chóng lớn và thành đạt. Những chiếc cờ cá chép tại Nhật Bản thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen. Cờ cá chép được làm bằng vải hoặc giấy với chiều dài từ 1,5m đến 10m. Khi đến ngày lễ hội, đồng loạt những chiếc cờ cá chép được treo lên tạo ra hình ảnh rất đẹp.
6.6 Kimono – Quốc phục Nhật Bản
“Kimono“ trong tiếng Nhật có nghĩa là “đồ để mặc”, hòa phục hay còn có cái tên khác là y phục Nhật, chính là là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono đã được người Nhật sử dụng trong suốt vài trăm năm. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng hằng ngày như lúc trước mà thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội.
Kimono – Quốc phục Nhật Bản
Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu kèm hoa văn nổi bật. Trong khi đó, kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn.
Xem thêm: Nhà Vua Thái Lan, Tin Tức Mới Nhất Hoàng Quý Phi Thái Lan Nhận Ân Sủng Mới Từ Nhà Vua, Phản Ứng Của Hoàng Hậu Suthida Nhận Được Nhiều Sự Chú Ý
7. Đất nước Nhật Bản hiện đại, văn minh
Nhật Bản luôn thu hút du khách không chỉ ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn bởi cuộc sống văn minh đến kinh ngạc của người dân nơi đây. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, người Nhật vẫn giữ nguyên bản chất văn minh, tiên tiến và cực kì có trách nhiệm. Chính những điều này khiến đất nước hoa anh đào trở nên độc đáo và khác biệt với các quốc gia khác trên thế giới.