Nhện cắn và xử trí vết thương do nhện cắn – YouMed

Nhện cắn là tình trạng rất thường gặp đặt biệt là với những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn, cũng như khách du lịch và người thường xuyên làm việc ngoài trời. Những người có sở thích leo núi và du lịch cũng có khả năng bị nhện cắn. Vậy khi gặp phải tình trạng này, chúng ta cần làm gì để sơ cứu? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây!

1. Thông tin chung về loài nhện

Lịch sử

  • Nhện là cư dân cổ xưa nhất của hành tinh. Theo một số hóa thạch được xác định, chúng còn xuất hiện trước cả thời kì khủng long cả trăm triệu năm. Theo các nhà cổ sinh vật học, những loài nhện đầu tiên có khả năng xuất hiện trên Trái đất hơn 400 triệu năm trước. Đến nay, có khoảng 40 nghìn loài nhện, nhưng chỉ một vài trong số chúng đại diện cho mối nguy hiểm đối với con người.
  • Hầu như tất cả 30.000 loài nhện đều có độc. Tuy nhiên, răng nanh của hầu hết chúng quá ngắn hoặc mỏng manh để cắn xuyên qua da. Phản ứng toàn thân nghiêm trọng là đặc trưng nhất của vết cắn của nhện nâu (ví dụ, ẩn sĩ nâu – một thành viên của chi Loxosceles) và nhện karakurt (Latrodectus).

Nguy hiểm nhất là vết cắn của Latrodectus mactans – , được gọi là “góa phụ đen”. Nhện nâu được tìm thấy ở giữa, phía tây, phía nam và trung tâm của Hoa Kỳ. Chúng hiếm khi được tìm thấy ở các bang ven biển và giáp biên giới Canada, trừ khi chúng được mang theo quần áo và hành lý. Ở Mỹ, karakurt được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Đối với một số loài độc (ví dụ: Pamphobeteus, Cupien Pa, Phoneutria), Hoa Kỳ không được coi là quê hương, nhưng chúng được nhập khẩu làm vật nuôi quý hiếm.

  • Một vương quốc của các loài có độc khác là Châu Úc. Có những loài nhện lớn cũng có khả năng gây những vết cắn nghiêm trọng. Các loài nhện nguy hiểm ở châu lục này như: nhện mạng phễu Sydney (Sydney funnel web spider) và nhện lưng đỏ (redback spider).
Vết thương bị nhện cắn
Vết thương bị nhện cắn

Tại Việt Nam

  • Ở Việt Nam, hầu như không có loài nhện có khả năng gây chết người. Loài nguy hiểm nhất là loài nhện hùm Haplopelma Longipedum và các họ nhện turantura. Loài này gặp chủ yếu ở miền Nam, các khu vực đồi núi khô ráo. Chúng rất kị vùng ẩm ướt. Những người bị cắn chủ yếu là những người có cuộc sống gắn liền với vùng đồi núi hoặc du lịch, dân phượt. Ở cuộc sống đô thị không có loại nhện này.
  • Tuy nhiên, một số câu lạc bộ nuôi nhện được thành lập gần đây tại Việt Nam. Đi cùng với đó là việc nhập khẩu một số loài nhện mới. Việc này có thể gây sổng các loài nhện nhập khẩu được nuôi ra môi trường và gây xâm hại môi trường cũng như gây nguy hiểm cho cộng đồng. Cũng may mắn cho đến thời điểm này, chưa có việc đáng tiếc xảy ra, nhưng nguy cơ là có thật.
Nhện hùm ở Việt Nam
Nhện hùm ở Việt Nam

2. Chất độc của loài nhện

  • Các chất độc của chỉ một vài con nhện đã được nghiên cứu chi tiết. Các tác dụng quan trọng nhất của chất độc là hoại tử (màu nâu và một số loài nhện trong nhà) và tác dụng gây độc thần kinh (karakurt). Chất độc hoại tử có chức năng phân giải protein. Đây là thói quen ăn uống của loài nhện, chúng chỉ có miệng hút.

Con vật bị chúng bắt được sẽ bị tiêm nọc độc và cơ thể sinh vật đó sẽ “tan chảy”, con nhện đơn giản ăn con mồi như uống sinh tố. Tuy nhiên, thành phần độc nhất của chất độc karakurt là một peptide phá vỡ sự truyền dẫn thần kinh cơ bắp. Các hoạt động sẽ bị tê liệt. Một số người có thể ngưng thở. Ở nhện nâu, một phần cụ thể của nọc độc tạo ra tổn thương hoại tử đặc trưng chưa được xác định.

  • Cần lưu ý rằng bất kỳ con nhện nào cũng có độc. Loài nhện là động vật ăn thịt và chất độc làm vũ khí, săn mồi và cũng để tự vệ. Những vết cắn của nhện độc có thể vừa gây chết người vừa khó chịu, nhưng không phải là mối đe dọa cho rắc rối. Hầu như tất cả các loài nhện đều có tuyến tiết ra chất độc, được chia thành hai loại một cách có điều kiện – tan máu và nhiễm độc thần kinh. Phổ biến nhất là nhện, tiết ra độc tố thần kinh, làm tê liệt hệ thống thần kinh của nạn nhân dự định.

Nhện nhỏ không nguy hiểm, vì đơn giản là chúng không thể làm hỏng da người hoặc da động vật. Bên cạnh đó, chất độc được giải phóng sẽ quá nhỏ để gây ra bất kỳ biến chứng nào. Vết cắn của nhện độc có kích thước lớn hơn thực sự có thể nguy hiểm và thậm chí có thể gây những triệu chứng khá trầm trọng.

3. Phân biệt vết thương do nhện cắn

Triệu chứng vết thương do nhện cắn

Làm thế nào để phân biệt một vết cắn của con nhện? Và cảm giác khi bị chúng cắn như thế nào?

  1. Cảm giác đầu tiên giống như một mũi kim. Nhưng phần lớn chúng ta không cảm thấy một vết cắn nào cả.
  2. Một đốm nhỏ màu trắng ngay lập tức được hình thành trên phạm vi. Các cạnh của các đốm trắng thường có màu hồng hoặc đỏ.
  3. Sau vài phút (từ 5 đến 20), các triệu chứng bắt đầu tăng lên.
  4. Có những cơn đau đột ngột ở cơ bắp, có thể co giật, chuột rút – ở cả chân và cánh tay
  5. Mặt rất đỏ, có thể sưng.
  6. Cơ thể của người bị cắn có thể xuất hiện nổi mẩn đỏ.
  7. Có một cảm giác tê tại vị trí chấn thương.
  8. Cơn đau đầu tăng, nhiệt độ tăng.
  9. Kèm theo đau khớp, yếu chung.
  10. Nước tiểu có thể có màu không đặc trưng. Có thể có màu hồng hoặc thậm chí là màu đỏ. Đây có thể là tác dụng phụ của việc phân giải cơ do chất độc của nhện. Các sản phẩn phân giải cơ gây độc thận.

Triệu chứng nguy hiểm

  • Một số vết cắn ban đầu không đau, nhưng các triệu chứng thường phát triển trong vòng 30-60 phút trong mọi trường hợp. Chúng nhanh chóng trở nên đau, nghiêm trọng và lan toàn thân.
  • Ngứa và dị ứng, mẩn đó xuất hiện trong khu vực của vết cắn. Ngứa cũng có thể do dị ứng với lông của loài nhện. Ngứa cũng có thể lan ra khắp cơ thể.
  • Vết rộp trung tâm trở nên to, ứ máu.
  • Một số người có thể để lại di chứng liên quan đến cơ bắp.
  • Loxosselism (chất độc gây ra hội chứng toàn thân) chỉ được phát hiện sau 24 giờ72 sau khi cắn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tất cả các trường hợp tử vong được báo cáo trước đây là do tác dụng toàn thân của chất độc (ví dụ: sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, đau khớp, đau cơ, phát ban, co giật, hạ huyết áp, DIC, giảm tiểu cầu, tan máu, suy thận).

Những thay đổi khác

Vết nhện cắn trông như thế nào tùy thuộc vào loại của nó:

  1. Vết cắn của một con tarantula và một số loài khác trông giống như một đốm hình cầu nhỏ (sưng). Vùng da xung quanh vết thủng bị phồng lên dưới dạng vết phồng rộp, màu sắc thường nhợt nhạt nhất với các cạnh màu đỏ. Sau một hoặc hai giờ, vết phồng rộp có thể vỡ ra, biến thành vết thương. Nếu vết phồng rộp không được điều trị kịp thời, nó có thể biến đổi trong vòng một giờ thành vết thương ăn mòn, nghĩa là thành vết loét.
  2. Vết cắn của một con nhện ẩn dật màu nâu cũng trông giống như một vết phồng rộp được bao quanh bởi viền màu xanh tím, trắng và đỏ có hình dạng bất thường. Thông thường, vết cắn như vậy được gọi là “mắt bò” hoặc “mục tiêu”, tương tự như mô hình thiệt hại với những hình ảnh này. Bong bóng nhanh chóng phát triển kích thước, vỡ và hình thành vết thương, giống như vết loét.
  3. Vết cắn của karakurt thường không nhìn thấy gì cả. Nó có cảm giác như vết cắn của bọ chét hoặc vết muỗi đốt, một đốm đỏ siêu nhỏ có thể xuất hiện, biến mất theo nghĩa đen trước mắt chúng ta.
  4. Vết cắn của nhóm nhện tarantula và các nhóm nhện hùm Việt Nam có hình dáng hai vết răng nanh khá rõ và vùng da xung quanh nhanh chóng sưng đỏ.

4. Sơ cứu vết cắn của nhện

Điều thực hiện đầu tiên

  • Điều đầu tiên khi bạn có cảm giác bất thường là hãy giũ sạch vùng tổn thương. Có thể giày, quần áo, ủng… sau đó tìm cách bắt con nhện đó lại. Việc xác định chính xác loại nhện cắn bạn sẽ rất hữu ích khi điều trị. Điều đó quan trọng, nên vấn đề đầu tiên là: phải bắt được nó. Nghe có vẻ hơi tàn nhẫn, nhưng bất kể nó còn sống hay chết! Bạn cũng phải giữ nó lại.
  • Cách nhân đạo hơn là chụp hình nó. Việc dùng điện thoại thông minh Smartphone có chức năng chụp hình. Điều đó có vẻ “nhân đạo” hơn một chút. Bức hình có thể được đem đến lúc bạn điều trị tại khoa cấp cứu. Các bác sĩ sẽ truy tìm thông tin loài nhện đó. Bạn có thể an tâm vì ở Việt Nam, một số loài nhện độc chỉ có một số vùng nhất định. Các bác sĩ địa phương thường có nhiều kinh nghiệm trong các chủng nhện tại địa phương trong việc điều trị.
Cần bắt ngay con nhện đã cắn bạn (dù sống hay chết) để xác định loài và độc tính của chúng
Cần bắt ngay con nhện đã cắn bạn (dù sống hay chết) để xác định loài và độc tính của chúng

Các bước sơ cứu tiếp theo

  1. Tại vị trí vết cắn, cần chườm lạnh. Có thể đắp lên một miếng gạc lạnh, hoặc chườm đá.
  2. Uống nhiều nước.
  3. Trẻ em và người già phải nhập viện ngay lập tức.
  4. Tuyệt đối không được dùng dụng cụ hay miệng hút độc. Chất độc có thể vào miệng người hút. Các tổn thương do dụng cụ hút độc có thể làm dập và tổn thương thêm phần mô xung quanh, khiến cho chất độc thâm nhập nhanh hơn. Việc rạch vết thương lấy độc cũng cần tránh. Tình trạng chảy máu và nhiễm trùng sẽ nặng nề hơn.

5. Điều trị vết nhện cắn

Nguyên tắc chung

  • Điều trị là giống nhau đối với các vết cắn của tất cả các loại nhện, bao gồm rửa vết thương, giảm đau, dự phòng uốn ván và quan sát diễn biến.
  • Những biện pháp này có thể đối phó thành công với hầu hết các phản ứng tại chỗ.
  • Loét nên được điều trị hàng ngày và cần điều trị bằng thuốc kháng histamine, glucocorticoids tiêm tĩnh mạch hoặc kết hợp chúng.
  • Các tổn thương hoại tử do vết cắn của nhện được vệ sinh và băng bó. Trong một số trường hợp, khi các vùng hoại tử có đường kính> 2 cm, có thể phải cắt lọc và dùng thêm kháng sinh, kháng viêm khác cho đến khi tình trạng viêm giảm, nhưng hiệu quả của nó chưa được chứng minh đầy đủ. Tiêm glucocorticoids tại chỗ là vô ích.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử nếu cần thiết, phải hoãn lại cho đến khi vùng hoại tử được phân định hoàn toàn (một quá trình có thể mất vài tuần).
  • Bệnh nhân nhi hoặc trên 60 tuổi, hoặc bệnh nhân quá mẫn có dấu hiệu sốc nên nhập viện.

Tại cơ sở y tế

  • Bác sĩ xem xem xét tình trạng vết thương và hình ảnh loài nhện mà bạn cung cấp. Sau đó sẽ thực hiện các sơ cứu tiếp theo.
  • Huyết thanh có thể không có sẵn tại địa phương hoặc các cơ sở y tế tuyến thấp. Nhưng một số điều trị sơ cứu cần thực hiện trước khi chuyển lên tuyến trên hoặc nơi điều trị có huyết thanh đặc trị.
  • Dùng các thuốc kháng histamin, các thuốc giảm đau, hỗ trợ hô hấp (nếu bệnh nhân khó thở), Glucocortisteroid, Epinephine chống sốc (nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc).
  • Cân bằng điện giải và các điều trị hỗ trợ khác.
  • Chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị có huyết thanh kháng độc.

Tại cơ sở điều trị chuyên khoa

  1. Huyết thanh giải độc sẽ được sử dụng để trung hòa độc tố.
  2. Các mô hoại tử do vết cắn sẽ được phẫu thuật loại bỏ. Việc điều trị loét hoại tử khá khó khăn và cần được chăm sóc đặc biệt.

6. Phòng chống nhện cắn

Nơi có các chủng nhện sinh sống

  • Tránh đi đến các vùng rừng núi rậm rạp.
  • Khi đi chơi, cần chú ý đeo ủng cao. Quần áo cần dài tay. Có thể dùng một dây thun để quấn quanh ống cổ tay và cổ chân vừa đủ để không cho côn trùng và nhện chui vào.
  • Ở các vùng dân cư sống gần rừng núi, cần chú ý quần áo và giầy dép. Quần áo cần rũ mạnh trước khi mặc vào. Giầy cần kiểm tra trước khi mang. Nón cũng phải kiểm tra trước khi đội.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh, phát quan cỏ dại.
  • Khi phát hiện hang nhện, cần tránh xa. Có thể cần người trợ giúp để di chuyển tổ nhện đi nơi khác.

Tại các khu vực khác

  • Nếu nuôi nhện và các động vật có độc phải có kiểm duyệt của địa phương. Các loài này muốn nuôi nhốt phải có giấy phép. Không nuôi chui, trái phép.
  • Khi nuôi cần đảm bảo an toàn và có biện pháp tránh sổng ra môi trường.
  • Khi để sổng ra môi trường phải báo cáo ngay cho người xung quanh và cơ quan chức năng.
  • Việc nhập khẩu các loài ngoại lai có độc phải được cấp phép. Việc phân phối các loài này cũng phải được thanh tra và kiểm duyệt.

Trên đây là một số thông tin về loài nhện cũng như cách xử lý khi bị nhện cắn. Tại Việt Nam hầu như hiếm gặp các loại nhện độc. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý tìm hiểu để biết cách xử lý khi cần thiết.

Rate this post

Viết một bình luận