Nhiệt miệng: Ăn gì và không nên ăn gì? – Phòng Khám Nha Khoa Thu Trang

Nhiệt miệng là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, gây lở loét khoang miệng, dẫn đến đau nhức, phiền toái, gây tâm lí khó chịu cho mọi người. Khi bị nhiệt miệng, việc ăn uống của bạn sẽ gặp một số khó khăn. Vậy khi bị nhiệt miệng, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho riêng mình nhé!

SAU ĐÂY LÀ DANH SÁCH NHỮNG THỰC PHẨM BẠN NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

1. Những thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt miệng:

  • Ăn các thực phẩm có nhiều vitamin: Thiếu vitamin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiệt miệng. Vì thế, để ngăn chặn và chữa lành các căn bệnh này, bạn cần bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu vitamin, chẳng hạn: hàu, các loại trứng, sữa đậu nành, thịt gia cầm, các loại cá, ngũ cốc..
  • Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất sắt: Chất sắt không chỉ giúp bạn chữa lành các vết loét bên trong miệng, mà nó còn giúp tăng cương sức khỏe của xương và các cơ. Những thực phẩm giàu chất sắt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn bao gồm: thịt gia cầm, các loại hải sản (trai, sò, hàu…), các loại hạt (bí đỏ, hướng dương, bí xanh, hạnh nhân, đậu phộng…), thịt bò và thịt cừu, các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu xanh…).Nhiệt miệng: Ăn gì và không nên ăn gì?

     

  • Những thực phẩm chứa nhiều Axit folic

    : Để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này, bạn nên bổ sung ngay những thực phẩm chứa nhiều axit folic vào thực đơn mỗi ngàu của mình. Các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic mà bạn nên sử dụng là những loại rau màu xanh đậm (rau bina, bông cải xanh, cải thìa, cần tây…), măng tây, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, ngũ cốc thô..

  • Nhiệt miệng: Ăn gì và không nên ăn gì?

    Bổ sung trái cây tươi vào thực đơn: Cam, bưởi, chuối, đu đủ… là những thực phẩm rất lành mạnh để chữa lành các tổn thương ở niêm mạc và mô nướu. Do đó, khi bạn bị nhiệt miệng, hãy bổ sung ngay các loại trái cây tươi vào thực đơn của mình nhé. Ngoài tác dụng chữa nhiệt miệng, trái cây tươi còn giúp răng miệng luôn có đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn và các tác động xấu từ môi trường. Nhờ đó, răng và các tổ chức xung quanh sẽ luôn khỏe mạnh.

XEM THÊM: Lời khuyên của bác sĩ về bệnh nhiệt miệng

2. Những thực phẩm không nên ăn khi bị nhiệt miệng:

  • Những thực phẩm quá nóng: Những thức ăn, đồ uống quá nóng có khả năng là bỏng miệng của bạn.  Vì thế, những tổn thương ở niêm mạc và nướu răng sẽ trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn, thậm chí là bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.Nhiệt miệng: Ăn gì và không nên ăn gì?
  • Những thức ăn có chứa nhiều muối: Các loại hạt sấy khô, khoai tây chiên hoặc thức ănv có chứa nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu khiến vết loét ở miệng bị đau nhức nhiều, kéo dài thời gian lành bệnh. Bởi vậy, khi đang bị nhiệt miệng, tốt nhất, bạn nên tránh xa những loại thức ăn này.
  • Các loại đồ ăn quá cay: Các loại thức ăn có chứa vị cay của ớt, tiêu, bộ cà ri, tương ớt… đều sẽ khiến cho vết lở loét bên trong miệng của bạn trở nên lan rộng và khó hồi phục hơn. Do đó, để mau hết bệnh, tốt nhất bạn nên tránh các loại gia vị này đến khi hoàn toàn hồi phụcNhiệt miệng: Ăn gì và không nên ăn gì?

Nếu còn thắc mắc nào, hãy đến với phòng khám nha khoa Thu Trang để được tư vấn miễn phí giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc. Ngoài ra, bạn cần đi khám răng định kì 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện các bệnh về răng tránh biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi với nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, xứng đáng là một phòng khám uy tín chất lượng tại Chương Mỹ.

 

 

Rate this post

Viết một bình luận