Nhiệt miệng ăn, uống gì nhanh khỏi [12 cách chữa tự nhiên an toàn]

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người và sẽ tự khỏi vài ngày. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nhiệt miệng lại khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp, ăn uống. Dưới đây là các cách chữa nhiệt miệng tự nhiên an toàn giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng này.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý vô cùng quen thuộc đối với chúng ta nhưng về bản chất “nhiệt miệng là gì?” không phải là ai cũng có thể biết một cách rõ ràng.

Nhiệt miệng có thể hiểu đơn giản là những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm khu vực miệng như môi, má trong, nướu, lưỡi. Những nốt nhiệt ở miệng thường có hình dạng tròn hoặc oval, màu trắng và viền xung quanh hơi tấy đỏ.

Về bản chất, nhiệt miệng không lây lan mà chỉ khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu khi ăn, nói chuyện. Đồng thời, có những lúc nuốt nước bọt mà chạm đến vết nhiệt miệng cũng gây ra cảm giác đau nhói. Nhiệt miệng có thể xuất hiện khoảng 7 – 10 ngày rồi tự khỏi mà không để lại vết sẹo. 

Tuy nhiên, một số bệnh lý nguy hiểm cũng có dấu hiệu nổi mụn ở miệng khiến cho người bệnh lầm tưởng đó là nhiệt miệng có thể kể đến như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, ung thư lưỡi,… 

Theo đó, nếu thấy vết loét ở miệng kéo dài hơn hai tuần và có dấu hiệu phát triển to dần hoặc lan rộng trong khoang miệng thì bạn nên nhanh chóng đi thăm khám nhằm kiểm tra xem có vấn đề bất thường nào hay không cũng như có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng và khiến tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể kể đến như:

  • Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể bị mất cân bằng và dễ sinh ra những nốt nhiệt miệng.
  • Suy giảm chức năng thải độc ở gan khiến độc tố không được đào thải mà tích tụ lại ở vùng niêm mạc miệng và hình thành nên vết nhiệt.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu khí cho vi khuẩn có cơ hội dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và gây ra những vết loét.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, ăn nhiều đồ cay nóng dẫn đến nhiệt miệng.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, bệnh lý sâu răng, viêm nướu,… khiến cơ thể sinh ra cơ chế tự miễn, tự phản kháng nên thành ra hình thành các vết loét ở miệng.
  • Thường xuyên căng thẳng, ngủ thiếu giấc khiến cho cơ thể không đủ đảm bảo sức khỏe, nội tiết tố bị mất cân bằng và có thể gây ra những nốt nhiệt miệng.
  • Không may cắn vào môi, má trong dẫn đến tổn thương và dần hình thành nên vết loét.

Nhiệt miệng ăn, uống gì nhanh khỏi [12 cách chữa tự nhiên an toàn]Nhiệt miệng ăn, uống gì nhanh khỏi [12 cách chữa tự nhiên an toàn]

Nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì nhanh khỏi?

“Nhiệt miệng nên ăn gì?”, “Nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi?” 

Để các bạn không phải chờ đợi lâu, dưới đây là những loại thực phẩm tuyệt vời được đánh giá cao về công dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng.

Nước ép cà chua chữa nhiệt miệng nhanh chóng

Trong cà chua chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm và lở loét trên cơ thể. Nhằm thúc đẩy quá trình chữa trị nhiệt miệng nhanh chóng, người bệnh có thể dùng cà chua sống ép lấy nước uống mỗi ngày 1 cốc.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cà chua chế biến trong bữa ăn hàng ngày nhưng không được nấu chín kỹ nhằm giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng mà cà chua đem lại.

Nhiệt miệng nên ăn sữa chua

Sữa chua không chỉ là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà còn là loại thực phẩm nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi. Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các vi khuẩn gây hại cho miệng, hỗ trợ giảm sưng loét nhanh chóng.

Nếu bạn đang trong quá trình chữa nhiệt miệng thì hãy ăn khoảng 225g sữa chua mỗi ngày, có thể ăn kèm với một số loại trái cây tươi như táo, lê, đu đủ, chuối,… vừa giúp ngon miệng vừa thúc đẩy quá trình trị nhiệt miệng.

Cùng với đó, mỗi ngày bạn có thể dùng 60g sữa chua giúp ngăn ngừa nhiệt miệng xuất hiện hiệu quả.

Tăng cường ăn rau xanh chữa nhiệt miệng

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong danh sách “nhiệt miệng nên ăn gì?”. Trong rau xanh có chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp làm giảm viêm hiệu quả. Cùng với đó, theo quan niệm dân gian thì ăn rau xanh giúp thanh nhiệt cơ thể, hạn chế nóng trong người hỗ trợ đẩy lùi nhiệt miệng ở lưỡi hiệu quả.

Nhằm giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng và phát huy được tác dụng trị nhiệt miệng của rau xanh, bạn có thể trộn salad hoặc luộc chín vừa tùy theo sở thích của bản thân.

Trị nhiệt miệng bằng nước khế chua

Khế có chứa rất nhiều dưỡng chất kháng viêm quan trọng với cơ thể bao gồm vitamin C, saponin, flavonoid. Nếu thấy có dấu hiệu bị nhiệt miệng ở lưỡi, có thể lấy một miếng khế cắt lát mỏng và ngậm vài phút.

Ngoài ra, có thể ngâm khế với mật ong là bài thuốc chống đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng. Chỉ cần lấy một thìa hỗn hợp và pha với nước ấm uống mỗi ngày sẽ thấy công dụng tức thì.

Nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì nhanh khỏi?Nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì nhanh khỏi?

Nhiệt miệng uống nước rau má nhanh khỏi

Nước rau má là thức uống không thể không nhắc tới “nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi?”. Theo Đông y, rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan hỗ trợ tiêu viêm, trị nhiệt miệng ở lưỡi. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng sát trùng vết thương rất hữu hiệu, thích hợp cả với trường hợp nhiệt miệng bị sưng loét to.

Với rau má, bạn lấy khoảng 35gr mang đi rửa sạch và ép lấy nước uống. Rau má có vị hơi đắng nên bạn có thể cho thêm một ít đường cho dễ uống. Lưu ý, những nữ giới đang mang thai đặc biệt là ở 3 tháng đầu nên hạn chế cách này vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Nước nha đam hỗ trợ trị nhiệt miệng

Nha đam đã từ lâu được chị em sử dụng làm đẹp da, mượt tóc. Không chỉ dừng lại ở đó, nha đam còn có thể dùng trong trường hợp “nhiệt miệng ăn gì?”. Theo chuyên gia, trong nha đam có chứa thành phần các chất dinh dưỡng có tính sát khuẩn, sát trùng cao, đồng thời giúp thanh nhiệt, làm dịu cơn đau và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Để có thể sử dụng được nha đam, trước tiên cần phải gọt phần vỏ và rửa sạch phần nhựa vàng còn dính trên gel nha đam. Sau đó, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn cho kèm vào nước uống. Ngoài ra, có thể cho nha đam vào sữa chua giúp đẩy lùi nhiệt miệng ở lưỡi nhanh chóng.

Nhanh khỏi nhiệt miệng bằng đu đủ

Đu đủ là loại trái cây vô cùng thích hợp cho việc “nhiệt miệng nên ăn gì?”. Trong Đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt thanh giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Đồng thời, với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, đu đủ vô cùng thích hợp nhằm trị nhiệt miệng nhanh chóng.

Dùng đu đủ làm món tráng miệng là cách ăn đơn giản nhất chúng ta thường làm. Ngoài ra có thể biến tấu bằng cách ăn kèm với sữa chua, làm sinh tố đu đủ hoặc trộn salad giúp kích thích vị giác và tăng cường hiệu quả trị nhiệt miệng.

Táo đẩy lùi nhiệt miệng

Táo – loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng trong các thực đơn ăn kiêng và làm đẹp da với hàm lượng vitamin, các chất chống oxy hóa vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại quả này còn có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây nhiệt miệng.

Ngoài việc sử dụng làm món tráng miệng, có thể dùng táo ăn kèm với sữa chua, trộn salad hoặc ép lấy nước.

Ăn đào nhanh khỏi nhiệt miệng

Quả đào là trái cây bạn có thể lựa chọn đến khi muốn “nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi?”. Thành phần phenolic có trong đào được ví là loại thuốc kháng viêm tự nhiên tuyệt vời. Đồng thời, hàm lượng vitamin A cao trong đào có tác dụng chữa sưng tấy do nhiệt miệng ở lưỡi vô cùng nhanh chóng.

Cùng với đó, đào có mùi thơm ngọt nên ngoài việc ăn trực tiếp thì  có thể làm nước uống “nhiệt miệng uống gì?” rất ngon mà vẫn mang lại hiệu quả.

11 Cách trị thâm mụn bằng phương pháp tự nhiên tại nhà hiệu quả

Nhanh khỏi nhiệt miệng với nước mơ

Mơ là một loại quả quen thuộc và được ứng dụng khá nhiều trong Đông y với tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Quả mơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, bao gồm vitamin A, C, E và flavonoid có tác dụng ức chế các gốc tự do trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa suy giảm chức năng hoạt động của gan, cải thiện tình trạng căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Một ly nước mơ uống mỗi ngày là giải pháp tuyệt vời vừa giúp bạn giải khát vừa là thức uống hiệu nghiệm trong danh sách “nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi?”.

Canh rau ngót – Món ngon trị nhiệt miệng

Canh rau ngót là một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt với những trường hợp “nhiệt miệng nên ăn gì?”. Rau ngót có tính mát lạnh, vị ngọt, trong đông y thường được sử dụng để giải nhiệt cơ thể, làm mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt, sưng viêm và nhiệt miệng ở lưỡi.

Canh rau ngót có thể chế biến với tìm bằm, tôm hoặc cá rô phi tùy theo khẩu vị để có thể dễ dàng ăn uống và đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng.

Uống nhiều nước

Nhiệt miệng uống gì? Uống nhiều nước là cách chữa vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện được bất kỳ lúc nào. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người, chiếm đến 79 – 80% trọng lượng cơ thể. 

Đồng thời, nước còn có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể và đào thải các độc tố, cặn bã không cần thiết qua đường nước tiểu.

Theo đó, các chuyên gia về sức khỏe khuyên mỗi người chúng ta nên uống 2 lít nước mỗi ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và giúp cơ thể luôn tươi trẻ, khỏe mạnh.

Một số lưu ý khi bị nhiệt miệng

Bên cạnh việc lựa chọn những loại đồ ăn, thức uống có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả thì người bệnh cũng cần lưu ý một số điều dưới đây nhằm đẩy nhanh quá trình chữa trị cũng như ngăn ngừa bị nhiệt miệng về sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đánh với lực vừa phải và hạn chế đánh quá lâu vì có thể làm chảy máu chân răng, làm sưng nướu.
  • Không sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn do chúng có thể làm suy giảm chức năng gan, hệ miễn dịch cũng như khiến cho vết nhiệt miệng trở nên đau đớn hơn.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ chua, cay nóng để giảm nguy cơ nhiệt miệng xuất hiện.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng sẽ giúp nội tiết tố cơ thể được cân bằng.

Trên đây là một số thông tin về Nhiệt miệng ăn, uống gì nhanh khỏi [12 cách chữa tự nhiên an toàn] mà bạn có thể tham khảo. Nếu nhiệt miệng kéo dài nhiều ngày không khỏi, phát triển to bất thường hoặc có kèm theo triệu chứng như sốt, phát ban ở da, nhức đầu,… thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được tư vấn và điều trị.

Rate this post

Viết một bình luận