Nhóm bài thơ: Truyện Kiều (Nguyễn Du – 阮攸)

Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc mà nó còn cho chúng ta thấy cách đối nhân xử thế trong gia đình, xã hội…

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Thuý Kiều là người tài sắc vẹn toàn. Mà những người như vậy thì thường gặp những tai ương trong cuộc sống không ít.

Khi gia đình gặp tai biến Kiều đã phải bán mình chuộc cha, phải vào nơi chốn lầu xanh để mua vui cho thiên hạ:
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần

Không chỉ có thế bản thân Kiều còn làm vợ của ba người đàn ông: Thúc Sinh, Từ Hải và Kim Trọng.

Lúc vui mừng cũng là lúc Thuý Kiều nghĩ đến những ngày “hàn vi”, nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự “ân đền oán trả”. Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,… đều bị chịu gia hình, còn những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn Thư nhờ khéo nói:
Rằng tôi chút phận đàn bà.
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình nên được tha. Sau đó Kiều có gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5 năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều còn phải trải qua nhiều lận đận nữa.

Khi Kiều gặp Thúc Sinh, Thúc Sinh đã hết lòng thương yêu và chăm sóc cho Kiều, nhưng khi biết chuyện, cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả Kiều trở về chốn cũ, nhưng khi biết Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn, có tài làm thơ, bố của Thúc Sinh đã phải thốt lên:
Thương vì hạnh trọng vì tài
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba

Kiều đã ở cùng Thúc Sinh suốt một năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư, họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thuý Kiều về tra hỏi. Thuý Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi, còn mọi người trong nhà lúc đó cứ ngỡ cô bị chết cháy sau trận hoả hoạn.

Một thời gian sau, Thúc Sinh trở về nhà. Hoạn Thư bắt Thuý Kiều ra lạy ông chủ Thúc Sinh – chồng mình. Đây là tình huống bất ngờ và nghiệt ngã nhất đối với Thúc Sinh và Thuý Kiều. Họ không thể nhận nhau trước mặt Hoạn Thư.

Ta hãy hình dung hoàn cảnh và tâm trạng Thuý Kiều lúc vợ chồng Hoạn Thư vui vầy bắt Thuý Kiều đứng hầu:
“Vợ chồng chén tạc chén thù,
Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi,
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mắt, bắt mời tận tay,
Sinh càng như dại như ngây,
Gịot dài giọt ngắn chén đầy chén vơi

Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà, nhìn thấy Thuý Kiều bị bắt ra chào mình, “phách lạc hồn xiêu”, chàng nhận ra rằng mình mắc lừa của vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:
Bốn giây như khóc như than
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Khi vợ chồng Hoạn Thư vào ngủ thì Thuý Kiều phải đứng canh:
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thuý Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan… rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần.

Thực ra, Hoạn Thư đánh Kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về “đòn ghen” của Hoạn Thư là “nhẹ như bấc, nặng như chì”. Hoạn Thư đã ứng xử theo thường tình hiện hữu của dân gian, là “chút dạ đàn bà, ghen tưông thì cũng người ta thường tình!”, “Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai”. Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện.

Sau một thời gian lưu lạc qua nhiều đau thương, Thuý Kiều trở thành phu nhân của chủ tướng Từ Hải. Khi bị Kiều dựa vào uy thế Từ Hải bắt về trị tội, tuy lo sợ nhưng Hoạn Thư đã biểu lộ một thái độ chững chạc và can đảm.

Đền ân báo oán là việc đầu tiên Thuý Kiều chọn l ựa và Hoạn Thư đã được chính Thuý Kiều chọn làm án điểm, xét duyệt trước với sự căm thù sâu nặng giữa hai người đàn bà “lấy chồng chung”. Vì vậy, Thuý Kiều đã duyệt mức án nặng nhất, việc xét xử chỉ là lấy lệ. Cái chết cầm chắc đang chờ Hoạn Thư.
Vợ chàng quỉ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miện chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!…
Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?
Đàn bà dễ có mấy tay?
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan?
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm, càng oan traí nhiều!

Trước hết, ta nói về thái độ của Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu”. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với mọi người. Nhưng Hoạn Thư hơn những người thường tình ở chỗ rất bình tĩnh – sự bình tĩnh đạt đến trình độ Hoạn Thư: “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”. Hoạn Thư đã sợ đến “hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “Đàn bà dễ có mấy tay. Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca,
Rằng tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông là thói người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Lý lẽ của Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thuý Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình:
Rằng tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..”

Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thuý Kiều: “Thấy chưa? Tôi cũng đàn bà như nàng làm sao tôi không ghen được. Máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng nàng là Từ hải ngồi đó, nàng cho ai mượn thử xem sao”? Vì Thuý Kiều là con người biết nghĩa xa “thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng giá trị.

Không những thế Hoạn Thư kể công với Thuý Kiều:
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Nàng còn nhớ không? Khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đi đường, tôi không đuổi theo là vì tôi không có ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! Tôi cũng đã có công giúp nàng! Đến đây thì Thuý Kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén là mình không cố ý phạm tội mà có tội thì chỉ là do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn nhận rằng mình có tội và xin Thuý Kiều tha thứ:
Trót đà gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

Với thái độ “hồn lạc phách xiêu”, lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng, lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ; đã đẩy Thuý Kiều vào tình huống phải tha:
Khen cho thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời,
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng là người nhỏ nhen,
Đã lòng tri quá thì nên,
Truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay.

Trước đây Thuý Kiều đã khen Hoạn Thư: “Đàn bà thế ấy, thấy âu một người…Ấy mới gan, ấy mới tài”.Và phong cho Hoạn Thư là “nhà ghen” (máu ghen đâu có lạ lời nhà ghen) thì nay lại khen “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Thuý Kiều là người “thông minh vốn sẵn tính trời” và “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” mà không thể buộc tội Hoạn Thư thì rõ ràng không phải Thuý Kiều kém cỏi hay nhẹ lòng. Mà chính vì những lời lẽ ấy của Hoạn Thư cũng chính là những gì mà một người đàn bà cần có để giữ chồng mình.

Chỉ trong tám câu biện hộ, Hoạn Thư đã nói đầy đủ những điều cần bào chữa. Phải chăng Nguyễn Du đã để cho Hoạn Thư bày tỏ tình cảnh của mình trước Thuý Kiều: “Tôi là đàn bà nên khó lòng tránh khỏi chuyện ghen tuông. Tuy lúc nào cũng quý nàng nhưng tôi không thể làm khác được vì sự hiện diện của nànglàm mất hạnh phúc vợ chồng tôi. Người khác ở địa vị tôi hẳn cũng làm như vậy. Khi gặp nàng tình tự với chồng tôi ở Quan Âm Các, tôi đã làm ngơ không gây khó dễ. Khi nàng cầm nhầm chuông vàng khánh ngọc của tôi mà trèo tường ra đi không một lời từ giã, tôi cũng bỏ qua, không sai người đi bắt về. Tôi không thù hận gì cả. Phải chi tôi gặp gỡ nàng trong một hoàn cảnh khác thì đâu xẩy ra những việc đáng tiếc này. Nếu sự ghen tuông của tôi là việc chông gai đối với nàng thì tôi xin nhận tội. Mong nàng mở lòng mà khoan dung cho”.

Có thể chúng ta thấy Thuý Kiều có sự sai lầm – một sự sai lầm do sự biện hộ của Hoạn Thư mà ra. Xưa nay, người ta thường trị tội nặng những kẻ chủ mưu, kẻ cầm đầu còn xử nhẹ hoặc tha thứ cho kẻ thừa hành, kẻ giúp sức, kẻ a dua. Thế mà Thuý Kiều lại tha cho Hoạn Thư là kẻ cầm đầu, chủ mưu còn bọn Ưng, Khuyển là kẻ thừa hành, giúp sức lại bị xử tử. Chính sự sai lầm của của con người tài sắc Thuý Kiều hay Nguyễn Du càng làm nổi bật tài biện hộ của Hoạn Thư? Hoạn Thư thật xứng với “vốn dòng họ Hoạn danh gia”. Hoạn Thư đã được Thuý Kiều phong là “ghen gia”.

Hoạn Thư được tha, còn mẹ Hoạn Thư – phu nhân quan Lại Bộ thì không thấy nói đến. Chỉ thấy bọn “lục đục thường tình” đầu rơi máu chảy. Phải chăng Nguyễn Du không dám cho Thuý Kiều đụng đến gia đình ông lớn? Vì đây vốn là một dòng gia tộc lớn và bản chất của phong kiến còn đeo bám mãi trong xã hội không chịu “buông tha”?

Hoạn Thư là người đáng được chúng ta dành cho sự bái phục, quý mến, vị nể, và phần nào cảm thông. Bái phục qua cách ăn nói chững chạc và mưu mô, thủ đoạn của nàng, dù rằng chúng ta không chấp nhận. Quý mến bởi thái độ thẳng thắn, chỉ muốn ngăn cản mối tình của chồng với Kiều chứ không tìm cách hại mạng Kiều. Vị nể qua sự can đảm và bình tĩnh của nàng khi bị Kiều luận tội. Phần nào cảm thông vì hành động khắc nghiệt đối với Kiều cốt chỉ để giữ êm ấm đạo vợ chồng của nàng và Thúc, một điều mà tất cả chúng ta cùng mong mỏi. Dĩ nhiên, chúng ta không thể đồng ý với thái độ ghen tuông quá đáng và cung cách hành hạ Kiều của nàng. Nhưng, cũng dĩ nhiên, Hoạn Thư không phải là một phụ nữ bình thường như những phụ nữ khác.

Tuy có những hành vi thâm hiểm như vậy nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư vẫn biết trọng tài Kiều và thương cho số kiếp truân chuyên của Kiều. Khi nghe Kiều đàn, Hoạn Thư đã:
Tiểu thư xem cũng thương tài
Khổn uy nhường cũng bớt vài bốn phân.

Lúc đọc tờ cung chiêu xin quy y của Kiều, Hoạn Thư xúc động vì tài văn chương của Kiều nên bảo Thúc Sinh:
Rằng tài nên trọng mà tình nên thương
Ví chăng có số giầu sang
Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên
Bể trần chìm nổi thuyền quyên
Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời.

Khi bắt gặp Thúc Sinh đang tình tự với Kiều ở Quan Âm Các, Hoạn Thư điềm tĩnh như không hề trông thấy mà còn ngợi khen nét chữ chép kinh của Kiều:
Khen rằng bút pháp đã tinh
So vào với thiếp Lan Đình nào thua
Tiếc thay lưu lạc giang hồ
Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài.

Hoạn Thư phải là người tâm hồn có phần độ lượng chứ không hoàn toàn tàn nhẫn và độc ác như nhiều người hằng tưởng. Chính vì những điểm này mà sau này đã được Thuý Kiều tha thứ? Hay chính vì Kiều có một tấm lòng bao dung, nhân ái?

So với nguyên bản của Thanh Tâm Tài Nhân thì Nguyễn Du đã bỏ đi nhiều sự kiện, nhiều hành động so nguyên bản gốc. Ví dụ như đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán, trong bản “Kim Vân Kiều truyện” viết như sau: “…Phu nhân lại truyền cho tả hữu đem Kế thị (mẹ Hoạn Thư ra nọc đánh 30 roi). Quân lính đương sắp ra tay, thì Hoạn Thư ôm chầm lấy mẹ xin chịu đòn thay, và mụ quản gia cũng vội quỳ xuống thưa rằng: “Tội trạng của bà chủ tôi quả thực không thể tha thứ, vậy kẻ tớ già này xin tình nguyện thay chết cho chủ mẫu. Phu nhân rằng: “Thôi thì ta cũng nể lời mụ quản, tha chết cho thị để mụ nhận lãnh đem đi”. Mụ quản tạ ơn rồi đỡ Kế thị ra ngoài trại. Nhưng Kế thị năm ấy ngoài 60 tuổi, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, chưa từng gặp cảnh khổ nhục bao giờ mà nay bị bắt từ huyện Vô Tích giải đến, khổ sở biết bao, lại thấy ba quân giết người như rạ, trong khi tuổi nhiều, sức kiệt, mụ đã khiếp đảm chết ngay tức thì. Mụ quản gia đành ngồi một bên để trông nom thi thể. Vương phu nhân thấy mụ quản gia đem Kế thị đi rồi, bèn truyền lệnh cho cung nữ đem Hoạn Thư ra, lột trần áo xiêm rồi treo cổ lên đánh một 100 trượng. Cung nữ dạ ran, túm tóc Hoạn Thư lôi ra, lột hết áo quần, chỉ để cho một cái khố, tóc bị buộc lên xà nhà. Hai tên cung nữ mỗi tên túm một tay để lôi giăng ra, hai tên thì cầm roi ngựa đứng trước và sau. Một tên đứng từ trên đánh xuống, một tên đứng từ dưới đánh lên, đánh như con đỉa bỏ trong thùng vôi, con lươn trong vạc nước nóng, luôn luôn giãy giụa kêu trời. Toàn thân Hoạn Thư chẳng còn miếng da nào lành lặn! Sau khi báo cáo đủ trăm roi, phu nhân truyền lệnh lôi ra trao cho Thúc Sinh nhận lãnh…”

Nguyễn Du để Thuý Kiều tha thứ cho Hoạn Thư không phải vì tình riêng, mà chính vì Thuý Kièu là một con người tài sắc vẹn toàn. Nếu Thuý Kiều trả thù Hoạn Thư như trong Kim Vân Kiều Truyện thì đấy không phải là Nguyễn Du.

Phải chăng Nguyễn Du để cho Thuý Kiều làm như vậy còn có một ẩn ý sâu xa hơn: Đó là một đất nước bị hàng ngàn năm đô hộ, chịu xâm lăng của bọn thực dân, lòng dân ai oán nhưng những người dân ấy lại có một tấm lòng bao dung rộng lớn. Họ có một tấm lòng nhân hậu, thật tàh, chất phát…Họ không lấy oán trả oán, không để những gì của ngày hôm trước ảnh hưởng đến cuộc sống ngày hôm nay.

Lý Thu Hải Thảo

Em đa tình như trời sinh ra thế
Đủ tình yêu cho cả trăm anh.

Là người Việt Nam, dù không biết chữ đi nữa, gần 200 năm nay, không ai không biết tiếng Truyện Kiều của Nguyễn Du? Và đã đọc Kiều, đã mê đắm mấy nghìn câu lục bát tuyệt vời ông, ai ai cũng biết Nguyễn Du dựa trên cốt truyện của cuốn truyện “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc mà viết ra. Giống như việc đại thi hào Shakespeare từng dựa theo cốt truyện của câu chuyện cổ Đan Mạch để viết nên kiệt tác Hamlet. Các kiệt tác “Tam quốc chí”, “Thuỷ Hử” đều được La Quán Trung và Thi Nại Am viết lại từ các pho truyện dân gian. Tuy vậy, chúng ta cũng phải nhớ Thanh Tâm Tài Nhân, vì không có cuốn truyện của ông, dù là một tác phẩm bình thường ít ai biết của nền văn học Trung Hoa, thì sao nay ta có trên tay hồn lục bát tuyệt vời Việt Nam này? Truyện xoay quanh nhân vật Vương Thuý Kiều bắt đầu từ cuốn: “Chép lại đầu đuôi chuyện dẹp trừ Từ Hải” của Mao Khôn đời Minh. Chu Tích đời Minh tiểu thuyết hoá câu chuyện Vương Thuý Kiều từ cốt truyện của Mao Khôn. Từ cốt truyện của Mao Khôn và Chu Tích, Dư Hoài đời Minh viết “Vương Thuý Kiều truyện”. Từ các sách trên, Hồ Khoáng lại tiểu thuyết hoá thêm về câu chuyện Thuý Kiều. Nghĩa là cốt truyện Vương Thuý Kiều được sáng tác theo kiểu “tập thể” cắn đuôi cá, mới dẫn đến cuốn truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Cứ theo một vài từ điển của Trung Quốc gần đây nói rất phiến diện rằng Nguyễn Du chỉ là dịch giả, dịch truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ra thơ Việt sao có tác phẩm Kim Vân Kiều truyện dược?Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc mà nó còn cho chúng ta thấy cách đối nhân xử thế trong gia đình, xã hội…Trăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.Trải qua một cuộc bể dâuNhững điều trông thấy mà đau đớn lòng.Thuý Kiều là người tài sắc vẹn toàn. Mà những người như vậy thì thường gặp những tai ương trong cuộc sống không ít.Khi gia đình gặp tai biến Kiều đã phải bán mình chuộc cha, phải vào nơi chốn lầu xanh để mua vui cho thiên hạ:Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lầnKhông chỉ có thế bản thân Kiều còn làm vợ của ba người đàn ông: Thúc Sinh, Từ Hải và Kim Trọng.Lúc vui mừng cũng là lúc Thuý Kiều nghĩ đến những ngày “hàn vi”, nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự “ân đền oán trả”. Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,… đều bị chịu gia hình, còn những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn Thư nhờ khéo nói:Rằng tôi chút phận đàn bà.Ghen tuông thì cũng người ta thường tình nên được tha. Sau đó Kiều có gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5 năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều còn phải trải qua nhiều lận đận nữa.Khi Kiều gặp Thúc Sinh, Thúc Sinh đã hết lòng thương yêu và chăm sóc cho Kiều, nhưng khi biết chuyện, cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả Kiều trở về chốn cũ, nhưng khi biết Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn, có tài làm thơ, bố của Thúc Sinh đã phải thốt lên:Thương vì hạnh trọng vì tàiThúc ông thôi cũng dẹp lời phong baKiều đã ở cùng Thúc Sinh suốt một năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư, họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thuý Kiều về tra hỏi. Thuý Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi, còn mọi người trong nhà lúc đó cứ ngỡ cô bị chết cháy sau trận hoả hoạn.Một thời gian sau, Thúc Sinh trở về nhà. Hoạn Thư bắt Thuý Kiều ra lạy ông chủ Thúc Sinh – chồng mình. Đây là tình huống bất ngờ và nghiệt ngã nhất đối với Thúc Sinh và Thuý Kiều. Họ không thể nhận nhau trước mặt Hoạn Thư.Ta hãy hình dung hoàn cảnh và tâm trạng Thuý Kiều lúc vợ chồng Hoạn Thư vui vầy bắt Thuý Kiều đứng hầu:“Vợ chồng chén tạc chén thù,Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi,Bắt khoan bắt nhặt đến lời,Bắt quỳ tận mắt, bắt mời tận tay,Sinh càng như dại như ngây,Gịot dài giọt ngắn chén đầy chén vơiKiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà, nhìn thấy Thuý Kiều bị bắt ra chào mình, “phách lạc hồn xiêu”, chàng nhận ra rằng mình mắc lừa của vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:Bốn giây như khóc như thanKhiến người trong tiệc cũng tan nát lòngCũng trong một tiếng tơ đồngNgười ngoài cười nụ, người trong khóc thầmKhi vợ chồng Hoạn Thư vào ngủ thì Thuý Kiều phải đứng canh:Người vào chung gối loan phòngNàng ra tựa bóng đèn chong canh dàiThế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thuý Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan… rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần.Thực ra, Hoạn Thư đánh Kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về “đòn ghen” của Hoạn Thư là “nhẹ như bấc, nặng như chì”. Hoạn Thư đã ứng xử theo thường tình hiện hữu của dân gian, là “chút dạ đàn bà, ghen tưông thì cũng người ta thường tình!”, “Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai”. Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện.Sau một thời gian lưu lạc qua nhiều đau thương, Thuý Kiều trở thành phu nhân của chủ tướng Từ Hải. Khi bị Kiều dựa vào uy thế Từ Hải bắt về trị tội, tuy lo sợ nhưng Hoạn Thư đã biểu lộ một thái độ chững chạc và can đảm.Đền ân báo oán là việc đầu tiên Thuý Kiều chọn l ựa và Hoạn Thư đã được chính Thuý Kiều chọn làm án điểm, xét duyệt trước với sự căm thù sâu nặng giữa hai người đàn bà “lấy chồng chung”. Vì vậy, Thuý Kiều đã duyệt mức án nặng nhất, việc xét xử chỉ là lấy lệ. Cái chết cầm chắc đang chờ Hoạn Thư.Vợ chàng quỉ quái tinh maPhen này kẻ cắp bà già gặp nhauKiến bò miện chén chưa lâuMưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!…Dưới cờ, gươm tuốt nắp raChính danh thủ phạm tên là Hoạn ThưThoắt trông nàng đã chào thưa:Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?Đàn bà dễ có mấy tay?Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan?Dễ dàng là thói hồng nhanCàng cay nghiệt lắm, càng oan traí nhiều!Trước hết, ta nói về thái độ của Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu”. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với mọi người. Nhưng Hoạn Thư hơn những người thường tình ở chỗ rất bình tĩnh – sự bình tĩnh đạt đến trình độ Hoạn Thư: “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”. Hoạn Thư đã sợ đến “hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “Đàn bà dễ có mấy tay. Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca,Rằng tôi chút dạ đàn bà,Ghen tuông là thói người ta thường tình.Nghĩ cho khi các viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.Lòng riêng riêng những kính yêu,Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.Lý lẽ của Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thuý Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình:Rằng tôi chút phận đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..”Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thuý Kiều: “Thấy chưa? Tôi cũng đàn bà như nàng làm sao tôi không ghen được. Máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng nàng là Từ hải ngồi đó, nàng cho ai mượn thử xem sao”? Vì Thuý Kiều là con người biết nghĩa xa “thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng giá trị.Không những thế Hoạn Thư kể công với Thuý Kiều:Nghĩ cho khi gác viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.Nàng còn nhớ không? Khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đi đường, tôi không đuổi theo là vì tôi không có ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! Tôi cũng đã có công giúp nàng! Đến đây thì Thuý Kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén là mình không cố ý phạm tội mà có tội thì chỉ là do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn nhận rằng mình có tội và xin Thuý Kiều tha thứ:Trót đà gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.Với thái độ “hồn lạc phách xiêu”, lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng, lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ; đã đẩy Thuý Kiều vào tình huống phải tha:Khen cho thật đã nên rằng,Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời,Tha ra thì cũng may đời,Làm ra thì cũng là người nhỏ nhen,Đã lòng tri quá thì nên,Truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay.Trước đây Thuý Kiều đã khen Hoạn Thư: “Đàn bà thế ấy, thấy âu một người…Ấy mới gan, ấy mới tài”.Và phong cho Hoạn Thư là “nhà ghen” (máu ghen đâu có lạ lời nhà ghen) thì nay lại khen “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Thuý Kiều là người “thông minh vốn sẵn tính trời” và “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” mà không thể buộc tội Hoạn Thư thì rõ ràng không phải Thuý Kiều kém cỏi hay nhẹ lòng. Mà chính vì những lời lẽ ấy của Hoạn Thư cũng chính là những gì mà một người đàn bà cần có để giữ chồng mình.Chỉ trong tám câu biện hộ, Hoạn Thư đã nói đầy đủ những điều cần bào chữa. Phải chăng Nguyễn Du đã để cho Hoạn Thư bày tỏ tình cảnh của mình trước Thuý Kiều: “Tôi là đàn bà nên khó lòng tránh khỏi chuyện ghen tuông. Tuy lúc nào cũng quý nàng nhưng tôi không thể làm khác được vì sự hiện diện của nànglàm mất hạnh phúc vợ chồng tôi. Người khác ở địa vị tôi hẳn cũng làm như vậy. Khi gặp nàng tình tự với chồng tôi ở Quan Âm Các, tôi đã làm ngơ không gây khó dễ. Khi nàng cầm nhầm chuông vàng khánh ngọc của tôi mà trèo tường ra đi không một lời từ giã, tôi cũng bỏ qua, không sai người đi bắt về. Tôi không thù hận gì cả. Phải chi tôi gặp gỡ nàng trong một hoàn cảnh khác thì đâu xẩy ra những việc đáng tiếc này. Nếu sự ghen tuông của tôi là việc chông gai đối với nàng thì tôi xin nhận tội. Mong nàng mở lòng mà khoan dung cho”.Có thể chúng ta thấy Thuý Kiều có sự sai lầm – một sự sai lầm do sự biện hộ của Hoạn Thư mà ra. Xưa nay, người ta thường trị tội nặng những kẻ chủ mưu, kẻ cầm đầu còn xử nhẹ hoặc tha thứ cho kẻ thừa hành, kẻ giúp sức, kẻ a dua. Thế mà Thuý Kiều lại tha cho Hoạn Thư là kẻ cầm đầu, chủ mưu còn bọn Ưng, Khuyển là kẻ thừa hành, giúp sức lại bị xử tử. Chính sự sai lầm của của con người tài sắc Thuý Kiều hay Nguyễn Du càng làm nổi bật tài biện hộ của Hoạn Thư? Hoạn Thư thật xứng với “vốn dòng họ Hoạn danh gia”. Hoạn Thư đã được Thuý Kiều phong là “ghen gia”.Hoạn Thư được tha, còn mẹ Hoạn Thư – phu nhân quan Lại Bộ thì không thấy nói đến. Chỉ thấy bọn “lục đục thường tình” đầu rơi máu chảy. Phải chăng Nguyễn Du không dám cho Thuý Kiều đụng đến gia đình ông lớn? Vì đây vốn là một dòng gia tộc lớn và bản chất của phong kiến còn đeo bám mãi trong xã hội không chịu “buông tha”?Hoạn Thư là người đáng được chúng ta dành cho sự bái phục, quý mến, vị nể, và phần nào cảm thông. Bái phục qua cách ăn nói chững chạc và mưu mô, thủ đoạn của nàng, dù rằng chúng ta không chấp nhận. Quý mến bởi thái độ thẳng thắn, chỉ muốn ngăn cản mối tình của chồng với Kiều chứ không tìm cách hại mạng Kiều. Vị nể qua sự can đảm và bình tĩnh của nàng khi bị Kiều luận tội. Phần nào cảm thông vì hành động khắc nghiệt đối với Kiều cốt chỉ để giữ êm ấm đạo vợ chồng của nàng và Thúc, một điều mà tất cả chúng ta cùng mong mỏi. Dĩ nhiên, chúng ta không thể đồng ý với thái độ ghen tuông quá đáng và cung cách hành hạ Kiều của nàng. Nhưng, cũng dĩ nhiên, Hoạn Thư không phải là một phụ nữ bình thường như những phụ nữ khác.Tuy có những hành vi thâm hiểm như vậy nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư vẫn biết trọng tài Kiều và thương cho số kiếp truân chuyên của Kiều. Khi nghe Kiều đàn, Hoạn Thư đã:Tiểu thư xem cũng thương tàiKhổn uy nhường cũng bớt vài bốn phân.Lúc đọc tờ cung chiêu xin quy y của Kiều, Hoạn Thư xúc động vì tài văn chương của Kiều nên bảo Thúc Sinh:Rằng tài nên trọng mà tình nên thươngVí chăng có số giầu sangGiá này dẫu đúc nhà vàng cũng nênBể trần chìm nổi thuyền quyênHữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời.Khi bắt gặp Thúc Sinh đang tình tự với Kiều ở Quan Âm Các, Hoạn Thư điềm tĩnh như không hề trông thấy mà còn ngợi khen nét chữ chép kinh của Kiều:Khen rằng bút pháp đã tinhSo vào với thiếp Lan Đình nào thuaTiếc thay lưu lạc giang hồNghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài.Hoạn Thư phải là người tâm hồn có phần độ lượng chứ không hoàn toàn tàn nhẫn và độc ác như nhiều người hằng tưởng. Chính vì những điểm này mà sau này đã được Thuý Kiều tha thứ? Hay chính vì Kiều có một tấm lòng bao dung, nhân ái?So với nguyên bản của Thanh Tâm Tài Nhân thì Nguyễn Du đã bỏ đi nhiều sự kiện, nhiều hành động so nguyên bản gốc. Ví dụ như đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán, trong bản “Kim Vân Kiều truyện” viết như sau: “…Phu nhân lại truyền cho tả hữu đem Kế thị (mẹ Hoạn Thư ra nọc đánh 30 roi). Quân lính đương sắp ra tay, thì Hoạn Thư ôm chầm lấy mẹ xin chịu đòn thay, và mụ quản gia cũng vội quỳ xuống thưa rằng: “Tội trạng của bà chủ tôi quả thực không thể tha thứ, vậy kẻ tớ già này xin tình nguyện thay chết cho chủ mẫu. Phu nhân rằng: “Thôi thì ta cũng nể lời mụ quản, tha chết cho thị để mụ nhận lãnh đem đi”. Mụ quản tạ ơn rồi đỡ Kế thị ra ngoài trại. Nhưng Kế thị năm ấy ngoài 60 tuổi, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, chưa từng gặp cảnh khổ nhục bao giờ mà nay bị bắt từ huyện Vô Tích giải đến, khổ sở biết bao, lại thấy ba quân giết người như rạ, trong khi tuổi nhiều, sức kiệt, mụ đã khiếp đảm chết ngay tức thì. Mụ quản gia đành ngồi một bên để trông nom thi thể. Vương phu nhân thấy mụ quản gia đem Kế thị đi rồi, bèn truyền lệnh cho cung nữ đem Hoạn Thư ra, lột trần áo xiêm rồi treo cổ lên đánh một 100 trượng. Cung nữ dạ ran, túm tóc Hoạn Thư lôi ra, lột hết áo quần, chỉ để cho một cái khố, tóc bị buộc lên xà nhà. Hai tên cung nữ mỗi tên túm một tay để lôi giăng ra, hai tên thì cầm roi ngựa đứng trước và sau. Một tên đứng từ trên đánh xuống, một tên đứng từ dưới đánh lên, đánh như con đỉa bỏ trong thùng vôi, con lươn trong vạc nước nóng, luôn luôn giãy giụa kêu trời. Toàn thân Hoạn Thư chẳng còn miếng da nào lành lặn! Sau khi báo cáo đủ trăm roi, phu nhân truyền lệnh lôi ra trao cho Thúc Sinh nhận lãnh…”Nguyễn Du để Thuý Kiều tha thứ cho Hoạn Thư không phải vì tình riêng, mà chính vì Thuý Kièu là một con người tài sắc vẹn toàn. Nếu Thuý Kiều trả thù Hoạn Thư như trong Kim Vân Kiều Truyện thì đấy không phải là Nguyễn Du.Phải chăng Nguyễn Du để cho Thuý Kiều làm như vậy còn có một ẩn ý sâu xa hơn: Đó là một đất nước bị hàng ngàn năm đô hộ, chịu xâm lăng của bọn thực dân, lòng dân ai oán nhưng những người dân ấy lại có một tấm lòng bao dung rộng lớn. Họ có một tấm lòng nhân hậu, thật tàh, chất phát…Họ không lấy oán trả oán, không để những gì của ngày hôm trước ảnh hưởng đến cuộc sống ngày hôm nay.

Rate this post

Viết một bình luận