Điều đầu tiên, chúng ta nên làm sáng tỏ rằng việc giải bài là về bạn – người đặt câu hỏi. Bạn đang có một vài điều gì đó trong đầu và muốn hỏi về chúng, và bạn có thể đặt câu hỏi về bất kỳ điều gì bạn muốn. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn đưa vào câu hỏi của mình một vài điều bạn suy nghĩ trước khi giải bài, vì bạn càng suy nghĩ nhiều về câu hỏi, điều bạn nhận được sẽ càng nhiều hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian suy nghĩ về điều bạn thực sự muốn các lá bài Tarot giải quyết cho bạn. Cũng như cách sắp xếp câu hỏi cũng có thể thay đổi ý nghĩa của một giải bài hỏi gì khi xem tử vi.
Có 3 hình thức câu hỏi hay được sử dụng trong Tarot. Chúng có thể đi độc lập hoặc nối tiếp nhau.
Những câu hỏi khi đi xem bói
Những câu hỏi khi xem tử vi dạng này được đặt ra khi bạn bối rối giữa 1 mớ thông tin, thật giả lẫn lộn. Hoặc khi bản thân bạn không rõ bạn đang đứng ở đâu, mắc kẹt vào cái gì. Trong trường hợp này, hãy hỏi 1 câu để nhận ra được: vấn đề của mình là gì. Trong câu hỏi nên có:
+ Lĩnh vực bạn quan tâm
+ Chủ thể (thường là bạn)
Thường nếu bạn bỏ chút thời gian kể (tóm tắt) câu chuyện phức tạp bạn đang trải qua, cảm nhận/suy nghĩ hiện tại của bạn, reader có thể giúp bạn nhanh chóng tìm ra câu hỏi phù hợp.
Câu hỏi ví dụ
Việc học của em đang sa sút, em muốn xác định đâu là lý do. (Lĩnh vực học hành, chủ thể là “em”). Câu trả lời tóm tắt ví dụ sẽ là “Vì em để tình yêu ảnh hưởng xấu đến chuyện học”.
Tôi đang mất phương hướng trong cuộc sống, tôi không rõ đâu là hướng tôi nên theo/ ai là người tôi nên trở thành (Lĩnh vực cá nhân, chủ thể là “tôi”). Câu trả lời tóm tắt ví dụ sẽ là “Với năng lực và hoàn cảnh của bạn, có lẽ bạn nên theo định hướng nghệ thuật”.
Tôi và người yêu dạo này liên tục cãi vã. Tôi muốn xác định nguyên nhân (Lĩnh vực tình yêu, chủ thể là “tôi và người yêu”). Câu trả lời tóm tắt ví dụ sẽ là “Người yêu bạn đang chịu ảnh hưởng lớn và không tốt từ môi trường xung quanh cho nên tâm trạng không tốt, còn bạn thì không hiểu điều đó”.
Các câu hỏi khi đi xem bói
Trước khi đi xem bói cần làm gì? Sau khi bạn đã biết được vấn đề của mình ở đâu (có thể bạn tự nhận thức được, hoặc có thể có được sau khi hỏi 1 câu thuộc mục 1, hãy hỏi 1 câu để tìm lối thoát cho chính mình. Hãy quan tâm tới 2 điểm:
+ Bạn cần hiểu rõ khía cạnh nào
+ Chủ thể
Hãy nhớ là bạn có rất nhiều khía cạnh để hỏi về cùng 1 vấn đề. Ai, như thế nào, cái gì, ở đâu, thuận lợi, khó khăn… hay tất cả
Em nên làm gì để không bị chuyện tình cảm ảnh hưởng xấu tới chuyện học nữa (Khía cạnh: hành động – “nên làm gì”, và chủ thể “Em”)
Chỉ cho tôi ưu và nhược điểm cá nhân nếu tôi chọn theo con đường nghệ thuật (Khía cạnh là “ưu nhược điểm”, chủ thể là “tôi”).
Tôi muốn biết ai là người đang tạo ảnh hưởng lớn và không tốt cho người yêu tôi bây giờ. (Khía cạnh là “Ai”, chủ thể bị động là “người yêu tôi”)
Và 1 câu hỏi tìm hiểu toàn diện, chỉ nên hỏi nếu bạn tự tin cái bạn cần là 1 bức tranh toàn cảnh: Tôi muốn nhìn nhận tổng thể mối quan hệ tình cảm hiện tại, tôi – người yêu và 2 phía gia đình.
Câu hỏi lựa chọn
Đi xem tử vi nên hỏi gì? Hãy đặt ra 1 câu hỏi lựa chọn khi các lựa chọn của bạn là thực sự song song. Nếu chúng không song song (tức là khác hẳn nhau về bản chất), hãy đặt 2 câu hỏi dạng thứ 2 (mục trên). Hãy thử tìm hiểu sự khác biệt giữa 3 câu hỏi này:
Tôi muốn so sánh để lựa chọn công việc A và công việc B, cả 2 công ty đều đang mời tôi. (Đây là lựa chọn song song, 2 lựa chọn giống nhau, tiêu chí là tổng thể)
Tôi muốn so sánh để lựa chọn công việc A và công việc B, cả 2 công ty đều đang mời tôi. Tiêu chí lựa chọn là sự thoải mái tự do trong môi trường làm việc và khả năng thăng tiến (Đây là lựa chọn song song, 2 lựa chọn giống nhau, 2 tiêu chi)
Tôi muốn suy nghĩ xem nên tiếp tục công việc A tôi vẫn đang làm hay ngừng A lại để bắt đầu làm việc B (2 lựa chọn khác hẳn nhau, 1 cũ 1 mới).
Đối với câu hỏi 3, bạn đương nhiên nắm được khá rõ thông tin về công việc A mình đang làm. Hãy xác định xem tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn công việc của bạn là gì, rồi đặt 1 câu hỏi với 1 chủ thể là công việc B. Ví dụ: Tôi muốn biết trong môi trường công việc B, tôi sẽ học được những gì? Hoặc là: Tôi muốn biết độ ổn định của công việc B, tôi cần điều đó để có thể chăm sóc gia đình tốt.
Những dạng câu hỏi không nên đặt ra
Câu hỏi đóng Yes/No
Những câu hỏi này luôn theo kiểu “có hay là không”. Đương nhiên nó mang thông tin, nhưng nó giống như chỉ giúp bạn tiến từng milimet, tại sao phải hỏi thế nếu bạn có thể nhìn được cả toàn bộ con đường? Ví dụ sau khi mới quen 1 cô gái, querent nam hỏi reader:
Cô ấy có yêu tôi không? Nếu cô gái mới dừng tình cảm ở mức “thích”, thì có phải câu trả lời sẽ là “Không”? Tốt hơn là hỏi “Vậy sau lần gặp gỡ này, tình cảm của cô ấy dành cho tôi đang như thế nào?”
Hoặc nếu querent và sếp đang mâu thuẫn cá nhân. Querent hỏi:
Sếp tôi có đuổi việc tôi không? Querent mong chờ điều gì:
- Nếu “Có” –> Querent liệu có tự nộp đơn xin nghỉ việc hay không? Có bị ám ảnh tâm lý, buồn rầu chán nản hay không?
- Nếu “Không” –> Querent có mặc kệ vụ mâu thuẫn vì tin rằng mình sẽ không sao?
Như bạn đã thấy, câu hỏi dạng này không đi đến cái gì tốt đẹp cả.
Tại sao không hỏi “Tôi nên làm gì để giải quyết mâu thuẫn”, chủ động hơn hẳn, hoặc tệ hơn thì cũng là “Tôi nên làm gì để sếp không đuổi việc”?
Câu hỏi hoang tưởng
Những câu hỏi này có chủ thể hoặc hành động không chắc chắn, dựa trên trí tưởng tượng của bạn mà ra. Đừng hỏi nếu bạn không chắc về điều kiện của nó, kể cả khi mẫu câu hỏi của bạn rất chuẩn, Ví dụ:
Em muốn biết tại sao bạn A thích em? (Thực ra bạn A đã có người yêu và chả quan tâm gì đến bạn querent tội nghiệp này cả. Bạn querent này đã mặc định tưởng tượng ra 1 vế “Bạn A thích em”).
Em muốn biết phía gia đình bạn A có nhìn nhận gì về em (Thực ra bạn A chưa từng kể gì về bạn querent với gia đình.)
Câu hỏi ám ảnh tâm lý
Đừng hỏi những câu mà kết quả dù có là gì thì nó cũng ảnh hưởng quá lớn tới tâm lý của bạn. Đây là câu hỏi tôi hay gặp nhất, và cũng là câu tôi hay phải giải thích nhất khi từ chối:
Kết quả thi đại học của em thế nào? (Các bạn querent hay hỏi tôi câu này trước kì thi chừng 1 tháng. Để ý là các bạn này thường là 17-18 tuổi, lứa tuổi rất nhạy cảm)
Và đây là câu trả lời bằng miệng chứ không phải bằng bài của tôi: Nếu trả lời là tốt lắm, em đỗ, em sẽ lười học và chủ quan. Nếu trả lời là xấu lắm, em trượt, em sẽ chán nản và không còn tâm trí học. Vậy em hỏi để làm gì?
Câu hỏi vô ích
Đây là những câu hỏi chỉ đặt ra cho có, thường là thoả mãn sự tò mò. Câu trả lời dù có là gì, cũng không mang thông tin thực sự giúp ích được cho các bạn. Hãy hạn chế, kể cả chủ thể có là chính bạn. Ví dụ:
Tâm trạng của em sau khi hoàn thành đợt tình nguyện này sẽ thế nào? (Tại sao không hỏi “Nên chú tâm cái gì để hoàn thành tốt đợt tình nguyện?”)
Tại sao em không thể dễ dàng quyết định gật đầu khi nhận lời cầu hôn (Câu trả lời tới 90% là ai cũng trả lời được).
Trên đây là những điều kiêng kỵ cũng như câu hỏi nên và kinh nghiệm khi đi xem bói, câu hỏi không nên đặt ra khi đi xem bói. Nhằm giúp bạn có thêm thông tin khi muốn hỏi thầy bói về vấn đề nào đó khi đi xem. Để đi thẳng vào vấn đề chính