Những Cây Dây Leo Ăn Được

Cây dây leo vừa có tác dụng làm cảnh, che bóng mát trong sân vườn và trong số đó rất nhiều cây cho hoa quả làm thức ăn cho con người được

CÂY NHO

Những cây dây leo ăn được

Trên thị trường có rất nhiều loại nho khác nhau, phần lớn chúng là cây thân leo lâu năm hóa gỗ, được nhập từ các nước trong khu vực. Nho phân biệt chủng loại qua trái của chúng. Thường có những loại như nho xanh, nho đỏ, nho tím…Quả có hình dáng từ dài, tròn hoặc thuông…mỗi cây nhập từ các nước khác nhau, trong đó ở Pháp được xem là cái nôi của giống cây này.

Nho có tên khoa học là: vitis vinifera, trong họ ampelidaeae. Ở Việt Nam nho trồng nhiều tại Ninh Thuận. Quả có nhiều công dụng như tốt cho sức khỏe, có thể ăn trực tiếp khi chín, hoặc sấy khô, ngâm rượu…

Cây nho ưa nắng thích hợp trồng trên sân thượng, hoặc trồng giàn trong sân vườn, cây vừa làm cảnh đẹp, cho bóng mát vừa có quả để ăn.

CÂY BẦU SAO

Những cây dây leo ăn được

Quả bầu sao được xem là thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong những bửa cơm của người Việt. Khi nhắc đến quả này không mấy ai xa lạ, và còn lưu giữ vị ngon, thịt mềm của chúng. Ta có thể sử dụng để nấu canh với tôm thịt, hoặc xào, luộc, hấp …

Cây bầu sao được trồng rất nhiều bởi chúng dễ trồng, ít cần chăm sóc và mau thu hoạch. Từ lúc nhân giống cho đến khi có trái khoảng 2-3 tháng.

Cây bầu sao có tên khoa học là: lagenaria siceraria thuộc họ bầu bí. Loại cây này sống hằng năm ra trái liên tục không theo mùa nào cả. Chỉ cần làm giàn cho dây leo hoặc trồng theo hàng rào.

Bầu sao ngoài chế biến làm thức ăn thì quả của chúng được xem như vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, chữa bệnh mụn nhọt…

CÂY BẦU HỒ LÔ

http://chohoaonline.com/UserFiles/daybauholo05.jpg

Bầu hồ lô khác với bầu sao ở quả của chúng. Quả bầu hồ lô chia làm hai đoạn, phía trên thu gọn lại, phần dưới phình to ra. Loại cây kiểng này chủ yếu trồng làm cảnh, che nắng tạo bóng mát trong sân nhà, quả bầu để già sẽ chế tác làm những tác phẩm nghệ thuật phong phú, phổ biến nhất là làm bình đựng nước, đựng rượu được nhiều gọi là bình hồ lô (gọi theo tên của cây bầu)

Bầu hồ lô phát triển tương đối nhanh, thân bò leo có tua quấn, quả non ăn được nhưng không ngon bằng bầu sao. Ngoài ra bầu hồ lô còn được làm thuốc để chữa bệnh.

CÂY MƯỚP

Những cây dây leo ăn được

Cây mướp còn có tên gọi khác là mướp ta, mướp gối, hay mướp hương. Tên khoa học là: luffa aegyptiaca

Ở Việt Nam mướp trồng khắp nơi, từ thôn quê cho đến thành phố, chủ yếu trồng để lấy quả làm thức ăn. Quả mướp vừa có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cũng khá cao, một số nông dân trồng cây mướp để lấy quả bán và làm nguồn thu nhập chính cho cuộc sống.

Mướp cũng giống như bầu, bí bò leo bằng tua quấn. Khi bắt đầu trồng cần có cọc chống đỡ hoặc giàn cho cây leo lên. Thân bò dài cả chục mét, dạng góc cạnh goặc trụ tròn, thân có lông khi già hóa gỗ. Lá rộng xẻ thùy, Quả mướp dài từ 30cm-80cm, đường kính khoàng 5cm-10cm. Thịt mềm có vị thơm nhẹ, ăn rất ngon và bổ dưỡng. Người ta thường nhân giống bằng cách gieo hạt

CÂY KHỔ QUA (MƯỚP ĐẮNG)

Những cây dây leo ăn được

Mướp đắng hay còn được gọi nhiều bằng tên khổ qua, là cây trồng thuộc bản địa vùng nhiệt đới. Trồng rộng rãi từ Ấn Độ, Nam Phi, Trung Quốc và Việt Nam.

Tên Khoa học: momordica charantia, Họ bầu bí. Sở dĩ có hai tên bởi theo mỗi vùng miền Việt Nam gọi tên khác nhau. Mướp đắng là tên gọi ở Miền Băc, còn miền Nam thì gọi là cây khổ qua./

Khổ qua phân nhiều nhánh ngang, mau ra trái dễ dàng trồng bất cứ nơi đâu miễn là có ánh nắng và vị trí cho thân leo bò. Trên thị trường có hai loại khổ qua, là khổ qua rừng: trái nhỏ , lá nhỏ hơn, vị đắng hơn rất nhiều. Còn khổ qua ta trái lớn hơn được trồng và sử dụng nhiều hơn.

Khổ qua thường trồng trên giàn, hoặc hàng rào…Quả có vị đắng hình thon dài, trên bề mặt nhiều u nổi sần sù. Được sử dụng trong chế biến làm thức ăn như nấu canh, xào, nấu lẩu…Một số sử dụng làm thuốc, toàn thân cây để sử dụng được. Khi quả chín chuyển sang màu vàng tươi, bên trong quả chứa nhiều hạt dẹp màu đen, cây nhân giống bằng gieo hạt

CÂY DƯA LEO

Những cây dây leo ăn được

Dưa leo từ lúc gieo hạt cho đến khi có quả khoảng 45 ngày. Quả hình thành trên thân ngay tại nách lá, quả dưa leo có gai mềm,  hình thuôn dài bầu tròn hai đầu, màu trắng xanh. Thịt màu trắng có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Dưa leo có tên khoa học là: cucumis sativus. Trong quả dưa leo chiếm 90% là nước, và nhiều thành phần dinh dưỡng mang theo giúp giảm béo, giảm táo bón…dưa leo có thể chế biến ra nhiều món dưa dưa xào hải sản, dưa muối, bóp chua…

Các bạn dễ dàng trồng ở trong vườn nhà, trên sân thượng, mà không cần nhiều không gian.

CÂY DƯA TÂY

Những cây dây leo ăn được

Dưa tây hay còn gọi là đu đủ dây là cây dây leo trồng lấy quả nhưng không phổ biến vì ít người biết đến công dụng của loại cây này.

Tên khoa học: passiflora quadrangularis, được gọi tên khác là lạc tiên 4 cạnh. Lạc tiên bốn cạnh là loài dây leo thân thảo có tua cuốn. Lá đơn mọc cách, phiến lá gần hình tim hoặc hình trứng có đầu lá tù có mấu nhọn, đuôi là gần tim. Cuống là có 4-6 tuyến nổi hình chậu. Tua cuốn nằm ở nách lá. Hoa có mùi thơm, nhiều nhị, màu sặc sỡ. Quả hình bầu dục hoặc hơi trụ. Quả được dùng làm nước ép giải khát tương tự như loài chanh leo. Lá có thể dùng làm trà và một số nơi dùng trong quá trình điều trị bệnh cáo huyết áp và tiểu đường

DÂY THIÊN LÝ

Những cây dây leo ăn được

Hoa Thiên lý xào thị bò là món ngon ít ai quên được mùi vị của nó. Ngoài ra còn sử dụng để nấu nhiều món khác như hầm, luộc hay nấu canh. Mùi vị thơm dễ chịu. Để trồng dây thiên lý lấy hoa sử dụng không quá khó, chỉ cần một góc sân thượng nhỏ, cạnh hàng rào, hay trồng bồn trước sân sau vài tháng chúng ta đã thu hoạch được hoa.

Thiên lý phát triển nhờ thân quấn nhỏ. Lá đơn hình tim, hoa mọc ở nách thành chùm lớn màu xanh. Bộ phận dùng chủ yếu là hoa, thời điểm vừa mới chớm nở.

Cây trong họ thiên lý. Tên khoa học: telosma cordata. Cây chịu nắng tốt, phát triển thuận lợi khí hậu nóng ẩm, hoa ra quanh năm, thường nhân giống bằng cách giâm cành.

CÂY CHANH DÂY

Những cây dây leo ăn được

Chanh dây là một loài thân nửa gỗ, sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo. Thân tròn và có màu xanh, trơn nhẵn hoặc có lông tơ, dài đến 15m, có nhiều tua cuốn.

Cây chanh dây có dạng qủa mọng nhiều cùi thịt. Quả có kích thước cỡ như quả trứng gà, hình cầu đến bầu dục, khi còn xanh nó có màu xanh lục, khi chín có màu ánh vàng hoặc màu tím sậm. Ở loài chanh dây, các chất nhầy màu vàng xung quanh các hạt của quả có vị ngọt và ăn rất ngon.

Chanh dây có tên khoa học là: Passiflora incarnata, họ cam chanh, thường được gọi là mác mát, chanh leo…Quả chanh thường dùng làm nước uống giải khát,  tại một số nước chah dây được sử dụng làm thuốc trị bệnh mất ngủ an thần, hoặc dùng vỏ sắc nước uống hằng ngày

CÂY GẤC

Những cây dây leo ăn được

là một loại cây thân thảo dây leo được trồng ở khắp các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Thông thường, quả gấc có hình tròn hoặc thuôn, dài khoảng 13 cm và đường kính 10 cm, được bao phủ bởi các gai nhỏ ở bên ngoài. Khi chín, gấc dần thay đổi màu sắc, từ xanh sang vàng, cam và cuối cùng là đỏ, khi đó quả có thể được thu hoạch.

Thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoit.

Gấc có tên khoa học là: Momordica cochinchinensis

Cây phát triển rất nhanh mức độ che phủ trong vòng vài tháng, khi trồng cần lưu ý sử dụng đất tốt, nên trồng trực tiếp xuống đất để cây phát triển mạnh hơn

CÂY LÁ GIANG

Những cây dây leo ăn được

Cây lá giang hay còn gọi là Giang chua, dây dang. Tên khoa học là: Aganonerion polymorphum

Là cây mọc hoang dại, thân dây leo, thường bám lên cây lớn hoặc hàng rào, cây này trồng phổ biến khu vực ngoài Bắc Việt Nam. Thân có mủ trắng,  lá mọc đơn hình trứng thường mọc đối thành từng cặp. Hoa ra vào khoảng tháng năm âm lịch, mọc thành chùm, màu hồng lợtQuả có hai đai. Hạt có chùm lông ở đỉnh. Cây thường nhân giống bằng cách gieo hạt.

Bộ phận dùng toàn thân lá. thường dùng để nấu canh, lẩu, hoặc xào, với thịt gà, tôm, trứng…vị chua tự nhiên ăn rất ngon

CÂY MƠ LÔNG

Những cây dây leo ăn được

Là Dây leo nhánh tròn có lông. Lá to,phiến xoan tim, gốc hình tim, mặt dưới ửng tím đỏ, có lông mịn, gân phụ 7-8 cặp, cuống dài 2–6 cm, lá kèm hình tam giác. Cụm hoa hình chùy ở ngọn và nách lá. Hoa có tràng hơp thường màu trắng, miệng tràng hơi tím có 2-3 răng, có lông nhỏ. Nhị hoa có 5 chỉ. Quả hình cầu có đài màu vàng.

Lá mơ là món rau ăn kèm với nhiều loại thịt cá, đây được xem là món đặc sản của người miền Bắc. Ngoài ra chúng có công dụng làm thuốc chữa trị rất nhiều bệnh.

Tên khoa học là: Paederia lanuginosa. Cây được nhân giống chủ yếu bằng giâm cành

 

Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây hoa kiểng, những cây dây leo sử dụng ăn được,  cây nội thất, và một số cây trồng khác…Các bạn có nhu cầu tư vấn hoặc mua cây dây leo và hoa các loại vui lòng liên hệ thông tin bên dưới. Chúng tôi sẽ tư vấn và giao hàng cho quý khách.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: http://chohoaonline.com/

 http://giadinhnongdan.com/

Email: Chohoaonline@gmail.com

Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937.  

Rate this post

Viết một bình luận