Last Updated on 18/04 by Askoi
Cá koi khi bị bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường. Nhận biết được dấu hiệu cá koi bị bệnh sớm sẽ giúp chủ nuôi có phương pháp điều trị kịp thời, giúp cá khỏe mạnh.
1. Dấu hiệu nhận biết cá koi đang bị bệnh
Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy khi cá koi mắc bệnh:
Bơi lội bất thường
Cá bơi lội bất thường là một trong những triệu chứng đầu tiên cho biết cá đang bị bệnh. Dáng cá bơi như bị “say”, bơi vòng tròn hoặc bị trôi dạt không định hướng. Cá có thể bị chìm xuống đáy bể hoặc không thể tự làm nổi bản thân. Khi cá mất khả năng bơi hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn.
Cá thở nặng nề
Cá hô hấp không bình thường, thở có vẻ nặng nề – đây là một dấu hiệu nguy hiểm không được coi nhẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bởi vấn đề về sức khỏe hoặc môi trường nước của cá không đảm bảo. Nên kiểm tra hệ thống sục khí và phải luôn giữ cho nước trong sạch. Nếu mọi chuyện vẫn không tốt hơn thì chắc rằng cá của bạn đã bị bệnh. Mỗi loài cá khác nhau có nhịp hô hấp nhanh chậm khác nhau vì vậy khi nuôi cá bạn nên ghi nhớ cách hô hấp của cá để phân biệt khi cá có biểu hiện hô hấp khác thường.
Các tấm (lá) mang của cá khoẻ mạnh thường có màu hồng tươi, các tơ mang rời nhau. Khi mang cá chuyển sang màu nhợt nhạt là cá có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Bỏ ăn
Cá chán ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể do bạn thay đổi đột ngột thói quen (giờ cho ăn) của cá. Cá có thể ngừng ăn hoàn toàn khi mắc bệnh hoặc cũng có thể tự nhiên cá ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định.
Cá bị bệnh có thể nuốt miếng ăn vào miệng sau đó lại nhả ra ngay. Một nguyên nhân nữa dẫn đến cá bỏ ăn có thể là do bị táo bón. Bệnh này sẽ gây trướng bụng cá và làm cá chết.
Hình dáng cơ thể cá koi bất thường
Quan sát cá mỗi ngày không chỉ là cách thư giãn mà còn giúp bạn kiểm tra và phát hiện những thay đổi hình dáng của cá như: rụng râu, rách vây, đuôi, các vết rách… Khi thấy cá sưng bụng cũng có thể là điều tốt nếu như đó là cá cái đang mang trứng nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu cá bị bệnh táo bón hoặc bị nhiễm ký sinh trùng nội bộ và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Màu sắc cá bị xỉn
Sự mất màu trên cơ thể cá cũng có thể do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể và các yếu tố trong bể nuôi như oxi, ánh sáng. Ngoài ra cá cũng thay đổi màu sắc khi bị căng thẳng hoặc cá tấn công lẫn nhau.
Có một số loài cá (cá đực) tự làm thay đổi màu sắc của chúng để tránh phải “đụng độ” với những con đực khác trong cùng một bể nuôi. Trong trường hợp này sự thay đổi màu sắc là rất có lợi vì nó tránh được “bạo lực”.
Các u nang, vết lở loét và các vết máu (xuất huyết)
Bệnh trên da cá thường biểu hiện ở dạng như các u nang, các đốm, vết lở loét… Những con cá bị bệnh có thể do ký sinh trùng gây ra như nấm, trùng quả dưa…
Khi những con cá bị bệnh thường bị “ngứa” và những con cá bị bệnh này thường tự chữa bằng cách cọ mình vào những vật có bề mặt nhám, xù xì trong bể. Điều này không làm cho cá khỏi bệnh mà khiến cho vết loét và bệnh ngày càng lan nhanh làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Bạn tìm hiểu chi tiết hơn:
2. Phải làm gì khi cá koi bị bệnh?
Khi phát hiện cá koi bị bệnh, đầu tiên bạn cần phải quan sát các dấu hiệu trên thân cá, dáng bơi của cá… để nhanh chóng xác định cá đang mắc bệnh gì. Mỗi bệnh thông thường sẽ có các phương pháp điều trị riêng.
Tiếp theo, bạn cần tách cá bị bệnh ra thau hoặc các tank nhựa riêng để tránh lây bệnh cho những con cá khác trong bể. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý xem quá trình chăm sóc cá: thay nước, cho cá ăn đã đúng quy cách chưa. Trong trường hợp thấy nước bẩn thì cần nhanh chóng xử lý nguồn nước bằng hệ thống lọc để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá sinh trưởng và phát triển tốt.
Đối với cá bệnh, như đã nói ở trên, tùy vào bệnh cụ thể của cá mà sẽ có những cách điều trị, sử dụng thuốc khác nhau, ví dụ như:
- Nếu cá bị tuột nhớt: Cơ thể cá bị mất nhớt, cứng mình, trắng mắt thì bạn ngâm cá trong nước muối với nồng độ 3-7‰ khoảng 12 giờ hoặc thay 70% nước.
- Nếu cá koi bị lở loét: Biểu hiện thân cá bị ghẻ tróc, lở loét, trầy da, đốm đỏ, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn. Cách điều trị là dùng formol với nồng độ 5 ml/100 lít nước tắm cho cá, hoặc tắm muối cho cá với nồng độ 1,5 kg/20 lít nước, hoặc cho cá ăn kháng sinh oxytetracycline. Có thể ngâm Tetracycline trong hồ với số lượng 1-2 viên/20 lít nước.
- Nếu cá koi bị đốm đỏ với các biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ, màu sắc da tối sẫm, vảy xuất hiện các chấm huyết đỏ… thì cách điều trị là đánh muối với tetracyclin. 1 khối nước = 1 vỉ tetracyclin + 1kg muối. 12h thay 2-3 lần nước 1 lần. Thời gian đánh muối trong 3 ngày.
Trong trường hợp bạn mới nuôi cá, chưa có kinh nghiệm chữa bệnh cho cá thì cần nhanh chóng tìm đến bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm để nhờ sự giúp. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến các đơn vị, cửa hàng bán cá koi chuyên nghiệp, tại đây các chủ hàng am hiểu rõ về các bệnh cá koi thường gặp, có đủ loại thuốc để xử lý bệnh cá koi nhanh chóng để đàn koi được khỏe mạnh.
Bạn cần biết rằng, chỉ cần chậm trên 1 chút là cá koi có thể chết, đối với những đàn koi giá trị vài chục triệu, thậm chí là vài trăm triệu, vài tỷ thì đây là thiệt hại không hề nhỏ. Mặt khác, về mặt phong thủy, cá koi bị chết cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí của chủ nhân.
Askoi hiện là 1 trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cá koi uy tín nhất miền Bắc được nhiều khách hàng đánh giá cao. Nếu có nhu cầu bạn có thể sử dụng dịch vụ chất lượng nơi đây.
3. Cách phòng tránh bệnh cho cá koi
Để có thể phòng tránh bệnh cho cá koi hiệu quả nhất thì bạn cần biết được nguyên nhân chính khiến cá koi bị mắc bệnh. Người ta có câu, trước khi chơi cá koi thì bạn cần phải biết chơi nước trước, đây là ý kiến hoàn toàn đúng. Bởi gần như phần lớn bệnh cá koi xảy ra đều do nguồn nước nuôi không được đảm bảo.
Trong hồ nuôi cá Koi nhà bạn có rất nhiều vi sinh vật độc hại phát triển dẫn đến các bệnh ở cá koi. Nó phát triển phần lớn là do thức ăn dư thừa và phân cá có ở trong hồ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do:
- Quá trình cải tạo và xử lý hồ cá Koi không đúng quy chuẩn.
- Không có hệ thống lọc nước hồ cá koi hoặc có nhưng không đúng kỹ thuật.
- Thiết bị lọc hoặc phụ kiện lọc nước không đúng quy chuẩn.
- Không xử lý vi sinh và các sinh vật từ ban đầu.
- Lưu lượng lưu thông nước cũng như lực đẩy không đủ để tống các chất thải ra ngoài.
Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất lúc này đó chính là trang bị bộ lọc nước hồ cá Koi để cải tạo và vệ sinh nguồn nước dành cho toàn bộ khu thủy sinh trong hồ, giúp cho việc lọc nước sạch hơn, mặt hồ thông thoáng hơn. Bộ lọc nước có tác dụng:
- Lọc sạch được toàn bộ phân, thức ăn thừa và các tạp chất trong hồ.
- Tạo dòng chảy vừa đủ kích thích cá Koi bơi lội giúp cá tăng trưởng nhanh, giữ body đẹp.
- Giúp loại bỏ vi sinh vật có hại trong hồ.
- Cải thiện đáng kể môi trường nước, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức chăm sóc hồ đồng thời giữ độ pH ổn định.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý cho cá koi ăn, chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa. Khi bắt cá về cần kiểm tra thật kỹ cá trước khi thả vào để tránh lây những con cá khác trong hồ.
Bạn có thể tham khảo về dịch vụ Vệ sinh, chăm sóc và bảo dưỡng hồ cá koi.
Qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều kiến thức trong việc nhận biết và điều trị bệnh cho cá koi đồng thời biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Nhìn chung nuôi cá koi cần dành nhiều tâm sức và cần có cả sự đam mê, bạn cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa để chăm sóc hồ cá nhà mình được tốt nhất.