Những điều bạn cần biết về ngành Truyền thông quốc tế

Truyền thông quốc tế là ngành học thuộc nhóm nhóm ngành đào tạo về truyền thông. Nếu yêu thích và quan tâm ngành học này thì hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về nó trong phần dưới bài viết này nhé.

nganh truyen thong quoc te

nganh truyen thong quoc te

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Truyền thông quốc tế là gì?

Truyền thông quốc tế (tiếng Anh là International Communication) là ngành học về Báo chí – Văn hóa đối ngoại và PR – Truyền thông. Đào tạo các kỹ năng của một nhà báo, khả năng của người làm truyền thông đối ngoại và khả năng tổ chức sự kiện, lên kế hoạch truyền thông.

Ngành Truyền thông quốc tế có mã ngành là 7320107.

Học truyền thông quốc tế để làm gì?

Sinh viên ngành truyền thông quốc tế được đào tạo các kiến thức và kỹ năng quan trọng về truyền thông, đối ngoại, cụ thể như:

  • Khả năng phân tích lý thuyết, mô hình truyền thông, các loại hình truyền thông đại chúng, các đặc điểm và xu thế báo chí truyền thông trên thế giới và ở Việt Nam
  • Có khả năng phân tích các vấn đề trong lý luận và thực tiễn báo chí, truyền thông
  • Khả năng xác định đối tượng công chúng truyền thông quốc tế và đội ngũ thực hiện sản phẩm theo từng loại hình truyền thông quốc tế
  • Khả năng xác định đặc điểm ngôn ngữ báo chí truyền thông bao gồm ngữ viết, ngữ nói và hình ảnh
  • Có khả năng phân tích lý thuyết đối ngoại công chúng, ngoại giao kinh tế, văn hóa
  • Sử dụng thành thạo vốn kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành trong các hoạt động thực tiễn
  • Vận dụng được pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông trong các hoạt động tác nghiệp

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế

Hiện nay chỉ có duy nhất 2 trường đào tạo ngành Truyền thông quốc tế và cả 2 trường này đều ở khu vực miền Bắc.

Các trường tuyển sinh ngành Truyền thông quốc tế năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 27.0 và cao nhất là 28.1 (tính theo thang điểm 30).

Các khối thi ngành Truyền thông quốc tế

Các khối thi ngành Truyền thông quốc tế vào từng trường cụ thể như sau:

  • Học viện Ngoại giao xét tuyển theo các khối:
    • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
    • Khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
    • Khối D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp)
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển theo các khối sau:
    • Khối D01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
    • Khối D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
    • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông quốc tế

Nếu bạn quan tâm tới chương trình học ngành Truyền thông quốc tế trong 4 năm thì có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành học này của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Triết học Mác- Lênin

Kinh tế chính trị Mác- Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Lịch sử ĐCS Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Pháp luật đại cương

Chính trị học

Xây dựng Đảng

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Tin học ứng dụng

Ngoại ngữ (Lựa chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung)

Tiếng Anh học phần 1/Tiếng Trung học phần 1

Tiếng Anh học phần 2/Tiếng Trung học phần 2

Tiếng Anh học phần 3/Tiếng Trung học phần 3

Tiếng Anh học phần 4/Tiếng Trung học phần 4

Học phần tự chọn, bao gồm:

Quan hệ quốc tế đại cương

Địa chính trị thế giới đại cương

Xã hội học đại cương

Tiếng Việt thực hành

Kinh tế học đại cương

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Ngôn ngữ học đại cương

Tâm lý học xã hội

Lý luận văn học

Lịch sử văn minh thế giới

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Lý thuyết truyền thông

Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông

Công chúng báo chí – truyền thông

Quan hệ công chúng và quảng cáo

Học phần tự chọn, bao gồm:

Đối ngoại công chúng

Ngoại giao kinh tế và văn hóa

Khu vực học

Truyền thông trong lãnh đạo, quản lý

Truyền thông xã hội và giao thoa văn hóa

Bản quyền truyền thông quốc tế

2/ Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Cơ sở truyền thông quốc tế

Thông tin đối ngoại Việt Nam

Lý luận báo chí quốc tế

Thông tấn báo chí đối ngoại

Chính luận báo chí đối ngoại

Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại

Thực tế chính trị – xã hội

Kiến tập nghề nghiệp

Học phần tự chọn, bao gồm:

Giao tiếp và đàm phán quốc tế

Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam

Lịch sử quan hệ quốc tế

Luật pháp quốc tế

Quản trị truyền thông quốc tế

Những vấn đề toàn cầu

3/ Kiến thức bổ trợ
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Tiếng Anh chuyên ngành (1)

Tiếng Anh chuyên ngành (2)

Học phần tự chọn, bao gồm:

Tiếng Anh chuyên ngành (3)

Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành

Tiếng Anh giao tiếp đối ngoại

4/ Kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Các loại hình truyền thông quốc tế

Quản trị truyền thông quốc tế

Lao động nhà báo quốc tế

Quản lý báo chí đối ngoại Việt Nam

Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế

Thực tập cuối khóa

Khóa luận/ Học phần thay thế khóa luận

Học phần thay thế khóa luận:

Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế

Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

Học phần tự chọn, bao gồm:

Tổ chức hoạt động đối ngoại

Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại

Kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin quốc tế

Kỹ năng giao tiếp liên văn hoá

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông quốc tế với những kiến thức học được có thể thử sức bản thân ở nhiều vị trí công việc khác nhau như:

  • Công tác truyền thông quốc tế tại các tổ chức thuộc Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
  • Công tác tại các cơ quan quản lý thông tin báo chí
  • Phóng viên, biên tập viên quốc tế
  • Biên – Phiên dịch viên truyền thông quốc tế
  • Nghiên cứu viên truyền thông, thông tin đối ngoại tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo

Mức lương ngành Truyền thông quốc tế

Mức lương trung bình của nhân sự ngành Truyền thông quốc tế là từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tùy theo kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên ngành và vị trí công việc mà sẽ có các thay đổi, cụ thể như sau:

  • Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành Truyền thông quốc tế là từ 8 – 10 triệu đồng/tháng
  • Các nhân sự có kinh nghiệm, tài năng hơn có thể có mức thu nhập từ 15 – 20 triệu.
  • Các cán bộ cấp quản lý trong ngành mức thu nhập có thể lên tới 25 – 40 triệu đồng/tháng tùy quy mô công ty và năng lực mỗi cá nhân.

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về ngành Truyền thông quốc tế. TrangEdu chúc các bạn có những sự lựa chọn ngành nghề, trường học đúng đắn và phù hợp nhất.

Rate this post

Viết một bình luận