Ghim
0
Chia Sẻ
Kính áp tròng silicone hydrogel là loại kính áp tròng mềm được thiết kế một cách đặc biệt cho phép nhiều oxy thấm qua thấu kính đến giác mạc hơn so với các kính áp tròng mềm (hydrogel) thông thường. Theo nghiên cứu, kính áp tròng này cho phép oxy đến giác mạc nhiều gấp 5 lần so với kính áp tròng hydrogel thông thường.
Cả hai loại kính áp tròng hydrogel silicone và hydrogel thông thường đều được làm bằng nhựa, dễ bị cứng khi khô nhưng có thể mềm trở lại khi được ngâm trong nước.
Vì thế, nếu bạn để hai loại kính này khô thì sẽ khiến cho kính dễ bị vỡ. Để làm cho kính mềm và dẻo trở lại, bạn chỉ cần ngâm trong dung dịch chuyên dụng trong vòng vài phút.
Kính áp tròng Silicone Hydrogel (Silicone chứ không phải silicon đâu nhé^^)
Kính áp tròng “silicone hydrogel” đôi khi bị gọi nhầm là tròng kính “silicon hydrogel”.
Silicon là một khoáng chất phổ biến, tinh khiết được dùng để sản xuất chất bán dẫn trong các sản phẩm máy tính công nghệ cao. Trong khi đó, Silicone thuộc nhóm vật liệu dẻo, giống như nhựa có chứa các hợp chất silicon, carbon, oxy, và các loại hóa chất khác.
Ngoài việc sử dụng để tăng tính thấm oxy của kính áp tròng, silicone còn được sử dụng để chế tạo núm vú, ống y tế, và các thiết bị y tế khác. Silicone có thể dùng để sản xuất kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng thấm khí GP.
Ưu điểm của kính áp tròng Silicone Hydrogel
Chắc hẳn bạn đã biết việc đeo kính áp tròng sẽ làm giảm lượng oxy đến giác mạc, dẫn đến một số vấn đề như đỏ mắt, sưng giác mạc, mờ mắt rất khó chịu. Hơn nữa, thiếu oxy cho giác mạc (đặc biệt là thói quen đeo kính áp tròng qua đêm) có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng mắt.
Vì thế, kính áp tròng này ra đời với hy vọng có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho mắt để làm giảm thiểu các vấn đề trên. Do đó ưu điểm của loại kính này là làm tăng độ an toàn cho mắt khi bạn phải đeo kính áp tròng hàng ngày và liên tục.
Việc làm tăng lượng oxy cho mắt rất có lợi cho những người đeo kính áp tròng, đặc biệt với những người không chú trọng thay kính thường xuyên hoặc đeo kính không đúng cách.
Nhược điểm của kính áp tròng Silicone Hydrogel
Nhờ vào khả năng thẩm thấu oxy, vật liệu silicone hydrogel cũng phù hợp để sản xuất các loại kính áp tròng đặc biệt đòi hỏi kích thước lớn hơn như kính áp tròng loạn thị, kính áp tròng hai tròng, kính áp tròng cho mắt khó điều chỉnh, kính áp tròng tùy chỉnh, và cả kính áp tròng mềm khắc phục bệnh keratoconus.
Nếu làm bằng vật liệu hydrogel mềm thông thường, những loại kính này sẽ không tạo cảm giác thoải mái cho người đeo.
Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn các vấn đề khó chịu của việc kính áp tròng nói chung. Mặc dù tăng tính thấm oxy, một số nghiên cứu cho thấy kính áp tròng silicone hydrogel có nguy cơ gây viêm kết mạc và các biến chứng khác cao hơn so với ống kính hydrogel thông thường. Tuy nhiên, lý do cho những vấn đề này này vẫn chưa được giải thích cụ thể.
Tác dụng phụ khi đeo kính áp tròng Silicone hydrogel
Nhiều người đeo kính tiếp xúc Silicone hydrogel hay bị các triệu chứng dị ứng như đỏ mắt, khó chịu, ngứa mắt, hoặc khô mắt. Những triệu chứng này cũng có thể là do họ đã sử dụng loại dung dịch rửa kính áp tròng không phù hợp.
Bên cạnh đó, mặc dù kính đã cho phép nhiều oxy thẩm thấu vào mắt, nhưng lượng silicone được thêm vào có thể làm giảm độ ẩm của mặt kính dẫn đến hiện tượng khô mắt.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia đã phát triển ra nhiều giải pháp, bao gồm các chất dung dịch chuyên dụng để giữ cho kính silicone hydrogel luôn ẩm và bạn có thể thoải mái kể cả khi đeo cả ngày.
Ngoài ra, do khả năng thẩm thấu oxy vào mắt, một số người sẽ khó thích nghi khi đeo này. Ngay cả khi bạn đã quen với kính áp tròng thông thường thì bạn vẫn thấy không thoải mái với loại kính này. Bạn có thể cảm thấy cộm mắt hoặc chí ít là nhận thấy rõ ràng có sự xuất hiện của kính trên mắt.
Kết luận
Kính áp tròng silicone hydrogel có thể xem là một trong những cải cách tối tân về công nghệ sản xuất kính áp tròng, vượt trội so với công nghệ cũ, giúp thẩm thấu oxy qua kính vào giác mạc. Loại kính này giúp bạn cảm thấy thoải mái, có thể đeo lâu hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, để biết được mình phù hợp với loại kính này hay không, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhé.