Nếu ai là người con của vùng đất Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chắc chắn sẽ biết đến một loại rau có mùi với hương vị rất đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có được. Một nguyên liệu thường được những bà mẹ và bà dùng để nấu những món canh chua trong bữa cơm gia đình, đó chính là LÁ É
Mô tả
É là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi có thân vuông. Tuy nhiên ở vùng đất khô cằn KrôngPa thì cây lá é thường sống theo mùa, lá é mọc nhiều nhất vào đầu mùa mưa tháng 3, tháng 4 Âm lịch.
Về hình thái, lá é giống như cây é quế (cây húng quế ), chỉ khác phía trên có nhiều cành, lá và hoa đều có lông.
Lá é được dùng như loại rau gia vị trong ẩm thực, rất thơm và có cái chất gì đó quyến rũ đối với khẩu vị người ăn nên ngày xưa được tiến vua, vậy nên lá é còn có tên gọi khác là Tiến thực.
Thành phần hóa học
Hạt chứa khoảng 5% nước, 3-4% chất vô cơ và chất nhầy. Thủy phân chất nhầy sẽ được galacturonic, arabinoza, galactoza.
Toàn thân chứa 2,5 đến 3,5% tinh dầu tươi. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỉ lệ 56%, ngoài ra còn khoảng hơn 20 chất khác.
Công dụng
Lá é có mùi đậm hơn é đỏ (húng quế) vì chứa hàm lượng tinh dầu cao, đặc biệt khi ra hoa, mùi thơm càng lan tỏa nên lá é cũng được dùng để sản xuất tinh dầu.
Cây lá é trồng ở những vùng đất pha cát ở miền Trung, Tây Nguyên nhiều nắng và cằn cỗi thường cho vị đậm và thơm hơn, so với é ở những vùng khác.
Nguyên liệu này không những được dùng để gợi mùi thơm đặc biệt với vị cay nhẹ trong món canh chua của người miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà còn được người dân vùng đất này xem như bài thuốc dân gian chữa đau bụng, cảm sốt, đau đầu…
Riêng với vùng đất nắng gió KrôngPaPa, Gia Lai, lá é được dùng làm gia vị nêm nếm cho nhiều món ăn như canh dưa non, canh cà, canh lá mì…vì mùi thơm đặc biệt của nó mang lại. Ngoài ra muối lá é còn được dùng làm món chấm cho nhiều món thịt gà, thịt vịt và đặc biệt là chấm với Bò Một Nắng – Đặc sản nơi đây.
Giữa cuộc sống Sài Gòn bộn bề, thật khó để tìm được một bữa ăn với hương vị đậm chất quê hương như thế này.
Hiểu được nỗi lòng của những người con xa xứ, Chúng tôi đã chế biến và cung cấp một món chấm mang tên MUỐI KIẾN LÁ É. Những con kiến vàng béo mộng, cùng với nhánh lá é để cho ra một hương vị cay nồng đặc trưng lẫn ít vị chua chua của kiến. Bò một nắng, mang chút dư vị đồi núi, hòa cùng hương thơm nồng của muối kiến lá é và vị cay dịu của ớt xiêm xanh. Sự kết hợp này đã làm món ăn trở nên hấp dẫn, sự gợi nhớ những tình cảm quê hương Miền Trung Tây Nguyên giàu sản vật, dành tặng những ai xa quê có thể bồi hồi tìm về hương vị xưa mỗi lần thưởng thức.
Xem thêm bài viết về con kiến vàng tại đây.
Dacsanbomotnang.com
(Bài viết có sử dụng tư liệu Internet)