Rất nhiều người nuôi cá cảnh nhưng lại gặp không ít những khó khăn như cá hay bệnh tật, cá chết thường xuyên,… Thật ra, chơi cá cảnh không phải là hình thức giải trí mà còn là một nghệ thuật. Bởi cá cảnh không giống như những loại cá khác, chúng được sống trong một môi trường đặc biệt, chế độ ăn uống và cách chăm sóc cũng cần phải kỹ lưỡng. Vì thế mà khi nuôi cá cảnh bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ. Hãy cùng xem dân sành chơi cá cảnh Đà Nẵng chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích gì bên dưới nhé!
1. Lựa chọn loại cá cảnh phù hợp
Hiện nay, có hàng trăm loại cá có thể nuôi để làm cảnh. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng được nuôi với cách thức giống nhau. Chẳng hạn như những loại cá cảnh có đặc tính dữ thì không thể nuôi với những loại bơi chậm, nhỏ và yếu hơn.
Với những người mới nuôi cá cảnh, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những giống cá đẻ con như cá bảy màu, hồng kim, molly đen,… Hoặc những giống các chọi như cá sặc trân châu, cá hôn môi, cá sặc bướm,… Đây chính là những loại cá vừa dễ nuôi và cũng dễ chăm sóc.
2. Chú ý đến sức khỏe của cá khi mua và khi chăm sóc
Kiểm tra sức khỏe thân cá và tốc độ bơi
Không phải cứ mua cá về thả vào hồ cho ăn thì sẽ có được một bể cá đẹp. Bạn cần phải tinh tế ngay từ khâu chọn cá. Cá khi mua phải bơi khỏe, không có hiện tượng lờ đờ, vảy và mang cá không được bong tróc hay có vết trầy xước. Như vậy thì cá mới dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới hơn.
Bên cạnh đó, với những loại cá cảnh đủ sức khỏe thì khi nuôi sẽ có thân hình cân xứng, đầy đặn và không bị dị tật. Nếu loại cá bạn mua có hiện tượng lờ đờ, không bơi theo bầy đàn thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cá đang có vấn đề.
Kiểm tra màu sắc của cá
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định được thể trạng của cá. Nếu cá có màu sắc nhạt nhòa, không rựa rỡ thì cá đang bị bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh.
Bên cạnh đó, nếu trên thân cá có lớp màn nhầy, có đốm trắng hoặc nấm khác lạ thì bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ xem có phải là đặc điểm bẩm sinh của cá hay cá đang phát bệnh. Một số điểm khác như cá bị sưng, bầm, mắt đục, mù,… đó cũng là hiện tượng cảnh báo cá đang mắc bệnh.
3. Phân loại cá và lựa chọn bể cá phù hợp
Phân loại cá theo đặc tính
Cá cũng như những loài sinh vật khác, sẽ có loại thuộc tính dữ và cũng có loại tính ôn hòa. Tuy nhiên, hai loại cá này không thể nuôi chung trong một chiếc bể. Bởi sẽ dễ dẫn đến tình trạng cá dữ sẽ ăn thịt các loại cá khác, tranh dành thức ăn, tấn công lẫn nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của cá trong bể.
Lựa chọn cá phù hợp với không gian bể cá
Nếu bạn chỉ có 1 chiếc bể, bạn nên lựa chọn nuôi những loại cá ôn hòa để có thể dễ dàng chăm sóc. Tùy vào thể tích của bể mà bạn có thể chọn nuôi cá ít hoặc nhiều. Không nên nuôi quá nhiều cá trong một bể nhỏ, sẽ khiến cho nước nhạn bẩn, cá sẽ khó hấp thụ ô xi và dễ gây bệnh tật.
Với những người nuôi cá lần đầu thì bạn nên chọn nuôi những loại cá đơn giản và dễ chăm sóc, sau đó sẽ nâng dần tay nghề và chọn nuôi nhiều loại cá khác khó hơn như: cá kim thơm, cá tai tượng da beo, cá đĩa,…
4. Bạn nên dùng các thiết bị máy lọc nước
Cá cảnh vốn là một loài cực kỳ nhạy cảm với môi trường nước, chúng có thể dễ dàng phát bệnh nếu như nước bẩn, thiếu ô xi hoặc chật hẹp. Vì thế điều đầu tiên bạn cần đảm bảo đó chính là môi trường sống của cá phải sách, nhiệt độ và các thông số phải đảm bảo ở mức ổn định nhất.
Với những loại cá đơn giản thì có thể chịu được các vẫn đề xấu từ môi trường, nhưng với nhiều loại cá phức tạp, “kén” môi trường thì chúng sẽ rất khó có thể đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
Một bể cá đúng tiêu chuẩn thì cần phải có đủ 4 thiết bị đó chính là máy lọc, máy sưởi, nhiệt kế và máy sục khí. Bạn cũng cần phải chọn mua những loại máy hoạt động với tính tăng tối đa, nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Ở các cửa hàng bán cá cảnh Đà Nẵng thường có bán các loại máy bày với nhiều kích cỡ khác nhau.
5. Không nên sử dụng quá nhiều các đồ vật trang trí trong bể cá
Thông thường, trong bể cá cảnh bạn sẽ trang trí các đồ bật như san hô gia, cây giả, nhà cửa,… Mục đích chính của các vật dụng này là khiến cho bể cá trở nên sinh động đẹp mắt hơn. Đồng thời, với những nhà có không gian sang trọng thì bể cá đẹp cũng là một điểm nhấn.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều những vật dụng trang trí này cũng có một số vấn đề ảnh hưởng đến môi trường sống của cá. Bởi hầu hết các đồ vật trang trí bể cá thường làm bằng nhựa kết hợp với phẩm màu để tạo nên sự bắt mắt.
Tuy nhiên, qua thời gian dài ngâm nước, chúng sẽ phai màu và thải ra các chất có hại cho môi trường sống của cá, dẫn đến tình trạng cá bị nhiễm độc và gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe. Rất nhiều trường hợp cá chết nhưng ngay cả những người “sành chơi cá” cũng không hiểu rõ nguyên nhân.
Đặc biệt, những món đồ trang trí bể cá càng rẻ tiền thì sẽ càng nhiều phẩm màu và dễ gây độc hại hơn nữa. Vì thế, bạn cũng nên lựa chọn số lượng đồ vật phù hợp, chú ý đến chất lượng và thường xuyên theo dõi bể cá của mình để kịp thời thay đổi.
6. Khi mua cá về bạn không nên thả ngay vào bể
Không ít người khi mua cá về vì sợ cá thiết nước và bị ngột nên đã thả ngay vào bể. Thế nhưng, rất nhiều trường hợp vì cá chưa kịp thích ứng với môi trường nước mới nên dễ bị nhiễm độc. Biểu hiện cá lúc này đó chính là sẽ bơi tán loạn, và một thời gian sẽ chết dần.
Để tránh tính trạng này thì khi mua cá về bạn nên để chúng trong túi, sau đó ngâm túi trong nước 20 phút hoặc có thể hơn. Mục đích nhằm giúp cá có thể cân bằng với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó, bạn nên đổ một ít nước trong bể vào túi để cá quen dần. Khi đã đủ thời gian làm quen với loại nước mới thì bạn có thể vớt riêng cá cho vào bể. Chú ý không nên đổ nước trong túi vào bể, tránh tính trạng lây lan vi khuẩn và hóa chất từ những bể khác vào bể của mình.
7. Nên khử clo bể cá trước khi thả cá vào
Có nhiều người khi mua cá về đã thả ngay vào bể, sau đó cá bơi tán loạn, lờ đờ và chết dần. Đó chính là biểu hiện của cá đã bị ngộ độc với các thành phần có trong bể chưa qua xử lý. Thông thường, nước của bạn sử dụng sẽ có lẫn clo, với khu vực thành phố thì mật độ clo sẽ coa hơn rất nhiều.
Để đảm bảo sức khỏe của cá một cách tốt nhất thì bạn nên phơi bể cá dưới trời nắng ít nhát 1 ngày để loại bỏ khí clo. Nếu thời tiết nắng thì càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy bơm giúp khử clo hoặc các loại thuốc khử clo có bán tạo nhiều cửa hàng thú y. Bạn nên chọn mua những loại thuốc tốt để kết quả đạt như ý muốn.
8. Một số địa chỉ bán cá cảnh Đà Nẵng mà bạn nên chọn
Cá cảnh Tuấn Khôi Đà Nẵng
Địa chỉ: 381/2 Lê Duẩn, quận Thanh Khê
Đây là địa chỉ bán cá cảnh nổi tiếng ở Đà Nẵng, với đa dạng các loại khác nhau. Đồng thời sẽ cung cấp cho bạn những đồ vật trang trí bể an toàn, đẹp mắt, hướng dẫn cách nuôi cá tận tình.
Cửa hàng cá cảnh Hòa Bình
Địa chỉ: 99 Hải Phòng, q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cửa hàng cá cảnh Hòa Bình chuyên cá cảnh nội nhập, ngoại nhập đáp ứng đam mê của những người chơi cá. Bên cạnh đó, cửa hàng còn chuyên phục vụ thức ăn cho cá, vật dụng vệ sinh hồ cá,… cực kỳ tiện ích.
Cửa hàng cá cảnh Tài Đà Nẵng
Địa chỉ: 134 Triệu Nữ Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Cửa hàng cá cảnh Tài tại Đà Nẵng là một trong những địa chỉ bán cá cảnh được nhiều người biết tại Đà Nẵng. Cửa hàng chuyên các loại cá cảnh phục vụ cho nhu cầu đam mê “chơi cá” của nhiều người. Bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc từng loại cá và trở thành “dân sành chơi” cá cảnh chỉ trong thời gian ngắn.
Cá cảnh Hồng Anh
Địa chỉ: 303 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Cá cảnh Hồng Anh là một địa chỉ nổi bật được nhiều người biết đến. Tại đây cung cấp khá nhiều loại cá thuộc các chủng loại khác nhau. Bạn có thể tùy chọn cho mình những loại cá tốt nhất, phù hợp nhất ngay tại đây. Cửa hàng Hồng Anh còn chuyên cung cấp các loại cá cảnh, cá rồng quý như Kim Long Quá Bối, Kim Long Hồng Vỹ , Cao Lưng Kim Long…
Nếu bạn muốn trở thành một “dân sành chơi cá cảnh” thì cần phải nạp ngay những mẹo vặt trên đây. Chúc các bạn có một bể cá xinh xắn cho không gian gia đình của mình nhé!
Rate this post