Những kỹ năng xã hội cho trẻ cha mẹ nên dạy con từ sớm
Trẻ em cần được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng xã hội cần thiết trong hành trình khôn lớn của bản thân bởi những kỹ năng xã hội cho trẻ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tương lai sau này. Bài viết hôm nay từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ giới thiệu những kỹ năng xã hội cho trẻ cha mẹ nên dạy con từ sớm.
Biết chia sẻ
Chia sẻ là một kỹ năng xã hội cho trẻ giúp các bé phát triển tốt về tính cách cũng như trí tuệ. Theo nghiên cứu của tạp chí khoa học tâm lý “Young Children Share the Spoils After Collaboration” của tác giả F. Warneken, trẻ ở khoảng 2 tuổi bắt đầu có mong muốn được chia sẻ với mọi người xung quanh, nhưng chỉ vì lý do trẻ cảm thấy đồ chơi hoặc đồ dùng quá nhiều. Mặt khác, khi lớn hơn, khoảng từ 3 đến 6 tuổi, trẻ lại không muốn nhường nhịn và chia sẻ những món đồ mình sở hữu. Đến 7 – 8 tuổi, nhận thức của trẻ tốt hơn, sẵn sàng sẻ chia và bày tỏ sự quan tâm với mọi người. Càng chia sẻ nhiều, trẻ sẽ cảm thấy bản thân tốt đẹp và tự tin hơn. Từ đó, kích thích bản năng muốn làm người tốt ngay từ nhỏ của trẻ.
Để dạy trẻ biết chia sẻ, phụ huynh không nên ép buộc mà hãy hướng dẫn cách chia sẻ và hình thành thói quen này cho trẻ như nếu có 2 viên kẹo sẽ chia cho bạn 1 viên, chia sẻ đồ chơi với bạn và chơi cùng bạn… Sau mỗi lần trẻ chia sẻ, cha mẹ đừng quên dành những lời khen ngợi cho trẻ như “Mẹ thấy Bin đã chia kẹo cho bạn Mình. Mẹ thấy bạn ấy cười khúc khích, chắc bạn vui lắm đấy. Bin của mẹ ngoan lắm.” để khuyến khích các hành động này.
Biết chia sẻ
Biết lắng nghe
Lắng nghe là sự thấu cảm cần có khi giao tiếp bởi kỹ năng này thể hiện khả năng tiếp thu của trẻ đối với những gì người khác đang trình bày. Đặc biệt trong học tập, nếu trẻ sở hữu kỹ năng lắng nghe thì kiến thức được truyền đạt từ giáo viên sẽ được trẻ phân tích, ghi chép và tiếp nhận đầy đủ nhất. Điều này giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng trong học tập.
Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này, các bậc phụ huynh có thể luyện tập cùng trẻ trong thời gian đọc sách như hỏi trẻ có nghe kịp câu chuyện không và yêu cầu trẻ kể lại. Nếu trẻ quên, cha mẹ hãy nhắc khéo những chỗ còn trống và động viên trẻ trở nên tốt hơn cho những lần sau. Ngoài ra, cha mẹ nên dạy trẻ rằng việc ngắt lời khi người khác đang nói là một hành động không tốt, cần hạn chế.
Xem thêm: Trí thông minh nội tâm là gì? Phát triển trí thông minh nội tâm cho trẻ như thế nào?
Biết lắng nghe
Biết hợp tác
Hợp tác có nghĩa là cùng nhau hành động, cùng nhau cố gắng để đạt được một kết quả chung tốt đẹp. Vì vậy, hợp tác là một kỹ năng xã hội cho trẻ rất cần thiết và có ích cho tương lai sau này.
Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, trẻ có thể hợp tác với bạn bè để hoàn thành các trò chơi đội nhóm hoặc cùng giải quyết bài tập về nhà,… Thông thường, qua những lần làm việc chung này, ngoài khả năng làm việc nhóm, trẻ còn có thể phát triển tài năng lãnh đạo thiên bẩm của bản thân.
Cách dạy trẻ biết hợp tác là cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động đội nhóm, nêu cao giá trị của tinh thần làm việc tập thể và thành công của việc làm đó mang lại. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tổ chức những hoạt động gia đình tập thể, phân chia mỗi người một công việc nhà phù hợp với khả năng để giúp trẻ làm quen với việc hợp tác.
Xem thêm: Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non
Biết hợp tác
Biết giao tiếp bằng mắt
Trong giao tiếp, sự giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người đối diện trong cuộc hội thoại. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ khá nhút nhát và ngại ngùng, không nhìn trực tiếp vào người đối diện khi trò chuyện. Do đó, cha mẹ cần chú ý dạy trẻ cách giao tiếp bằng mắt khi còn nhỏ.
Để dạy trẻ giao tiếp bằng mắt, cha mẹ hãy tạo ra tình huống, yêu cầu trẻ kể chuyện trong lúc mình quay đi hoặc nhìn xuống đất. Lặp lại yêu cầu tương tự nhưng cha mẹ nhìn trực tiếp vào mắt trẻ và mỉm cười. Sau đó hỏi cảm giác của trẻ về cuộc trò chuyện vừa rồi và chỉ ra sự quan trọng của ánh mắt trong giao tiếp.
Biết tôn trọng không gian riêng tư
Trẻ thường vô tư lại gần cha mẹ, người thân bất cứ lúc nào trẻ muốn mà không biết người thân cảm giác thế nào, có thoải mái hay không. Vì thế, biết tôn trọng không gian riêng tư cũng là một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ quan trọng mà các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ từ khi còn bé.
Phụ huynh có thể bắt đầu từ việc đặt ra các quy tắc đơn giản ngay trong gia đình, có nội dung liên quan đến vấn đề tôn trọng không gian cá nhân, điển hình như cần phải gõ cửa trước khi muốn vào phòng của bất kỳ ai, không tự ý chạm vào hoặc sử dụng những thứ không thuộc quyền sở hữu của mình… Đồng thời, cha mẹ hãy dạy trẻ biết giữ khoảng cách khi nói chuyện với người khác hoặc khi đang đứng xếp hàng. Để trẻ có thể hình dung và ghi nhớ một cách hiệu quả, cha mẹ nên tạo ra các tình huống giả định và cùng trẻ tham gia các tình huống ấy.
Biết tôn trọng không gian riêng tư
Biết phép lịch sự
Một kỹ năng xã hội cho trẻ khác cũng quan trọng không kém mà trẻ cần được chỉ dạy từ khi còn bé đó là biết phép lịch sự. Khi trẻ học được cách cư xử lịch sự sẽ thể hiện một điều rằng trẻ được giáo dục tốt, được mọi người tôn trọng, đặc biệt là lúc ở các nơi công cộng như trường học hoặc khi ở nhà bạn bè, thầy cô.
Để bắt đầu, cha mẹ có thể trở thành một “hình mẫu” về phép lịch sự để con học hỏi và noi gương theo. Cụ thể, hãy thường xuyên nói những mẫu câu như “không, xin cảm ơn”, “vâng, xin vui lòng” trước mặt trẻ mỗi ngày cũng như khi giao tiếp với người khác. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở khi con quên thể hiện phép lịch sự. Đồng thời, phụ huynh cũng cần khen ngợi khi trẻ biết cư xử đúng chừng mực với những người xung quanh.
Xem thêm: Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả
Biết phép lịch sự
Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)
Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là một trong những ngôi trường mầm non và tiểu học quốc tế dành cho học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi tọa lạc tại khu vực Bình Thạnh, TPHCM, Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh bởi:
- ISSP là trường quốc tế trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới.
- ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TPHCM được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges).
- Trường hiện cũng đang là trường ứng viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP) được công nhận toàn cầu.
Xem thêm: Danh sách 10 trường quốc tế tốt nhất TP. HCM 2022 – 2023
Trường Mầm Non và Tiểu Học Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)
Khi theo học tại Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl, trẻ sẽ có cơ hội được tiếp cận chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn của Mỹ kết hợp với một số tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và khung chương trình IB PYP. Bên cạnh những bài giảng lý thuyết, trẻ còn được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động sau giờ học có nội dung liên quan đến đa dạng các chủ đề khác nhau, giúp phát triển và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ cần thiết từ việc lắng nghe, chia sẻ, hợp tác… cho đến những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl luôn khuyến khích quý phụ huynh đến tham quan trường để trải nghiệm thực tế về cơ sở vật chất cũng như chương trình giảng dạy của trường. Để được tư vấn cụ thể hoặc đặt lịch tham quan trường, quý phụ huynh vui lòng bằng 2 cách dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Kỹ năng xã hội không phải tự nhiên mà có, mà cần phải trải qua quá trình học hỏi và rèn luyện chăm chỉ trong một thời gian dài. Thông qua bài viết, hy vọng quý phụ huynh có thể biết thêm cách hữu ích để dạy các kỹ năng xã hội cho trẻ ngay từ khi còn bé, để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện trong tương lai.
< Quay lại blog