Ký ức về cá vồ cờ tinh quái
Theo lão ngư Lê Xuân Phỉ (51 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM), hiện nay những loài cá trên sông Tiền, sông Hậu và một số lưu vực trên sông Mêkông ở địa phận nước ta, các loài cá quý ngày càng trở nên khan hiếm, vì bị ngư dân săn bắt ráo riết.
Một số loài đã bị tuyệt chủng; còn lại một số khác thì đã kịp chuyển đi nơi khác an toàn hơn trốn tránh những tay săn lùng “thủy quái” và để phù hợp hơn với môi trường sống của chúng.
Ở trên sông Sài Gòn cũng vậy, những câu chuyện về các loài cá khổng lồ chỉ còn xuất hiện trong những câu chuyện đậm màu sắc huyền thoại của người già kể cho con cháu nghe những lúc rảnh rỗi.
Với tình trạng dòng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, nạn khai thác bằng chất nổ, xung điện và nhiều phương pháp khai thác triệt để khác hầu như không còn cơ hội cho những loài cá này sống sót. Đó là một tổn thất lớn lao không chỉ cho những ngư dân mà còn cả thế hệ trẻ mai sau lớn lên trên sông Sài Gòn.
Trên con thuyền nhỏ chòng chành, ông Ngô Minh Tấn (65 tuổi), sống bằng nghề chài lưới trên sông Sài Gòn hàng chục năm nay kể lại câu chuyện truyền thuyết về loài cá vồ cờ.
Theo lời ông Tấn, đây là loài cá có trọng lượng không lớn lắm, tính tình vốn hiền lành nhưng nếu động đến nó thì những tay săn cá cừ nhất cũng phải khiếp sợ vì “đầu óc” khôn ranh như “quái vật thành tinh” của nó.
Theo nhiều tay sát cá lão luyện đánh giá thì đây là loại cá nước ngọt khỏe nhất thế giới được mệnh danh là cá mập nước ngọt và đây cũng là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Cá chìa vôi – loài cá quý hiếm trên sông Sài Gòn
Cũng theo ông Tấn, trước kia chẳng mấy ai dám săn bắt loài cá này vì độ hung tàn và có phần thiêng liêng của loài cá này. Và vì thế, cá vồ cờ cứ sống nhởn nhơ trong hang sâu, lâu ngày thân hình nó càng phát triển, có khi bằng cả một con lợn, nhiều tay bắt được những loại cá khác cả trăm kí nhưng khi nhắc cá vồ cờ vẫn lắc đầu ngao ngán.
Ông Tấn kể một giai thoại: Có người đã may mắn bắt được một con cá vồ cờ nhưng không đem bán lại xẻ thịt chia cho dân làng thì không ai dám nhận, ông đành phơi nắng làm khô. Người dân vì sợ oai linh của thần thánh nên đều khiếp sợ không dám ăn cá, sau đó ngư dân này tiếp tục buông lưới bắt cá thì không được cá được tôm, đành phải bỏ nghề.
Từ đó, ngư dân nào hễ thấy cá vồ cờ là quay mũi thuyền tránh hẳn, không dám động tới. Câu chuyện trên cũng là do ông Tấn nghe kể lại.
Thế nhưng, cho đến bây giờ, số lượng cá vồ cờ còn sót lại trên những dòng sông lớn cũng không biết được chính xác, vì con người vẫn bất chấp săn tìm nó ráo riết vì giá trị kinh tế cao. Nhiều ngư dân ấp ủ giấc mơ làm giàu nên quyết săn bắt cá vồ cờ cũng như những loài cá quý hiếm khác mong đổi đời.
Nhiều “thủy quái” có thể làm lật thuyền
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương, TP.HCM rồi đổ vào sông Đồng Nai. Chiều dài dòng sông chảy qua địa phận TP.HCM khoảng 80 km.
Cách đây hàng chục năm, khi điều kiện thiên nhiên còn thuận lợi, trên sông Sài Gòn xuất hiện nhiều loại cá khổng lồ như: Cá tra dầu, cá vồ cờ, cá sóc, cá leo… Cũng trên dòng sông này, nhiều ngư dân đã bắt được hoặc đã tận mắt chứng kiến nhiều loại cá khổng lồ có khả năng làm lật thuyền bất cứ lúc nào.
Nhiều ngư dân cao tuổi kể lại rằng, cách đây khoảng 50 năm, trên lưu vực sông Tiền, sông Hậu vốn là hai nhánh của sông Mêkông, loại cá tra dầu tầm 200kg nhiều vô kể. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, người dân bắt được những loài cá khổng lồ này rất nhiều, trung bình trọng lượng mỗi con khoảng vài chục kí cho đến trăm kí đếm không hết. Với một mẻ lưới, có khi ngư dân kéo được vài ba con cá tra dầu vài chục kí nhưng họ buộc phải thả xuống vì quá nặng, nếu cố kéo lên chúng sẽ quẫy đạp thì lật thuyền như chơi.
Bà Phạm Thị Tuyết, Viện Phát triển thủy sản ĐBSCL cho biết, hiện nay những loài cá hiếm trên sông Tiền và sông Hậu và các lưu vực khác trên sông Sài Gòn gần như là biến mất vì bị săn bắt quá nhiều. Cách đây vài chục năm, trên sông còn rất nhiều cá to nhưng người đi săn còn nhiều hơn cá, việc săn bắt không hợp lý đã vô tình tận diệt chúng.
Cá tra dầu ngư dân An Giang mới bắt được
Mới đây, người dân ở hai bên bờ sông Hậu, An Giang và hàng ngàn người dân khắp nơi đổ về nhà của một ngư dân tận mắt chứng kiến một con cá tra dầu nặng 72kg. Được biết, để bắt được con cá tra dầu khổng lồ này, người đàn ông cùng với gia đình phải vật lộn với nó hàng giờ liền mới đưa được nó lên bờ.
Ông kể lại, sáng ngày 6/7, ông và gia đình dong thuyền ra sông Hậu để thả lưới như mọi ngày, khi lưới đã buông được một đoạn ông phát hiện lưới nặng bất thường. Đoán chắc có cá lớn cắn câu, ông gọi các con cùng hợp sức kéo lưới, vừa nhìn thấy cái đầu cá nhô lên ông đã kinh hãi khi hàng chục năm qua làm nghề chài lưới, ông chưa từng thấy con cá nào to đến thế.
Sợ kéo lên cá sẽ chết nên ông cùng các con kéo lưới lại, để cá dưới nước rồi chèo thuyền vào bờ. Nhưng vì con cá quá lớn, và quẫy đạp liên tục, ông cùng các con phải rất vất vả cho thuyền chạy hết tốc lực đến hàng giờ sau mới vào được bờ.
Con cá có trọng lượng lên đến 72kg, dài 1,5m. Câu chuyện cá khổng lồ cách đây vài chục năm là chuyện bình thường nhưng với thời điểm hiện tại nó đã gây chấn động cả một vùng.
Ông Huỳnh Thanh Hồng, trưởng công an xã Quốc Thái, sau khi biết tin đã tìm đến nơi và ngỏ ý mua về làm cảnh, với giá 11 triệu đồng. Ông Hồng cho biết, ngoài việc nuôi làm cảnh như những loài cá khác, ông sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt góp phần để bảo vệ cho loài cá khổng lồ tưởng chỉ còn trong truyền thuyết này.
Nhưng sau khi biết đây là loài cá hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ông Hồng đã bàn giao lại cho cơ quan quản lý chuyên môn để có biện pháp bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, con cá khổng lồ đã chết vì kiệt sức sau 6 ngày bị đưa lên bờ với nhiều viết thương nghiêm trọng.
sống – Những loài cá khổng lồ trên sông Sài Gòn (Hình 3).” src=”https://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/107/nguoiduatin-2142122366-A2.jpg”>
Cá rồng nặng 150kg được ngư dân Cần Thơ bắt hồi tháng 2 vừa qua
Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước và nạn đánh bắt cá bừa bãi như hiện nay thì trong tương lai không xa, không chỉ những loài cá khổng lồ mà những loài cá thông thường khác cũng có khả năng biến mất là rất cao.
Các cơ quan chức năng cần có biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng trên, nâng cao ý thức của người dân làm nghề đánh bắt cá cần chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nước nhà, phục hồi lại những nguồn thủy sản đã hao hụt.
Nguyên Việt