Những loại rau củ nên trồng vào mùa xuân – Vườn thông minh

 

         Vào mùa xuân, thời tiết vẫn còn lạnh và ẩm ướt nên bạn vẫn có thể trồng các loại cây hàn đới và những cây ưa bóng râm và cây ưa khí hậu mát mẻ. Dưới đây là 7 loại rau củ nên trồng vào mùa xuân mà Vườn Thông Minh giúp bạn liệt kê:

1.  Rau dền.

 

tải xuống (9)

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 2, tháng 3

  • Thời gian sinh trưởng: 45 ngày

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  • Kỹ thuật trồng cây rau dền ta có thể gieo trực tiếp hoặc là trồng bằng cây con với khoảng cách trồng từ 5-7cm. Đất chuẩn bị trồng rau dền bạn mang bỏ vào khay, độ sâu từ 05 – 10cm.

  • Sau khi chuẩn bị đất trộn xong sẽ tiến hành gieo hạt giống rau dền bằng cách gieo hạt lên nền đất nhưng cần khoảng cách vì cây rau dền sinh trưởng mạnh, tốt nhanh. Nếu gieo quá dày rau dền sẽ nhỏ, cây phát triển không đều. Sau khi gieo xong cần lấp một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước cho đủ độ ẩm.

  • Trong những ngày đầu trồng cây rau dền bạn nên dùng bìa cứng đậy kín chỗ hạt gieo để cho hạt dễ nẩy mầm và cần tưới nước đều đặn vào sáng và chiều mát. Khi cây được 05 – 07 ngày, bạn có thể duy trì chế độ nước tưới 01 – 02 lần/ngày.

  • Vì là cây dễ phát triển nên rau dền cũng không cần quá nhiều chất đạm bạn chỉ cần bón lót kết hợp với làm đất, với liều lượng từ 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2. Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày lúc cây đã phục hồi nên bón thúc bằng phân urê pha thật loãng với liều lượng 4 kg/1.000m2.

  • Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị. Nhưng lưu ý khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.

  • Công dụng: đây là loại rau không chỉ có tác dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn có khả năng làm thuốc chữa bệnh rất tốt cho cơ thể ngăn ngừa tế bào ung thư do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine có trong rau dền. Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm táo bón, rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Ngoài ra, nước nấu từ lá cây rau dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.

 

 2. Cà rốt.

 

tải xuống (5)

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 1, tháng 2

  • Thời gian sinh trưởng: 4 tháng

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  • Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất.

  • Xử lý đất trước khi gieo hạt: Trước khi gieo hạt từ 2-3 ngày, cần xử lý đất bằng cách rải thuốc trừ sâu Diazan 10H hoặc Regent… và phun thuốc trừ bệnh Validacin, Anvil hoặc Tilt super… để diệt trừ côn trùng cắn phá rễ, thân (sùng trắng, sâu xám, sâu khoang) và các loại nấm gây thối rễ, củ.

  • Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, nhặt cỏ, lên luống rộng 1,0 – 1,2 m; cao 30 – 40 cm, rãnh rộng 20 – 30 cm.

  • Cà rốt để liền chân (không trồng cây con, mà gieo hạt rồi chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch), gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng khoảng 100 g/sào Bắc Bộ (tương đương 2,8 – 3,2 kg/ha).

  • Do hạt cà rốt có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên cần phải xử lý hạt giống và ủ thúc trước khi gieo. Cho hạt giống vào túi vải, vò kỹ cho gãy hết lông cứng. Sau đó, trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 – 3 ngày thì đem gieo, hạt sẽ mọc đều.

  • Gieo hạt xong, rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm.

  • Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) như sau: 300-500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15-20 kg lân supe + 20 kg đạm urê + 30 kg kali.

  • Phương pháp bón: Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ được tốt, không phát triển thân lá quá mức, nông dân nên tập trung bón lót là chủ yếu (50 – 60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần.

  • Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân + 10-12 kg phân đạm urê + 16-18 kg kali. Sau khi lên luống, rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.

+ Bón thúc lần 1: sau khi tỉa định cây, bón 6-8 kg urê + 4-5 kg kali.

+ Bón thúc lần 2: khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ (khoảng 60 – 65 ngày sau gieo), bón 2-3 kg urê + 6-8 kg kali.

  • Tưới nước: Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều. Khi cây cà rốt đã mọc, cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm (2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ và loại đất); đặc biệt là giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới nước từ các sông, ao, hồ không bị ô nhiễm.

  • Tỉa cây: Khi cây mọc cao 5-7cm, tiến hành tỉa lần 1, nhổ bớt những cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.

  • Xới xáo và vun luống: Cà rốt rất cần đất tơi xốp để phát triển củ. Vì vậy, một vụ cà rốt cần xới xáo và vun luống tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc.

 + Lần 1: Sau khi tỉa định cây, làm cỏ, xới xáo và vun nhẹ nhằm giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của củ.

 + Lần 2: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng cuốc vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.

  • Sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ. Áp dụng biện pháp IPM và phòng bệnh là chính. Khi mật độ sâu vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học (nhóm thảo mộc và nhóm vi sinh). Chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì. Cần theo dõi và phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu khoang, rệp…; bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc sương, thối khô củ (do nấm), thối ướt thân, củ (do vi khuẩn)…

  • Công dụng:

  • Cà rốt rất giàu beta-caroten, tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già.

  • Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Đối với những người tiêu thụ cà rốt thường xuyên, huyết áp của họ sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định và trong tầm kiểm soát.

  • hợp chất falcarinol trong cà rốt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người như gan, phổi và đại tràng.

  • Vitamin A trong cà rốt giúp làn da luôn mịn màng, sáng đẹp. Nếu thiếu hụt vitamin A, da và tóc sẽ bị khô quá mức. Cà rốt cũng giúp giảm hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt.

  • Cà rốt chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, chủ yếu là pectin, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

  • Cà rốt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin A, vì vậy, chúng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan. 

3. Cải xoăn.

images (1)

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 1

  • Thời gian sinh trưởng: 75 – 90 ngày

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  • Đất trồng cải xoăn Kale cần được làm kỹ, tơi xốp và có độ pH từ 5,5 – 6,8. Có thể bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7-10 ngày trước khi gieo trồng hạt giống để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

  • Trước khi gieo nên ngâm hạt với nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C trong khoảng thời gian từ 2 – 5 tiếng. Sau đó, vớt hạt ra rửa sạch, để ráo nước.

  • Đào những lỗ nhỏ sâu 1 – 1,5cm và cách nhau khoảng 15cm rồi gieo hạt cải xoăn vào. Phủ đất lên trên và tưới nước.

  • Tưới nước thường xuyên. Trong khi ươm mầm, lớp đất bề mặt có thể khô giữa những lần tưới nước, tuy nhiên không để đọng nước ở bề mặt đất. Khi cây đã nảy mầm, bạn tỉa bớt những cây yếu, nhỏ để tạo thêm không gian cho các cây còn lại.

  • Khi cây con cao khoảng 7 – 10cm bạn có thể bứng cây con trồng vào chậu hoặc thùng xốp. Trồng cây với khoảng cách cây cách cây 25cm, hàng cách hàng 30cm.

  • Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

  • Khi cây cao khoảng 10 – 15cm, tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê… Sau đó cứ 15 – 20 ngày tiến hành bón đợt tiếp theo. Khi bón phân kết hợp vui xới và nhổ cỏ cho cây.

  • Công dụng:

  • Cải xoăn có hàm lượng calo thấp, chất xơ cao và không chứa chất béo: Tác dụng của cải xoăn Kale đầu tiên phải kể đến đó chính là chứa nhiều chất xơ, hàm lượng calo thấp và không chứ chất béo. Cải xoăn kale có chứa 36g cale, 5g chất xơ và 0g chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, folate và magie… hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. 

  • Cải xoăn Kale có hàm lượng sắt cao: Sắt là yếu tố cần thiết cho sức khỏe, ví dụ như sắt hỗ trợ hình thành hemoglobin, enzyme, vận chuyển oxy đến các bộ phần khác của cơ thể, làm giảm tình trạng thiếu máu, tăng cường sự phát triển của tế bào, tăng cường chức năng gan và còn nhiều hơn thế nữa. Hàm lượng sắt chứa trong cải xoăn kale còn nhiều hơn cả trong thịt bò. 

  • Chứa hàm lượng vitamin K cao: Vitamin K là một chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư. Không chỉ vậy, vitamin K còn duy trì sự chắc khỏe của xương và chống đông máu. Đồng thời, vitamin K rất có lợi cho những người bị bệnh Alzheimer. 

  • Chứa các chất chống oxy hóa mạnh: Các chất chống oxy hóa có trong cải xoăn kale như: carotenoid, flavonoid giúp người sử dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng, sử dụng tác dụng của cải xoăn kale có thể điều trị ung thư nhưng nó có thể làm chậm tiến trình phát triển.  Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong cải xoăn còn làm tăng lượng sắc tố trên da, bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ thoái hóa da. 

  • Hỗ trợ tim mạch: một cốc nước ép cải xoăn cung cấp 10,4% lượng chất xơ cơ thể yêu cầu mỗi ngày, từ đó ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

  • Có hàm lượng vitamin A cao: Vitamin A được chứng minh rất tốt cho thị lực. Chúng ta thường sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như rau bina, cà rốt, cà chua, thịt bò… thì nay đã có thêm một loại thực phẩm nữa cung cấp nguồn vitamin A dồi dào đó chính là cải xoăn kale. Nó đáp ứng khoảng 133% lượng vitamin A mà bạn cần hàng ngày.

Chứa hàm lượng canxi cao Bạn biết không, hàm lượng caxi có trong cải xoăn kale còn nhiều hơn trong sữa nữa đó. Caxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương và duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy, đừng quên tận dụng tác dụng của cải xoăn kale để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình nhé.

 

4. Tỏi tây.

 

tải xuống (6)

  • Thời gian trồng thích hợp: tháng 3, tháng 4

  • Thời gian sinh trưởng: 90-120 ngày

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  • nên chọn đất có độ tơi, xốp, mềm, nhiều mùn. Đất phải thoát nước tốt, không chua, độ pH từ 6 – 6,5 là thích hợp.

  • Chọn giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác.

  • Sau khi gieo 15 ngày thì mọc, phần thân có màu trắng.

  • Lượng hạt giống gieo là 1g/0,5m2. Khi cây mọc, cần có mái che, tránh ánh nắng trực tiếp cho cây con.

  • Tỏi tây được trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì thì nhổ lên, cắt bớt một ít rễ và ngọn rồi đem trồng lên luống với mức sâu 5-8 cm. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm đều.

  • Bạn phải thường xuyên xới xáo đất mặt, nhổ cỏ dại và chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng và sâu khoang.

  • Công dụng:

  • Bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ cao huyết áp

  • Bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch.

  • Giàu chất chống oxy hóa giúp chống bệnh ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.

  • Phòng ngừa các bệnh viêm mãn tính

  • Cung cấp vitamin và khoáng chất tốt, giúp ngừa nguy cơ thiếu máu cho cơ thể.

5. Đậu đũa.

tải xuống (7)

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 2, tháng 3

  • Thời gian sinh trưởng: 45-60 ngày

  • Kỹ thật trồng và chăm sóc:

  • Đậu đũa có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt, giàu mùn và có độ pH từ 6-7. Cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25-35 độ C…Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…

  • Hạt giống trước khi đem gieo bạn nên ngâm nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C trong vòng 4 tiếng sau đó vớt ra và ủ vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi mới đem gieo vào khay.

  • Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm. Sau khi gieo hạt, lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 1cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

  • Ngày tưới nước 2 lần cho cây đậu đũa vào lúc sáng sớm và chiều tối.

  • Sau khi gieo hạt được khoảng 20-25 ngày thì tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 7-10 ngày tiến hành bón 1 đợt.

  • Khi cây cao được khoảng 15-20cm thì tiến hành làm giàn cho cây. Làm giàn tương tự như đậu cove.

Công dụng: Đậu đũa là món ăn được ưa chuộng của nhiều người, một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin A, protein, sắt, phốt pho, vitamin C… Ngoài giá trị dinh dưỡng về thực phẩm, đậu đũa còn là món ăn, bài thuốc có tác dụng cho một số bệnh về dạ dày, thận và tiết niệu.

 

 

6. Rau chân vịt( rau bina, cải bó xôi )

 

tải xuống (8)

 

  • Thời gian trồng thích hợp: tháng 1, tháng 2

  • Thời gian sinh trưởng: 35-50 ngày

  • Kỹ thật trồng và chăm sóc:

  • Trước hết cần chuẩn bị các vật tư: Thùng xốp hoặc chậu nhựa thông minh, đất dinh dưỡng (đất trồng rau bina phải tơi xốp, đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế), hạt giống rau chân vịt, bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

  • Tiếp theo, trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun  theo tỷ lệ 50% phân giun (hoặc 50% đất Tribat) với 50% đất phù sa. Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân giun vào thùng xốp hoặc chậu nhựa thông minh cách miệng chậu 2cm.

  • Trước khi gieo ngâm hạt rau chân vịt vào nước nóng (2 sôi, 3 lạnh) trong 3 – 4 giờ. Sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch, khi hạt róc nước thì đem gieo. Làm được như vậy thì hạt sẽ mọc nhanh, mọc đều và cây khỏe.

  • Trồng rau chân vịt có 2 cách: trồng cây con hoặc gieo hạt. Đối với phương pháp trồng cây con: trồng cây cách cây 15cm, hàng cách hàng 10-12cm. Còn khi gieo hạt: ngâm hạt 3-4 giờ trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch, khi hạt róc nước thì đem gieo, hạt giống được gieo hạt cách hạt 7cm, hàng cách hàng 10-12cm. Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 2cm.

  • Tưới nước: sau khi gieo hạt rau chân vịt, cần tưới nước mỗi ngày từ 1-2 lần, tùy theo thời tiết khí hậu và tính chất của đất. Sau khi rau mọc phải giữ ẩm thường xuyên. Dùng nước sạch để tưới, tốt nhất là nên dùng nước giếng khoan. Tưới nước bằng bình tưới, tưới kiểu phun mưa hoặc tưới rãnh tùy theo tình hình sinh trưởng của cây và điều kiện cụ thể của hộ gia đình.

  • Sau khi mọc 10-15 ngày xới kết hợp nhổ cỏ dại. Sau khi xới lần thứ nhất 10-15 ngày thì vun gốc kết hợp nhổ cỏ dại.

  • Khi cây rau có 2-3 lá thật người trồng nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc   ngâm phân giun vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lit nước sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây.

  • Công dụng:

  • Rau chân vịt có nhiều thành phần dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể như: vitamin A, C, D, E, K, cũng như những khoáng chất thiết yếu như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3. Đây là loại rau rất tốt cho tim vì có rất ít calo.

  • Những vi chất có trong rau bina có khả năng đẩy mạnh kiềm hóa, giúp phân giải những loại thức ăn có hàm lượng axit cao. Điều này sẽ giúp hạn chế bệnh béo phì.

  • Rau chân vịt chứa nhiều carotenoid, có khả năng bảo vệ mắt tránh xa các bệnh lý như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và thiếu vitamin A.

  • Lượng vitamin K có trong rau chân vịt có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, rau chân vịt còn chứa nhiều magie và canxi giúp xương chắc khỏe. Hơn thế nữa, hai loại vitamin A và vitamin C có trong rau chân vịt có khả năng hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu để giúp tránh bệnh xơ vữa động mạch.


7. Bí ngồi.

images (2)

  • Thời gian trồng thích hợp: tháng 2, tháng 3

  • Thời gian sinh trưởng: 65-70 ngày

  • Kỹ thật trồng và chăm sóc:

  • Trộn hỗn hợp đất + chất dinh dưỡng (đất tribat) vào trong thùng xốp hoặc chậu…. Sau đó tưới nước đủ ẩm. Trong thùng xốp hoặc chậu có bán kính rộng từ 12 – 15cm gieo 3 – 4 hạt, vùi hạt sâu khoảng 1,5cm. Sau đó phủ đất kín đợi hạt giống bí ngồi nảy mầm.

  • Khoảng 3 – 5 ngày sau khi gieo thì hạt bí ngồi nảy mầm. Cây con được khoảng 15 ngày thì chọn 1-2 cây khỏe để trồng, tỉa bớt cây xấu.

  • Cây có 2 lá thật khoảng 17 ngày, sau khi hạt giống bí ngồi nảy mầm thì bón phân vào gốc.

  • Bón bổ sung phân cho cây phát triển nhanh lúc cây được 22 ngày tuổi. Tiếp đó, cứ 16 ngày lại bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng mục một lần để cây mau ra hoa, đậu quả.

  • Cứ 16 ngày lại bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng mục một lần để cây mau ra hoa, đậu quả.

  • Nếu 32 ngày tuổi mà bí ngồi chưa ra hoa thì cần phải bổ sung thêm phân đạm, lân hòa tan với nước, tưới đều lên cây bí ngồi, quan trọng là chỗ ra nhánh hoa (cách gốc 5cm).

  • Vào buổi sáng, chiều mát thì tưới nước cho cây. Cần tưới đủ nước khi cây ra hoa, ra quả vì lúc này cây phải cung cấp đủ nước cho hoa để quả dễ đậu.

  • Không được bón phân khi bí ngồi đang ra hoa. Khi cây đã đậu quả thì nên tỉa bớt nhánh, cành hoa đực đi để cây tập trung nuôi trái.

Công dụng: chứa nhiều vitamin và các khoáng vi lượng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol, chống ung thư, giảm cân… Đây cũng là loại thực vật xanh lý tưởng có hình dáng lạ mắt, dễ thu hoạch để khuyến khích trẻ em bắt đầu làm quen với công việc vườn tược

Rate this post

Viết một bình luận