Những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam | AccHome

Cha ông chúng ta thường nói “đất vua, chùa làng”, ý nói là đất tốt. Xưa kia việc chọn đất là đình chùa là cực kỳ quan trọng đối với làng xã Việt nam. Chúng ta xem một câu “Toét mắt là tại hướng đình, cả làng toét mắt một mình em đâu”. Một nhận xét nữa tất cả các nơi thắng địa, tăng, đạo chiếm ba phần tư.

Trong phong thuỷ thì những con long xấu được chọn làm chùa (dương long hoặc long có loan đầu không đẹp, cô độc long…). Trong thực tế những vị sư nhất là trước kia thường có học vấn uyên thâm, việc hiểu biết về phong thuỷ cũng là đương nhiên, hơn nữa họ cũng phải chọn nơi phù hợp cho nhiều người tu luyện tạo duyên ban đầu là cần thiết.Vì thế hầu hết các chùa ngoài Bắc đều được chọn đất, mà cũng do thế đất bé nên chùa cũng bé. Sau này các tu sĩ đạo Thiên chúa họ cũng chọn đất nhưng không giống như cách thức truyền thống của người Việt, nhưng cũng rất hiệu quả, nên chúng ta cũng phải nhìn lại phương pháp của cha ông không phải là duy nhất và chưa chắc tốt nhất.

Một số chùa cổ ở Việt Nam có phong thuỷ đặc biệt

Chùa Yên tử

Chùa Hàm long (Bắc Ninh)

Chùa Bổ Đà (Bắc giang)

Chùa Thầy (Hà tây)

Chùa Hương (chú ý động hương tích – Nam thiên đệ nhất động)

Chùa Trấn Quốc (Hà nội)

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc giang)

Chùa Tiêu (Bắc ninh)

 

Đó đồng thời cũng là các chốn tổ lớn, xuất hiện nhiều cao tăng. Tất nhiên còn rất nhiều chùa có phong thuỷ đáng để chúng ta chiêm bái. Như tôi đã nói ở trên một số học học giả nhận xét “Các nơi thắng địa tăng, đạo chiếm phần đa”. Về phong thuỷ thì Việt Nam ta có rất nhiều thế đất, nhưng có một đặc điểm chung là sát khí lớn, vì vậy mà dễ phát võ nghiệp, nhìn tổng thể tuy nhiều nhưng chọn được thế hoàn mỹ khó vô cùng. Chùa làm trên những thế đất đó làm giảm sát khí, giữ được nguyên khí lâu dài cho đất nước.

Người phương Đông cho rằng con người là tinh hoa của trời đất, vì vậy mà đất bớt sát khí con người lành hơn, tính sát phạt giảm. Và các bạn thấy có những vùng phật giáo không thể vươn tới được là những vùng sát khí quá lớn (trừ vùng núi, trong phạm vi Việt Nam).

✅✅✅ Xem thêm : Cách cúng tại đền mẫu quốc tây thiên

Chùa Hương

 

Chùa Hương

 

Muốn vào được chùa Hương bạn sẽ đi qua một lộ trình khá thú vị, xuống thuyền ở bến Đục, đi dọc theo con suối Yến, ghé qua đền Trình, sau đến Thiên Trù. Tôi nhớ lại cảm xúc lần đầu đi chùa Hương, ngồi ở mạn thuyền ngắm hai dãy núi song hành với suối Yến. Trời đổ mưa xuân, giăng giăng trên các đỉnh núi, thì hình ảnh của các cao thủ võ lâm bay lượn trên các đỉnh núi, trong truyện của Kim Dung hiện ra trong óc tôi. Về hình thế Hương Tích có 98 đỉnh núi chầu vào, chỉ có duy nhất một đỉnh quay ra. Có thể nói đó là thế Viên thành La cục, được tạo ra bởi sơn mạch của dãy Hoàng Liên Sơn.

Tôi nhớ hình như sau Tết âm lịch vài ngày gì đó là đến lễ hội chùa Hương, kéo dài ba tháng. Khách thập phương kéo về nô nức, trên bến dưới thuyền rất đông vui. Nhưng nếu bạn thực sự muốn ngắm một danh lam thắng cảnh nổi tiếng này, bạn nên đi vào mùa không phải lễ hội lúc đó bạn mới có được cảm nhận rõ nét về chốn tu hành với Nam thiên đệ nhất động.

Chùa Thầy

 

chùa thầy

 

Chùa còn có một tên khác là Phật Tích (cần phân biệt với chùa Phật Tích Bắc Ninh cũng là chốn tùng lâm lớn), nằm ở dãy núi Sài Sơn. Nơi vị cao tăng Từ Đạo Hạnh tu hành và đắc đạo. Ông cũng đã dạy dân địa phương nhiều nghề trong đó có nghề múa rối nước khá đặc sắc của Việt Nam, chính vì vậy dân gọi tên chùa là Thầy để tưởng nhớ công ơn cao dày của ông.

Long mạch của chùa Thầy khá đặc biệt, gồm nhiều đốt núi đá nổi lên ở trên một khu vực đồng bằng rộng lớn. Đứng ở trên đỉnh của núi Thầy (cổng Trời) nhìn bao quát ta thấy dãy núi này hình dáng giống hệt một con rồng đùa giỡn trong mây. Phía đầu của nó người ta đặt một ngôi chùa chính, quay mặt ra một cái ao lớn gọi là Long Trì. Trong chùa hiện vẫn có tượng có cốt của Từ Đạo Hạnh. Nếu ta leo lên đỉnh núi Thầy, thấy có 1 cái hõm, ở đó người ta xây một ngôi chùa rất xinh xắn, bên cạnh có hang Thánh Hóa, trong hang còn dấu tích bàn chân, hay tay gì đó của Từ Đạo Hạnh trên vách đá. Chúng ta cũng có thể biết cảnh núi Thày qua tác phẩm để đời “Vũ trung tuỳ bút”.

Cố thượng toạ Thích Viên Thành đã từng chủ trì cả chùa Hương và chùa Thầy và nhiều chùa khác, ông là một trong số ít những vị sư ở ngoài bắc có nhiều đệ tử tu chuyên nghiêp. Tôi có duyên gặp ông hai lần, nói chuyện khá lâu và được biết ông là đệ tử của thầy Chân. Pháp tu của ông là Mật tông, được điểm đạo bởi giáo chủ của Phật giáo Bhu Tan. Còn về phần phong thuỷ đối với ông chỉ là pháp phương tiện thôi

Chùa Bổ Đà

 

Chùa Bổ Đà

 

Men theo con sông Cầu thơ mộng, hiền hoà từ nhà máy kính Đáp Cầu khoảng 7,8 cây là nơi ngôi chùa toạ lạc. Chỉ bước chân qua cổng thôi là ta như thấy lạc vào một thế giới hoàn toàn khác, chính xác hơn là trở về với quá khứ. Tường bằng đất nện rêu phong bao quanh chùa có đến 200 năm rồi, trong chùa mọi thứ đều cổ kính.

Ngôi chùa này là một ngôi chùa thờ Tam Giáo đích thực, biểu trưng bởi ba pho tượng của Thích Ca, Lão Tử, Không Tử, cùng được thờ phụng chung ở gian Tam Bảo. Ngôi chùa này còn nổi tiếng bởi vườn tháp có một không hai ở Việt nam, nó đặc biệt về số lượng tháp, ước chừng tới con số hàng trăm. Điều đó cũng chứng tỏ rằng nơi đây đã từng là chốn sơn môn lớn của nước ta.

Thế đất của chùa Bổ Đà tương tự như một con đại bàng lớn xà xuống, thực ra là huyệt kết Oa. Có quy chầu, voi chầu, hổ phục. Sư cụ ở chùa vừa mất năm vừa rồi, thọ khoảng 93-94 tuổi, cụ là người có đạo hạnh nổi tiếng không chỉ trong vùng này, này còn cả trong giới tăng ni ngoài Bắc. Trước đây cụ đã nói với tôi “cách đây 60 năm xung quanh vùng này là rừng rậm, vậy mà bây giờ xung quanh đây bây giờ còn vài cây bạch đàn nhỏ lưa thưa”. Tuy vậy khoảng đất của chùa thì cây cối um tùm xanh tốt.

✅✅✅ Xem thêm: Khi đi chơi đình láng hạ muốn xin lộc khấn thế nào xem tại đây

Chùa Hàm Long

 

Chùa Hàm Long

 

Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3-4 km, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm Long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc Ninh. Về thế đất tân long, huyệt kết oa, long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có tứ linh chầu vào.

Trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi “ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều.”

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận