Đột quỵ là bệnh rất nguy hiểm với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc… Việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh đột quỵ tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục.
Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và dẫn đến tử vong đột ngột. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn đột quỵ thì việc duy trì chế độ ăn lành mạnh rất cần thiết. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bị bệnh đột quỵ có rất nhiều điểm cần chú ý. Dưới đây là nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân đột quỵ mà bạn nên biết:
1. Những nguyên tắc ăn uống dành cho người bị bệnh đột quỵ
– Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa.
– Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no.
– Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê… Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém.
– Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…
Bệnh nhân đột quỵ nên tránh những thực phẩm muối đã chế biến sẵn,.. (Ảnh: Internet)
– Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn.
2. Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ
– Các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
– Vitamin và chất khoáng cũng rất quan trọng với người bị bệnh đột quỵ. Chúng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa…
– Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc.
2.1 Các chất cần hấp thụ nhiều trong chế độ ăn lý tưởng sau bị bệnh đột quỵ
– Trái cây và rau củ có khả năng làm giảm nguy cơ bị bệnh đột quỵ vì có chứa:
+ Chất chống oxy hóa làm giảm sự phá hủy mạch máu,
+ Potassium (kali) giúp kiểm soát huyết áp,
Vitamin và khoáng chất trong trái cây rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
+ Chất xơ làm giảm cholesterol,
+ Folate (có trong rau củ xanh sẫm) làm giảm nguy cơ bị bệnh đột quỵ.
– Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ, folate và các loại vitamin khác làm giảm nguy cơ đột quỵ.
– Nước.
2.2 Các chất cần hấp thụ vừa phải khi điều trị bệnh đột quỵ
– Thịt, thịt gà, cá: Chọn loại thịt nạc, loại bỏ mỡ, tách da ra khỏi thịt gà. Ăn các loại cá giàu chất béo sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
– Các sản phẩm từ sữa ít béo: Lượng canxi và kali có trong các sản phẩm này giúp kiểm soát huyết áp cũng như giảm nguy cơ đột quỵ.
2.3 Các chất cần hạn chế hấp thụ
Sau khi mắc bệnh đột quỵ, bệnh nhân cũng cần hạn chế một số chất dưới đây:
– Các chất béo không lành mạnh có trong các loại thực phẩm như bơ, mỡ lơn, các loại thịt có mỡ, bánh ngọt , thức ăn nhanh, đồ ăn vặt.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm gia tăng lượng cholesterol, làm tăng nguy cơ bị bệnh đột quỵ.
Thức ăn nhanh có chứa chất béo không lành mạnh người bệnh đột quỵ tuyệt đối không nên ăn (Ảnh: Internet)
– Việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân nên chọn các sản phẩm “không thêm muối” hay “ít muối”. Hạn chế ăn các món ăn vặt nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm mặn.
– Đồ uống có cồn vì cồn có khả năng phản ứng với một số loại thuốc và khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp.
Một số chú ý khi áp dụng nguyên tắc ăn cho người bị bệnh đột quỵ:
– Chia đều các bữa ăn trong một ngày,
– Cho người bệnh tự ăn nếu họ muốn,
– Khuyến khích bệnh nhân ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày,
– Theo dõi nếu bệnh nhân có bất kỳ vấn đề gì khi nhai hay nuốt.