Những Thông Tin Cơ Bản Liên Quan đến Cá Nhà Táng – Báo Khuyến Nông

Cá nhà táng là một trong số vài loài động vật có vú sống dưới biển. Chúng thuộc bộ Cá voi, phân bộ Cá voi có răng. Những con cá nhà táng đực trưởng thành có chiều dài cơ thể lên tới 20,5 m. Thông thường, những con đực dài 18 m sẽ nặng 54 tấn, con cái dài 12 m sẽ nặng 17 tấn. Vì thế, cá nhà táng là loài động vật có răng lớn nhất hành tinh. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về cá nhà táng qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhà táng 7

Đặc điểm cá nhà táng

Những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhà táng 8

Đối với những con cá nhà táng đực, phần đầu có thể chiếm 1/3 tổng chiều dài cơ thể của chúng. Phần đầu lớn giúp cá nhà táng trở thành động vật có bộ não lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh (bao gồm cả những sinh vật đã tuyệt chủng). Các nhà nghiên cứu cho biết, não của cá nhà táng nặng tới 8 kg, nặng gấp 5 lần não người bình thường. Tuy nhiên, loài vật này kém thông minh hơn cá heo và nhiều loài cá voi khác.

Ngoài ra, cá nhà táng cũng là động vật có vú lặn sâu nhất thế giới. Con mồi chủ yếu của loài động vật này là mực, bao gồm cả mực khổng lồ và mực sống ở Nam Cực. Để bắt được con mồi ưa thích, cá nhà táng khổng lồ cần lặn xuống độ sâu 3 km để tìm và bắt mồi trước khi bơi lên mặt nước.

Cá nhà táng có thể lặn sâu nhờ khả năng nín thở lên tới 90 phút. Cấu tạo cơ thể giúp cá nhà táng thích nghi tốt với sự biến thiên đột ngột về áp suất của nước. Lồng ngực linh hoạt giúp chúng tiết kiệm oxy và hạn chế hấp thụ nitơ. Ngoài ra, máu cá voi có lượng hồng cầu cao, giúp chúng mang thêm nhiều dưỡng khí.

Tuy có thể lặn sâu tới 3 km nhưng cá nhà táng thường chỉ lặn sâu 400 trong thời gian 35 phút. Giữa mỗi lần lặn sâu, cá nhà táng cần khoảng 8 – 10 phút nổi trên mặt nước để hít thở. Giống các loại cá voi khác, cá nhà táng lấy hơi dựa vào lỗ thở trên đỉnh đầu. Mỗi lần thở ra, chúng có thể đẩy nước biển lên cao hơn 2 m.

Cá nhà táng cũng là loài động vật tạo ra tiếng động lớn nhất hành tinh. Do thường xuyên săn mồi ở những vùng nước sâu nên cá nhà táng phát triển thính giác để định vị địa hình và tìm kiếm con mồi. Dựa vào âm thanh dội lại, chúng có thể xác định vật cản trong vùng biển tối hay phát hiện vị trí con mồi đang di chuyển..

Thời gian săn mồi chiếm phần lớn tổng thời gian sống của cá nhà táng. Để kích thước cơ thể đạt đến hơn 50 tấn, cá nhà táng cần tiêu thụ lượng thức ăn nặng bằng 3% tổng trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Khối lượng thực phẩm một con cá nhà táng ngốn hết trong một năm lên tới hơn 500 tấn.

Trên thực tế, hàm dưới của cá nhà táng rất hẹp. Chúng có 18 – 26 chiếc răng ở mỗi bên của hàm dưới và khớp với các lỗ nằm ở hàm trên. Răng cá nhà táng hình chóp nón, có thể đạt khối lượng tới 1 kg/chiếc. Các nhà nghiên cứu cho rằng, răng của cá nhà táng không giúp ích nhiều cho chúng trong việc săn mồi. Người ta phát hiện nhiều xác mực còn nguyên vẹn trong dạ dày của chúng.

Tuổi đời của cá nhà táng đạt 70 năm hoặc hơn. Loài vật này gần như không có kẻ thù trong tự nhiên. Tuy nhiên, một đàn cá voi sát thủ có thể hợp sức trong việc dìm chết một con cá voi con để ăn thịt. Thông thường, cá nhà táng chỉ đẻ một con/lứa. Chúng mang thai khoảng 14 – 16 tháng và nuôi con trong nhiều năm tiếp theo. Cá nhà táng cái sinh con theo chu kỳ 6 – 10 năm/lần.

Hệ tiêu hóa của cá nhà táng sản xuất long diên hương, chất quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo nước hoa. Long diên hương có mùi thơm rất đặc biệt – bao gồm mùi của đất, mùi biển và mùi động vật. Tuy nhiên, long diên hương giống hệt các chất bài tiết khác của cá voi khi ra khỏi cơ thể. Hiện tại, long diên hương được thay thế bằng vật liệu tổng hợp trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa.

Phân bổ cá nhà táng

Những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhà táng 9

Cá nhà táng nằm trong những loài có mức độ phân bổ toàn thế giới rộng nhất. Chúng ưa thích các vùng nước không đóng băng sâu hơn 1.000 mét (3.300 ft). Cả con đực và con cái đều sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới còn ở các vĩ độ cao hơn thì chỉ có cá đực hiện diện.

Cá nhà táng có mức độ hiện diện cao từ vùng cực cho tới xích đạo, ở tất cả các đại dương, kể cả các biển kín như Địa Trung Hải. Tuy nhiên con vật không xuất hiện ở biển Đen,và sự hiện diện của loài ở biển Đỏ thì chưa được xác định chắc chắn. Hai biển này có lối vào chật hẹp với độ sâu thấp và đây được cho là nguyên nhân của sự vắng bóng của cá nhà táng ở khu vực này. Đồng thời, các lớp nước phía dưới của biển Đen có hàm lượng ôxi cực kì thấp cùng như chứa nhiều các hơp chất lưu huỳnh tỉ như hiđrô sunphua.

Mật độ cá nhà táng tập trung cao hơn ở các vùng thềm lục địa và hẻm núi tạo ra bởi sự xói mòn của các dòng thủy lưu. Chúng cũng được tìm thấy ở các vùng biển sâu ngoài khơi, tuy nhiên ở những khu vực có thềm lục địa hẹp thì chúng thích quan quẩn gần bờ hơn và mật độ của con vật giảm nhanh chóng trong vùng biển có độ sâu 310–920 mét (1.020–3.020 ft). Vùng duyên hải với số lượng lớn cá nhà táng có thể kể tới như ở quần đảo Açores và đảo Dominica.

Sinh sản

Những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhà táng 10

Tuổi thọ của cá nhà táng có thể lên tới 70 hoặc hơn. Chúng là một đại diện của nhóm những loài theo xu hướng chon lọc K với chiến lược sinh sản thích hợp với môi trường có điều kiện ổn định, đặc trưng bởi tỉ lệ sinh thấp, cha mẹ chăm con kỹ lưỡng, trưởng thành muộn và tuổi thọ cao.

Quá trình cá nhà táng kết đôi chưa được hiểu biết tỏ tường. Hiện có những bằng chứng cho thấy cá đực có vai trò xã hội chiếm ưu thế nhưng chọn lựa của cá cái cũng có những ảnh hưởng đáng kể. Thai kỳ kéo dài từ 14 đến 16 tháng, mỗi lứa đẻ một con. Thời kỳ tiết sữa thì dao động từ 19 đến 42 tháng, tuy nhiên có một số ít cá nhà táng con đến 13 tuổi mới cai sữa. Cá con cũng có thể bú sữa của những con cá cái khác ngoài mẹ chúng.[15] Thông thường, cứ từ 3 đến 6 năm thì cá nhà táng mới sinh con một lần.

Cá nhà táng cái trưởng thành sinh dục vào khoảng 7 đến 13 tuổi trong khi cá đực thì vào 18 tuổi. Khi trưởng thành, cá đực di chuyển lên các khu vực có vĩ độ cao, nơi nước lạnh hơn và thức ăn phong phú hơn; trong khi con cái vẫn tiếp tục sống ở các khu vực có vĩ độ thấp. Cá đực đạt kích thước cơ thể lớn nhất vào lúc 50 tuổi.

Hành vi xã hội

Những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhà táng 11

Cá nhà táng cái thường đi thành từng đàn chừng 12 con trường thành cộng với con cái của chúng.Cá đực trưởng thành rời đàn khi chúng được từ 4 tới 21 tuổi. Cá đực trưởng thành đôi khi đi thành những nhóm có mối quan hệ lỏng lẻo với những con cá cùng tuổi và kích thước. Cá đực già thì chủ yếu sống đơn độc. Cá đực được ghi nhận là tụ tập với nhau ở gần bờ biển cùng với nhau, cho thấy rằng giữa chúng có mối quan hệ hợp tác ở một mức độ nào đó mà đến nay vẫn chưa được hiểu rõ.

Kẻ thù thông thường nhất của cá nhà táng (ngoại trừ con người) là cá hổ kình, nhưng cá voi hoa tiêu và cá hổ kình giả đôi khi cũng quấy nhiễu chúng.Cá hổ kình thường tập kích các bầy cá nhà táng cái, thường nhằm săn bắt những con non trong bầy. Nếu như bầy cá hổ kình quá đông, chúng cũng có thể làm thịt một con cá nhà táng cái trưởng thành. Cá nhà táng đực thì được cho là quá lớn và quá khỏe nên không thể bị cá hổ kình đe dọa và cũng không có kẻ thù nào ngoài con người. Khi bị tấn công, bầy cá nhà táng cái lập tức quây thành vòng tròn để bao bọc lấy các con con, đầu hướng vào trong và đuôi quay ra ngoài để quật vào mặt kẻ tấn công. Đôi khi cá cái quay đầu ra ngoài và chiến đấu với kẻ thù bằng hàm răng sắc nhọn. Đội hình này được đặt tên là “hoa cúc tây” và cũng được áp dụng để bảo vệ một thành viên bị thương trong bầy. Tập tính này được các tay săn cá voi tận dụng triệt để: họ cố tình làm bị thương một thành viên trong bầy cá nhà táng khiến cả bầy quây vòng lại một nơi và thế là bị hốt trọn ổ.

Săn mồi

Những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhà táng 12

Cá nhà táng thường lặn từ 300 đến 800 mét (980 đến 2.620 ft) và đôi khi đến 1–2 kilômét (3.300–6.600 ft) để kiếm ăn.Mỗi lần lặn như thế có thể kéo dài hơn 1 giờ. Thức ăn của chúng bao gồm vài loài động vật, đáng nói nhất là các loài mực khổng lồ, mực khổng lồ Nam Cực, bạch tuộc và nhiều loài cá như các loài cá đuối sống ở đáy nước; tuy nhiên phần chủ yếu trong thực đơn của cá nhà táng là các loài mực ống có kích thước trung bình. Đôi khi một số con vật xui xẻo cũng vô tình bị cá nhà táng nuốt phải cùng với con mồi. Và, phần lớn những thông tin về các loài mực ở biển sâu có được từ việc nghiên cứu những mẩu xác nằm trong bụng cá nhà táng, mặc dù các nghiên cứu gần đây tập trung vào phân của con vật. Một nghiên cứu tại quần đảo Galápagos cho thấy các chi mực Histioteuthis (62%), Ancistrocheirus (16%) và Octopoteuthis (7%) nặng khoảng 12 và 650 gam (0,026 và 1,433 lb) là nạn nhân chủ yếu nhất của cá nhà táng. Việc cá nhà táng săn bắt mực khổng lồ Nam Cực (một loài mực có thể nặng gần 500 kilôgam (1.100 lb)) chưa từng được chứng kiến nhưng các vết sẹo trên da cá nhà táng như trong hình trên rất có thể là do loài mực này gây ra khi con vật có gắng chống trả lại kẻ săn bắt mình. Một nghiên cứu xuất bản và năm 2010 cho thấy có những bằng chứng ám chỉ rằng cá nhà táng cái có thể hợp tác với nhau khi săn bắt những con mực Humboldt.

Trong một nghiên cứu trước đó, khảo sát về những con cá nhà táng bị bắt ở eo biển Cook bởi các tàu săn cá voi của Tân Tây Lan, tỉ lệ khối lượng mực: cá trong thức ăn là 1,69:1.Đôi khi, cá nhà táng cũng tiện tay “thuổng” cá tại khu vực hoạt động của các tàu câu dầm, tỉ như các loài cá than và cá vược Chile. Những ngư dân câu dầm ở Vịnh Alaska than phiền rằng cá nhà táng thường xuyên mò lại các khu vực câu dầm của họ để “chôm chỉa” vì lượng cá tập trung nhiều ở đây giúp chúng không phải cất công đi kiếm mồi. Tuy nhiên, tính ra thì số cá ăn trộm được không đáng là bao so với nhu cầu của con vật. Trong một đoạn phim, một con cá nhà táng đực đã “nảy” trong một thời gian rất dài để bắt cá. Loài cá mập miệng to, một loại cá mập lớn và hiếm ở vùng biển sâu, cũng được cho là nằm trong thực đơn của cá nhà táng. Cá mập miệng to từng được quan sát thấy là bị vờn hay bị tấn công bởi ba con cá nhà táng.

Sức ăn của cá nhà táng phải nói là đạt tầm cỡ phi thường, cụ thể mỗi ngày chúng tiêu thụ một lượng thức ăn nặng bằng 3 phần trăm trọng lượng cơ thể của mình. Khối lượng thực phẩm hàng năm mà cá nhà táng tuồn vào miệng lên tới 100.000.000 tấn thiếu (91.000.000 t) — lớn hơn cả số lượng hải sản mà con người tiêu thụ trong cùng thời gian.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao đầu cá nhà táng có kích thước quá lớn so với hàm dưới của nó. Một giả thuyết cho rằng khả năng định vị bằng tiếng vọng dùng trong việc săn mồi của con vật là nguyên nhân khiến đầu của chúng to như vậy. Tuy nhiên, các loại mực – con mồi chính của cá nhà táng – thì lại có đặc tính âm học quá giống với nước khiến cho âm thanh không thể dội lại một cách hiệu quả được. Cấu trúc môi phát âm trên đầu cá nhà táng có thể tạo ra một source level lên tới hơn 230 decibels re 1 micropascal tạu một khoảng cách 1 mét (3,3 ft) – nói cách khác đó là loại âm thanh lớn nhất do một động vật có thể tạo ra, lớn hơn 10–14 dB so với tiếng súng trường loại mạnh nghe từ khoảng cách 1 mét (3,3 ft). Một giả thuyết khác cho rằng tiếng động đó được tạo ra để gây choáng váng cho con mồi, tuy nhiên các thí nghiệm tạo ra âm thanh tương tự không gây ra được thương tổn mong muốn trên mục tiêu.

Long diên hương của cá nhà táng được cho là hình thành bởi những mảng mai mực nằm kẹt trong bụng con vật, theo nguyên lý giống như là hình thành ngọc trai. Cụ thể, những mảnh mai mực đã gây kích thích ruột non của cá nhà táng và kích hoạt quá trình tiết ra một chất bôi trơn trong ruột con vật.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá nhà táng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cá nhà táng bạn nhé!

Rate this post

Viết một bình luận