Những triệu chứng bệnh phỏng dạ dễ nhận biết nhất
Bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng lành tính, nhưng gây cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Cần nhận biết sớm những triệu chứng bệnh phỏng dạ để có phương pháp chăm sóc đúng cách, kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng da do virus varicellar-zoster gây ra, một loại virus gây bệnh thủy đậu. Loại virus này có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, và bệnh zona ở người lớn.
Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm và thường lây lan nhanh chóng vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt, kèm theo sức đề kháng của con người bị giảm sút là thời cơ để virus này xâm nhập.
Triệu chứng nhận biết qua từng giai đoạn
Bệnh phỏng dạ được chia thành nhiều giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Cần nắm rõ những triệu chứng phỏng dạ sớm và chính xác nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả.
+ Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn bắt đầu tiếp xúc với nguồn gây bệnh, đa phần bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu gì. Giai đoạn này thường kéo dài từ 7 – 10 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh.
+ Giai đoạn toàn phát
Sau thời gian ủ bệnh bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi và những nốt ban đỏ trên da mọc ở nhiều vị trí. Sau khoảng 1 – 2 ngày những nốt mụn này bắt đầu có những nốt phỏng nước hình trong, đường kính từ 1 – 3mm. Các mụn này gây ngứa, nóng rát và rất khó chịu.
Những mụn nước xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể và không tập trung ở vị trí đặc biệt nào. Biểu hiện đặc trưng của mụn phỏng dạ là mụn có nhiều độ tuổi như: mụn đỏ, mụn nước, mụn đã kết vảy…
Triệu chứng phỏng dạ qua từng giai đoạn
+ Giai đoạn thoái trào
Sau 4 – 5 ngày phát bệnh, mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô miệng và đóng vảy. Giai đoạn này rất dễ bị nhiễm trùng nên cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để lại sẹo thâm và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Con đường lây nhiễm
Bệnh phỏng dạ là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiếp xúc. Khi vô tình chạm vào mụn vỡ, nuốt phải dịch tiết nước bọt của người bệnh qua đường hô hấp. Như khi người bệnh ho, hắt hơi hay đơn giản chỉ là nói chuyện.
Ngoài ra, bệnh phỏng dạ còn lây truyền khi sử dụng chung đồ cá nhân như: khăn mặt, quần áo, bát, đũa, chăn màn…
Biến chứng của bệnh
Bệnh phỏng dạ là bệnh lành tính thường sau 10 – 13 ngày điều trị tại nhà bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách:
• Trong thời gian thoái trào của bệnh những mụn nước vỡ ra, nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm trùng khiến tổn thương lan rộng.
• Sốt cao dẫn đến co giật, ảnh hưởng đến não bộ như viêm màng não, rối loạn thị giác, rung giật nhãn cầu… Những biến chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, rất ít trường hợp người lớn gặp phải biến chứng này.
• Viêm phổi phỏng dạ biến chứng này thường xảy ra sau 3 – 4 ngày mắc bệnh và thường mắc ở người lớn tuổi. Biểu hiện ho ra máu, khó thở, nhịp tim đập nhanh.
• Phụ nữ mang thai nếu mắc phải những biểu hiện phỏng dạ có thể lây nhiễm sang con. Gây dị tật bẩm sinh, chết lưu thai.
• Viêm tai giữa, viêm thanh quản nếu mụn mọc ở khu vực này gây nhiễm trùng, sưng tấy mà không được vệ sinh sạch sẽ.
Chăm sóc và điều trị người bị phỏng dạ như thế nào
Bệnh phỏng dạ cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, đa phần chỉ hỗ trợ điều trị những dấu hiệu. Các trường hợp nặng xảy ra biến chứng cần được điều trị tại bệnh viện, còn thông thường chỉ sau 10 – 15 ngày xử trí tại nhà bệnh sẽ khỏi.
Khi điều trị tại nhà cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, tắm rửa hàng ngày. Không gãi hay chà sát làm các mụn nước bị vỡ, nhiễm trùng và khó lành bệnh hơn. Bạn cần chủ động cách ly với những người thân trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Bôi xanh methylen khi có những dấu hiệu phỏng dạ đầu tiên
Trong thời gian này người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc ở những nơi có thời tiết nóng bức, khói bụi. Ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin A, B, E… cùng các khoáng chất cần thiết. Nhằm tăng cường sức đề kháng. Kiêng một số loại thực phẩm như cá, trứng, tôm, rau muống, bia, rượu… để bệnh mau khỏi và không để lại sẹo xấu.
Cẩn thận với những bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian không những tốt mà còn rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải cơ địa người nào cũng có thể áp dụng những bài thuốc này. Tốt nhất trước khi sử dụng một phương pháp điều trị nào đó cần hỏi ý kiến của các bác sĩ.
Trong dân gian khi bắt đầu xuất hiện biểu hiện phỏng dạ, người xưa thường dùng lá tre, lá kinh giới, cỏ mực… đun nước để tắm. Và thực tế chúng rất hiệu quả với người bị các bệnh ngoài da như phỏng dạ, ngứa ngáy, dị ứng… Các loai thảo dược này có chứa các loại kháng sinh tự nhiên, tính mát, thải độc tốt giúp giảm ngứa ngáy, khô miệng những mụn nước nhanh chóng.
Cách phòng ngừa bệnh phỏng dạ
Tiêm chủng ngừa vacxin phỏng dạ là biện pháp hiệu quả lâu dài nhất hiện nay. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ cần chú ý lịch tiêm phòng vacxin để không bỏ lỡ, tiêm đúng liều lượng quy định. Nếu có tiếp xúc với người mắc bệnh phỏng dạ cần đeo khẩu trang và rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn.
Tiêm phòng cho trẻ là cách hiệu quả lâu dài phòng bệnh phỏng dạ
Trong 3 ngày đầu sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn gây bệnh cần đến cơ sở tiêm phòng dịch vụ tiêm ngừa. Người bệnh cần chủ động cách ly bản thân trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
>> Có thể bạn quan tâm: