Những yêu tố kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên

Kỳ ảo là một thể loại văn học nghệ thuật trong đó phép thuật và các yếu tố siêu nhiên khác được sử dụng làm đề tài, cốt truyện hay bối cảnh. … Trong nghĩa rộng của nó, kỳ ảo bao gồm công trình của nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà làm phim, nhạc sĩ, từ thần thoại và truyền thuyết cổ xưa cho đến những tác phẩm đương đại.

Nội dung chính

  • I. Dàn ý phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Chuẩn)
  • II. Bài văn mẫu Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Chuẩn)
  • Video liên quan

Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. … Những  chúng ta sờ, nghe, thấy được tổng hợp bằng tưởng tượng để tạo ra một “bức tranh toàn cảnh”.

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

#Châu’s ngốc

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật mà có tính chất hoang đường, kì lạ. Những chi tiết tưởng tượng kì ảo thường xuất hiện trong các truyền thuyết, truyện cổ tích, thần thoại… Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, nhằm giải thích những sự việc, sự kiện chưa thể giải thích theo cách thông thường, cũng có khi là để thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trò làm tăng tính chất kì lạ và đẹp đẽ của nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ. Việc tưởng tượng ra Âu Cơ sinh bọc trăm trứng là một cách lí giải đẹp đẽ và cao quý nguồn gốc của dân tộc Việt. Qua việc thần kì hóa nguồn gốc dân tộc, người thời xưa muốn nhắn nhủ thế hệ sau phải biết tự hào và tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng kì ảo còn giúp cho câu chuyện thêm sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người nghe.

Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên phản ánh phần nào trình độ nhận thức lịch sử sơ khai của người Việt cổ, đồng thời cho thấy khả năng tưởng tượng phong phú của họ.

Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có nhiều chi tiết xuất phát từ trí tưởng tượng của người dân nhưng cơ bản đã giải thích khá rõ và tô đậm vẻ đẹp của dân tộc Việt. Nội dung của truyện đã thể hiện lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý nguyện thống nhất đất nước của người Việt xa xưa. Con cháu người Việt dù sống ở bất cứ nơi đâu trên đất nước đều là con cháu của vua Hùng, có chung một dòng dõi đó là con Rồng cháu Tiên. Hai tiếng đồng bào thân thương cũng xuất phát từ câu chuyện này, do vậy những ai cùng chung nguồn gốc Lạc Việt, cùng mang tiếng đồng bào đều phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Những yêu tố kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên

a, Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ:

   – Lạc Long Quân, là vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, vị thần có mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch.

   – Nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc, xinh đẹp tuyệt trần.

   – Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.

   – Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.

b, Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất cao quý

   – Lạc Long Quân là thần, Âu Cơ là tiên.

   – Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

   – Người Việt thường xưng là có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

I. Dàn ý phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Chuẩn)

1. Mở bài

– Truyền thuyết không chỉ mang tính giải trí mà còn mang theo trong mình những bài học nhân văn sâu sắc, hướng con người đến những tư tưởng tốt đẹp, rèn luyện các phẩm chất đạo đức đáng quý.
– Con Rồng cháu Tiên hẳn cũng là một truyền thuyết không mấy xa lạ gì với mỗi chúng ta, câu chuyện kể về sự tích Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và đó chính là nguồn gốc của người Việt ta sau này, với nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, có ý nghĩa sâu sắc.

2. Thân bài

* Xuất thân của Lạc Long Quân và Âu Cơ:– Lạc Long Quân là con của Thần Long Nữ (thuộc họ Rồng thường cư ngụ dưới nước), có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch, lại tiêu diệt được nhiều loại yêu quái, trợ giúp nhân dân làm ăn.- Âu Cơ lại là con gái của Thần Nông (vị thần cai quản nông nghiệp trên cạn), xinh đẹp tuyệt trần.

=> Tạo tiền đề trân quý cho nguồn gốc của người Việt, cũng như tăng thêm phần lãng mạn, đẹp đẽ cho truyền thuyết.

* Việc Âu Cơ sinh bọc trăm trứng:– Tô đậm thêm sự thần thánh và khác biệt giữa người và thần trong việc duy trì hậu duệ.

– Nhấn mạnh nguồn gốc của người Việt là thuộc giống Rồng, và sự phi thường của Âu Cơ, thuộc giống Tiên khi có thể sinh hạ hàng trăm con như vậy.

* Nguồn gốc người Việt:– Hai vợ chồng Lạc Long Quân – Âu Cơ mỗi người dẫn 50 con đi về một phương, người dưới nước kẻ trên cạn cùng cai trị, điều ấy thể hiện sự thống nhất của tự nhiên, rằng anh em bốn bể một nhà, hết sức đoàn kết lẫn nhau.- Những người con theo Âu Cơ chính là tổ tiên của người Việt bây giờ, trong đó người con cả chính là vua Hùng Vương thứ nhất.

=> Lý giải nguồn gốc của người Việt bằng tình tiết thần kỳ, góp phần thần thánh hóa, ca ngợi vẻ đẹp của tổ tiên, tô đậm thêm sự linh thiêng hiển hách, là lòng tự hào, tôn kính sâu sắc đối với tổ tiên của nhân dân ta.

3. Kết bài

– Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết hay với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo nhằm tô đậm vẻ đẹp thần thánh, liêng thiêng của tổ tiên người Việt.
– Thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào, lòng tôn kính, yêu thương, thống nhất nguồn cội của người Việt cổ, tất cả người Việt Nam đều mang dòng máu lạc hồng, là con cháu vua Hùng, là hậu duệ của giống Rồng Tiên tốt đẹp và vô cùng cao quý.

II. Bài văn mẫu Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Chuẩn)

Những câu chuyện truyền thuyết, các truyện cổ tích đã trở nên quá đỗi quen thuộc thông qua lời kể ngọt ngào của bà của mẹ. Đó là một tuổi thơ, là một trong những hồi ức tươi đẹp, bởi truyền thuyết không chỉ mang tính giải trí mà còn mang theo trong mình những bài học nhân văn sâu sắc, giáo dục cho chúng ta về nguồn gốc của sự vật, của con người, về đạo lý làm người, về cách đối nhân xử thế. Từ đó hướng con người đến những tư tưởng tốt đẹp, rèn luyện các phẩm chất đạo đức đáng quý như lòng tôn kính ông bà tổ tiên, nguồn cội, lòng hướng thiện, biết sống tình nghĩa, yêu thương con người,… Con Rồng cháu Tiên hẳn cũng là một truyền thuyết không mấy xa lạ gì với mỗi chúng ta, câu chuyện kể về sự tích Cha Lạc Long Quân và mẹ u Cơ sinh ra bọc trăm trứng và đó chính là nguồn gốc của người Việt ta sau này, với nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, có ý nghĩa sâu sắc.

Trong các truyền thuyết thì yếu tố hoang đường kì ảo thường là gia vị không thể thiếu nhằm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời còn thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn sùng, niềm tin của nhân dân vào các đấng thần linh với sức mạnh, tài phép phi thường. Đó là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng dân tộc của cộng đồng người Việt từ xa xưa đến nay, niềm tin ấy giúp con người cảm thấy hạnh phúc, an toàn và tích cực hơn trong cuộc sống, đồng thời hướng người ta đi theo những tư tưởng tốt đẹp…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên tại đây.

Dàn ý phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên sẽ giúp các bạn hiểu được vai trò của những yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong biểu đạt, truyền tải nội dung, thông điệp, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Dàn ý phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng Dàn ý vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám Chỉ ra và phân tích những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám Phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện Tấm Cám Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Rate this post

Viết một bình luận