Nói giảm, nói tránh là gì? – Thư viện khoa học

Advertisement

Trong cách dùng từ, biện pháp tu từ trong ngữ pháp tiếng Việt có một biện pháp giúp đoạn văn, lời nói giảm bớt mức độ cảm xúc, tình cảm là biện pháp nói giảm, nói tránh. 

Khái niệm nói giảm, nói tránh

Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm, nói tránh: Nếu trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Ví dụ nói giảm nói tránh

Ví dụ 1:

      Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

( Trích bài thơ Bác ơi – Tố Hữu)

Từ “đi” là phép tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương, mất mát cho người dân Việt Nam.

Ví dụ 2:

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. ( Trích tác phẩm những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng).

Từ “bầu sữa” dùng cách diễn đạt tế nhị để tránh sự thô tục, thiếu lịch sự và gợi cảm xúc thân thương, trìu mến khi nói về mẹ.

Những cách nói giảm nói tránh

Có 4 cách mà chúng ta có thể áp dụng biện pháp tu từ này khi làm văn gồm:

Dùng các từ đồng nghĩa đặc biệt là từ Hán – Việt

Ví dụ: Bà cụ đã chết rồi  => Bà cụ đã quy tiên rồi.

Dùng cách nói vòng

 Ví dụ: Anh còn kém lắm  => Anh cần phải cố gắng hơn nữa.

Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa

Ví dụ: Bức tranh này anh vẽ xấu lắm => Bức tranh này anh vẽ chưa được đẹp lắm.

Dùng cách nói trống(tỉnh lược)

Ví dụ: Anh ấy bị thương nặng thế thì không còn sống được lâu nữa đâu chị à  => Anh ấy (…) thế thì không( …) được lâu nữa đâu chị à.

Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh

  • Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.

  • Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao.

  • Khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, gốp ý.

Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh

  • Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.

  • Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biện bản cuộc họp…

Bài tập minh họa nói giảm nói tránh

Bài tập 1: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào sử dụng cách nói giảm nói tránh

a1: Anh phải hòa nhã với bạn bè.

a2: Anh nên hòa nhã với bạn bè.

b1: Xin đừng hút thuốc trong phòng.

b2: Cấm hút thuốc trong phòng.

c1: Nói như thế là thiếu thiện ý.

c2: Nó nói như vậy là ác ý

d1: Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

d2: Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Đáp án: Những câu in đậm là câu sử dụng cách nói giảm nói tránh.

Bài tập 2: Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt ít nhất 3 câu.

Đáp án:

(1) Bố mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

(2) Cậu cố gắng luyện chữ cho đẹp hơn nhé.

(3) Các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.

(4) Bố của bạn Trâm Anh đã qua đời lúc sáng này rồi.

(5) Bài văn này em làm chưa được đúng ý lắm.

Kết luận: Nói giảm nói tránh là kỹ năng mềm trong giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, người thân, bạn bè… Vì vậy các bạn nên áp dụng trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp nhất.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận